Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan trên đây là cách thức để nhà văn vạch rõ tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên khi đó. 1. Mở bài - Giới thiệu ...
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan trên đây là cách thức để nhà văn vạch rõ tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên khi đó.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tinh thần thể dục.
- Khẳng định truyện Tinh thần thể dục chứa đựng những nét đặc sắc của một truyện ngắn trào phúng, thể hiện tài năng viết truyện của Nguyễn Công Hoan.
2. Thân bài
a) Phân tích những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện Tinh thần thể dục
- Thể loại: truyện ngắn trào phúng.
- Xây dựng mâu thuẫn trào phúng: mâu thuẫn giữa mục đích bề ngoài là rất tốt đẹp (vì sức khoẻ là niềm vui của con người; tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ là một việc làm vô cùng cần thiết) với thực chất bịp bợm (là tai hoạ, là điêu đứng, đói khát, thậm chí là ốm, chết) của chính sách thể thao thể dục của chính quyền thực dân.
- Nghệ thuật trần thuật: Tác phẩm giống như một kịch bản nhiều cảnh, nhiều nhàn vật với lời lẽ, giọng điệu khác nhau. Tất cả đều thể hiện mâu thuẫn trào phúng và chủ đề của tác phẩm.
- Các chi tiết trào phúng: một mặt tô đậm thêm mâu thuẫn trào phúng để gây cười, mặt khác tạo cảm giác chân thật. Ví dụ các chi tiết: lời van xin của bác Phô gái, cử chỉ hối lộ của bà cụ phó Bính, lời chửi đổng của ông lí,...
- Ngôn ngữ, giọng điệu: sử dụng lời nói giễu nhại, tức là giọng bắt chước, để châm biếm (giọng văn hành chính trong tờ trát của quan huyện; giọng sách nhiễu và nạt nộ của lí trưởng với những người dân vô phúc có tên trong danh sách phải đi xem đá bóng; giọng lạy lục, van xin hoặc nài nỉ, nịnh bợ của anh Mịch, bác Phô gái hay bà cụ phó Bính với ông lí,...).
b) Đánh giá
3. Kết bài
Khẳng định tài năng bậc thầy trong nghệ thuật viết truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan.