Về một bài thơ mới Việt Nam (1932 - 1945) mà anh (chị) yêu thích.
Không còn gì ngoài tiếng đàn đang thả từng giọt âm thanh não nề. Sương bạc, đêm khuya là thính giả của đêm nhạc cũng lặng thinh và nín thở. Nhà thơ ngước nhìn lên và rồi chợt nhận ra rằng sao Khuê đang bị mờ dần bởi mối sầu âm nhạc. Lúc này giọng đàn sầu não đã chiếm lĩnh cả những vì tinh tú. Vũ ...
Không còn gì ngoài tiếng đàn đang thả từng giọt âm thanh não nề. Sương bạc, đêm khuya là thính giả của đêm nhạc cũng lặng thinh và nín thở. Nhà thơ ngước nhìn lên và rồi chợt nhận ra rằng sao Khuê đang bị mờ dần bởi mối sầu âm nhạc. Lúc này giọng đàn sầu não đã chiếm lĩnh cả những vì tinh tú. Vũ trụ đã nghiêng mình, lòng người đã bị chinh phục!
Xuân Diệu là một hồn thơ luôn cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan. Trong thơ Xuân Diệu có vai trò đặc biệt của cảm giác - cảm giác về cuộc sống xung quanh muôn hình muôn vẻ, có khi là những điểu lớn lao, có khi là những điều tinh tế. Nguyệt cầm là một trong những điều tinh tế ấy.
Thơ ca lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 chịu ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng Pháp,... Trong thơ Xuân Diệu, nhà thơ luôn tạo ra những kênh cảm giác giao thoa với nhau. Nguyệt cẩm là bài thơ nói nhiều về sự giao thoa ấy. Nhà thơ đã chọn đây là bài thơ hay nhất của ông, "bài thơ thăng hoa từ đầu đến cuối".
Không khí bao trùm lên toàn bộ bài thơ là một vẻ lạnh, cái lạnh thấu suốt và thấm sâu, nó "nhập" vào hồn người từ những câu thơ đầu:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Hình như trăng ở đây là một linh hồn nhạy cảm, bơ vơ đang đi tìm chỗ tựa nương. Linh hồn ấy nhập Vào "dây cung nguyệt lạnh" càng làm cho cảm giác lạnh lẽo tăng thêm. "Dây đàn" ở đây chính là sự biểu hiện của ánh trăng, trăng dường như hoá thân thành dây đàn, dây đàn thành âm sắc của trăng với thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là "dây đàn" thành cái ảo là "ánh trăng". Cây đàn nguyệt là đàn trăng và trăng cũng là một cây đàn. Nhà thơ dùng chất liệu ánh sáng và âm thanh để diễn tả âm sắc của "đàn nguyệt". Câu thơ tạo cho người đọc hai cách hiểu: nếu trăng là một cây đàn thì giọt đàn là giọt trăng, nếu đàn là trăng thì âm thanh là sắc trăng. Câu thơ hay đến mức kì diêu, đi trên ranh giới giữa cái thực và cái ảo, tạo nên cho dây đàn hai âm sắc nóng và lạnh, trong đó lạnh là sở trường:
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm.
Nhịp thơ 2/ 2/ 3 khiến ta liên tưởng đến những buồn thương mà đàn, trăng đã nói hộ thi sĩ. Âm thanh nguyệt cầm được cảm nhận sâu sắc chính bởi tâm hồn thi sĩ hoà nhập với tâm tình nghệ sĩ. Hai câu thơ như tách ra thành những chùm ba hợp âm. Chính vì có trăng nhập vào đàn nên âm sắc rung lên vừa là âm, vừa là sắc. Mỗi cặp "trăng thương", "trăng nhớ", "trăng ngần" là một nốt đàn. "Đàn buồn", "đàn lặng, "đàn chậm" là sự đăng đối của nốt đàn. Trên là trăng, dưới là đàn, trên là ánh sáng, dưới làâm thanh. Tất cả đều đạt đến sự tuyệt đối của âm sắc. Các giai điệu "trăng - đàn", "đàn - trăng" cứ lặp đi lặp lại dễ gây cho ta cảm xúc buồn. Nếu như ở câu trên, từ "ngần"'đặt ở cuối câu là tiếng đàn dàn trải thì câu dưới, từ "chậm" (thanh trắc) ở cuối câu tiếp theo từ "lặng" (thanh trắc) và "buồn" (thanh bằng) làm cho tiếng đàn như nghẹn lại, buồn thảm hơn. Tiếng đàn là sự đồng vọng của tiếng hồn bay tới vầng trăng, cái vầng trăng vẫn có tự muôn đời: trăng của quá khứ, trăng của thực tại và trăng của những áng thơ,...
