Hình ảnh người bà và kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy
Hình ảnh người bà gắn với thế giới bình yên cổ tích, với không gian làng quê, với những hành vi hiếu động của tuổi thơ, những kỉ niệm xa xôi của một thời. 1. Mở bài - Giới thiệu về Nguyễn Duy và bài thơ Đò Lèn. - Nêu vấn đề: Bài thơ được cấu tứ theo mạch ...
Hình ảnh người bà gắn với thế giới bình yên cổ tích, với không gian làng quê, với những hành vi hiếu động của tuổi thơ, những kỉ niệm xa xôi của một thời.
1. Mở bài
- Giới thiệu về Nguyễn Duy và bài thơ Đò Lèn.
- Nêu vấn đề: Bài thơ được cấu tứ theo mạch hồi tưởng, những mẩu kí ức lần lượt hiện lên làm sống dậy một quãng đời tuổi thơ của Nguyễn Duy, trong đó sâu đậm nhất là hình ảnh người bà.
2. Thân bài
- Kí ức tuổi thơ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo nên sự sống động, chân thực cho hình ảnh và cảm xúc của bài thơ.
+ Kí ức tuổi thơ gắn với khung cảnh, không khí "quê ngoại" (đền, chùa, con sông, những cánh đồng, những năm tháng yên bình, lam lũ, những ngày chiến tranh,...), với những kỉ niêm (câu cá, bắt chim, hái quả, đi chợ, đi hội,...), với hình ảnh người bà (đi chợ, lẽ chùa, xúc tép mò cua, bán trứng,...).
+ Kí ức tuổi thơ gắn với những cảm giác, ấn tượng, suy nghĩ ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên của tuổi nhỏ.
- Sức ám ảnh và cuốn hút của hình ảnh người bà là một điểm đặc sắc khiến bài thơ có sức tác động mạnh mẽ, sâu xa đối với tâm hồn người đọc.
+
+ Nhưng in đậm hơn trong tâm trí người cháu là hình ảnh người bà đơn độc và mạnh mẽ trong cuộc sống lam lũ, bần hàn (năm đói), trong những bất hạnh, tai ương hay thách thức tồn vong của làng quê, gia đình, bà và cháu (bom Mĩ giội). Ở đây, hình ảnh người bà cũng ám ảnh, cuốn hút như hình ảnh người mẹ trong Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...
+ Sức ám ảnh, cuốn hút của hình tượng người bà trong Đò Lèn, như vậy, chủ yếu được gợi lên từ hình ảnh một người bà rất gần, rất thực trong một thế giới pha trộn giữa cái hoang tưởng ngọt ngào với cái thực tế trần trụi, nhuốm vị chua chát. Cái nhìn của nhà thơ là cái nhìn tỉnh táo của một người từng trải, trưởng thành - cái nhìn tìm kiếm cái đẹp, cái thiêng trong sự giải thiêng.
- Cái hay của bài thơ là ở ấn tượng và suy nghĩ của nhânvật trữ tình (ấn tượng: chân đất đi đêm, màu huệ trắng, trầm thơm, bóng cô đồng lảo đảo, bước chân bà thập thững những đêm hàn, củ dong riềng luộc sượng...; những ý nghĩ trong suốt giữa hai bờ hư - thực về người bà và tiên, Phật, thánh thần và sự vỡ lẽ về những sự thực trần trụi của đời sống,...). Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự láng kết của những giá trị vĩnh hằng. Những xúc cảmchân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phơng vị thơ cổ điển phương Đông.
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, ấn tượng của cá nhân về vẻ đẹp của bài thơ.