31/05/2017, 12:46

Vẻ đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ thật trong trẻo, nhưng chính Hàn Mặc Tử đã xếp nó vào tập Thơ Điên. Bài thơ không có những đặc trưng đầy đủ của lối thơ điên nhưng dạng cảm xúc ở đây là nỗi khát khao đã nhuốm màu đau thương, mạch liên kết đứt nối cùng những ngôn từ thơ có thiên hướng biểu tả ở mức cực ...

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ thật trong trẻo, nhưng chính Hàn Mặc Tử đã xếp nó vào tập Thơ Điên. Bài thơ không có những đặc trưng đầy đủ của lối thơ điên nhưng dạng cảm xúc ở đây là nỗi khát khao đã nhuốm màu đau thương, mạch liên kết đứt nối cùng những ngôn từ thơ có thiên hướng biểu tả ở mức cực điểm đã cho thấy Hàn Mặc Tử xếp Đây thôn Vĩ Dạ vào tập Thơ Điên không phải là vô cớ.

-     Cách thứ nhất: phân tích bài thơ theo bố cục (3 khổ), ở mỗi khổ chỉ ra và phân tích những bút pháp nghệ thuật đặc sắc (cách dùng từ, đặt câu, cách ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,...) và tác dụng của chúng trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên và con người, từ đó làm rõ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhưng quan trọng hơn, người viết phải chỉ ra được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ. (Bài thơ là một mạch liên tưởng từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Quá khứ trong trẻo, ấm áp và đầy sự sống; hiện tại hiu hắt, buồn bã, chia lìa; tương lai xa xôi, nhoà mờ trong sương khói. Đồng thời với dòng thời gian là sự di chuyển cảm xúc từ cõi thực qua cõi mơ để cuối cùng tới cõi hư vô rợn ngợp, lạnh buồn. Qua dòng thời gian và không gian, người đọc có thể nhận ra đồng thời niềm yêu và nỗi đau của nhân vật trữ tình. Đó là tình yêu say đắm, mãnh liệt của một thi sĩ lãng mạn với cuộc đời cùng nỗi bất hạnh, đau đớn, tuyệt vọng của ông khi phải chia lìa, cách biệt với cuộc đời.)

-     Cách thứ hai: Có người hiểu bài thơ như là một bức tranh thi vị về thôn Vĩ Dạ (xứ Huế), có người lại hiểu bài thơ trước hết thổ hiện một mối tình riêng tư của tác giả. Tất nhiên, HS cũng có thể đưa ra cách hiểu riêng của mình về chủ đề của bài thơ. Những cách hiểu này có được là do tính chất đa nghĩa và hàm súc của ngôn ngữ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ. HS cũng có thể phân tích những "cách thức" (tức là những bút pháp nghệ thuật) thể hiện những chủ đề tư tưởng đã nêu ở trên hoặc chủ đề mà HS cảm nhận được, song phải chú ý bám sát văn bản.

-     Cách thứ ba: Bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử nằm trong tập Thơ Điên hoàn thành năm 1938, về sau tác giả đổi thành Đau thương. Không nên hiểu "điên" như một trạng thái bệnh lí (tương ứng với bệnh loạn thần kinh), mà cần hiểu "điên" như một trạng thái sáng tạo (nghệ sĩ lâm vào một cơn sáng tạo miên man, mãnh liệt, gần với trạng thái xuất thần). Đồng thời cần hiểu "điên" như một quan niệm thẩm mĩ độc đáo về một lối thơ ca mà Hàn Mặc Tử đã chịu ảnh hưởng từ thơ Pháp. Lối thơ điên của Hàn Mặc Tử nổi lên những đặc trưng cơ bản sau:

+ Điệu cảm xúc đặc thù là đau thương.

+ Hình tượng chủ thể là cái tôi li hợp bất định (vừa là mình, vừa phân thân ra cùng một lúc thành nhiều người).

+ Kênh hình ảnh đặc thù là những hình ảnh kì dị, kinh dị.

+ Mạch liên kết trong bài thơ là dòng tâm tư bất định với nhữngđứt nối đầy bất ngờ, khiến cho mạch thơ thường có vẻ "đầu Ngô mình sở".

+ Lớp ngôn từ nổi bật là lớp từ cực tả.

HS có thể phân tích vẻ đẹp của bài thơ dựa theo những gợi ý trên.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0