Chính sự giao thoa cảm giác đã tạo nên sự so sánh: "Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân". Câu thơ có sự chuyển đổi của các kênh cảm giác: hữu hình hoá cái vô hình. Nếu như "giọt" là đơn vị của chất lỏng thì "giọt rơi tàn như lệ ngân" lại là giọt ánh sáng, giọt âm thanh. "Rơi" không chỉ gợi tiếng vang ngân mà còn thấy được cả ánh sáng "tàn". Sự so sánh vói "lệ" khiến cho "giọt" có cấu trúc muôn hình thé: âm thanh biến thành ánh sáng, ý thơ lung linh. Chính tâm hồn tinh tếcủa thi nhân đã kết tiếng đàn kia từ âm, sắc thành "giọt". Cái phi lí tính ấy ta đã gặp nhiều trong thơ Xuân Diệu và nó làm tặng sức gợi cảm cho bài thơ. Có thể nói, Xuân Diệu đã đưa cái trong của tiếng đàn lên đến định cao của nghệ thuật, của cái đẹp là "thuỷ ngân", đồng thời cũng đưa cái buồn của tiếng đàn lên đến tuyệt đối. So với tiếng đàn trong thơ Nguyễn Du xưa, tiếng đàn của Xuân Diệu buồn một nỗi buồn hết sức hiện đại và tất cả đều ở mức tinh tế nhất.
Chợt một cảm giácghê sợ xâm chiếm dần nỗi buồn miên man khi bóng sáng linh lung bỗng "rung mình":
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh;
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Vẫn tiếp tục là cảnh, là tiếng đàncất lên trong đêm khuya mơ hồ, thanh vắng. Câu thơ vẫn kết cấu theo chùm ba hợp âm nhưng ở đây là sự ngưng đọng ở cảnh: "Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh". Đó là sản phẩm của sự tương giao. "Đêm thuỷ tinh" là sự sáng tạo, cụ thể hoá cái vô hình thành cái hữu hình. Câu thơ không hề nói đến hình ảnh con người, nỗi buồn lan toả trong không gian thanh sáng quá thành ra như không có gì lấp vào được, không vơi đi mà cứ đầy lên. Chính tiếng đàn thánh thót mà trầm lắng, nhanh dồn dập mà chậm rãi làm cho ánh trăng kia như run lên trong không gian quá rộng, quá trong:
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình.
Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác cực mạnh, nếu "lung linh" là ánh sáng được cảm nhận bằng thị giác thì "linh lung" có cả xúc giác, cảm giác ghê sợ, rợn, lạnh, làm cho ta rùng mình. Dường như ngoài đêm ra, bóng sáng là thính giả duy nhất của tiếng đàn, vì rung động nên rùng mình, chứng tỏ sự tác động mạnh mẽ của âm nhạc (không chỉ làm cho con người xúc động mà còn làm cho cả những cái hư ảo, tưởng như không tồn tại cũng rùng mình). Hai vần inh - ung đật trong một câu thơ dễ gây cho ta cảm giác "rung rinh" ấy.
"Bỗng rung mình" chuẩn bị cho ý thơ dưới:
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thì ra thi nhân không hoàn toàn thả hồn mình bay bổng theo tiếng đàn mà quên đi cuộc sống con người. Xuân Diệu đang hướng tới con người. Tiếng đàn buồn rơi trong đêm trăng làm cho thi sĩ liên tưởng đến những con người bạc mệnh. Những con người ấycũng đã từng sống trong cảnh buồn thương, rơi rụng. Họ là ai? "Vì nghe nương tử trong câu hát". Thì ra bản đàn và những câu hát buồn lặng đã tái hiện cả một kiếp người bạc mệnh. Không phải ngẫu nhiên mà những người phụ nữ tài sắc thường là những người giỏi cầm thơ. Nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đánh đàn biểu hiện nỗi lòns mình đến độ "Bốn dây nhỏ máu nãm đầu ngón tay". Còn "nương tử" trong bài thơ này có lẽ là nàng Chiêu Quân chăng? Bản nhạc nói về nàng hay nghe nhạc mà tác giả liên tưởng đến nàng? Câu thơ có chiều sâu của thời gian, không gian cũngđược mở rộng. Dường như tiếng đàn là nơi thu hút người tài hoa, âm sắc tài hoa, tất cả chơi vơi giữa dòng âm thanh lơ lửng trong không gian. Phải chăng quá khứ đang biểu hiện hiện tại? Cảm giác về âm, sắc ấy khiến cho ánh trăng cũng rùng mình thương xót cho kiếp người xấu số. Câu thơ rất "Tây" của Xuân Diệu đã tái hiện cuộc đời người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Chiêu Quân. Đêm rằm chết dần, tàn dần theo nước xanh hay người con gái ấy gói cuộc đời mình lại trong tiếng đàn, câu hát rồi để mặc chảy trôi vĩnh viễn theo dòng nước xanh - dòng đời hoang dại? Câu thơ có sự lụi tàn của cái đẹp, có cái vô tình của tạo hoá, có cái nhãn tâm của cuộc đời. Bạc bẽo lắm thay! Cái sự thật phũ phàng ấy đã bao lần được nói tới trong văn thơ trung đại, nay đến lượt Xuân Diệu. Chính điều đó giữ ông lại với tâm hồn Việt Nam. Bao nhiêu tình cảm tiếc thương cho đời người tài hoa bạc mệnh biểu hiện bằng hình ảnh thơ phũ phàng, nhà thơ như muốn nói đến điều tưởng như vô lí mà lại là sự thực ở đời. Không gian tràn ngập tiếng đàn vẫn ám ảnh và đập mạnh vào giác quan của nhà thơ, của người đọc. Cảm giác lậnh vẫn cứ tăng lên:
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.
Không gian của bài thơ ngày càng khuya khoắt, thanh vắng hơn và dường như cái lạnh của đêm thu càng làm tăng thêm độ ngời sáng của ánh trăng. Tiếng đàn không chỉ dừng lại ở mức độ tạo nên cảm xúc buồn mà chuyển thành "ghê", tức là sợ hãi, mặc cảm như lùi xa. Cả bài thơ có đến ba từ "lạnh" nhưng phải đến từ thứ ba, do được ngăn cách quyết liệt bởi hai dấu phẩy, cái lạnh mới toát ra mạnh mẽ nhất. Cách chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác khiến người đọc cũng rợn người. Tiếng kêu "trời ơi" không kìm nén được đã chứng minh cho sự không dừng được của cảm xúc, như tiếng kêu thảng thốt của một tâm hồn yếu mềm trước cái lạnh của đêm nhạc, trước kí ức buồn thương. Từ "long lanh" được đảo lên đầu câu thơ cho ta thấy ánh sáng phát ra từ tiếng đàn, đọng vào sỏi đá. Cái cảm giác xù xì, trầm đục ấy lẽ ra phải được cảm nhận bằng thị giác thì đã chuyểnsang thính giác (vang vang). Tiếng đàn đẹp và hay nay lại là tiếng vang của những mối hận trong lòng, những mối hận đã lên tiếng. Thế mới biết sự nhập tâm củangười chơi đàn và người nghe đàn đã đạt đến mức độ tuyệt đối! Trăng trong Nguyệt cầm gợi nhớ trăng bến Tầm Dương, Xuân Diệu nhớ đến Bạch Cư Dị. Câu thơ đưa ta về bến Tầm Dương với cảnh và tình ngày xưa, với "Cùng một lứa bên trời lận đận" để cảm nhận tiếng đàn ở mức độ tinh vi nhất: cả trăng, nhạc và ánh sáng,... hoà vào nhau. Nhà thơ đã nghe tiếng đàn bằng toàn bộ sự sống của mình.
Tiếng đàn càng về đêm khuya nghe càng rõ, càng dồn dập:
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê.
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Hình ảnh thơ được cấu tạo từ sự tương giao, sự chuyển đổi của các giác quan: âm nhạc toả lan trong không gian mang lại cả màu sắc, hình khối. Không gian bao quanh tiếng đàn hoá thành đại dương chứa âm thanh, mỗi giọt âm thanh vừa là trăng vừa là nhạc, là pha lê. Câu thơ như vút cao lên. Nếu từ đầu tới giờ đêm nhạc chỉ gây cho ta cảm giác ớn lạnh thì biển pha lê kia cũng chỉ là một biển sầu vô định, mênh mông, trên đó có một linh hồn - chiếc đảo bơ vơ. Hai chữ "bốn bề" đặt ở đầu câu trên lặp lại ở cuối câu thơ dưới vừa đóng khung cuộc đời con người trong đó lại vừa mở ra một không gian vô tận mà ở đó con người thật nhỏ bé, cô đơn. Có thể nói mặc cảm cô đơn, bế tắc luôn ám ảnh các nhà thơ mới, nhất là Xuân Diệu. Ông như một "con chim hoạ mi hoan hỉ hót trong bóng đêm những nỗi cô đơn của mình bằng những tiếng ngọt ngào" (Se-lây).
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Bài thơ kết thúc trong lúc cả vũ trụ bị thu hút bởi âm thanh nguyệt cầm. Chỉ còn những sợi ánh sáng trăng, giọt âm thanh trăng như vương lại, đọng trên trang thơ.