Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Đề bài: Em hãy phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để thấy được tâm trạng cô đơn của người thiếu nữ khi có chồng đi chinh chiến. Trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh những nhà thơ nam nổi tiếng là những nữ thi sĩ tài năng, với tâm hồn nhạy cảm và bút pháp nghệ thuật phong phú đã ...
Đề bài: Em hãy phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để thấy được tâm trạng cô đơn của người thiếu nữ khi có chồng đi chinh chiến. Trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh những nhà thơ nam nổi tiếng là những nữ thi sĩ tài năng, với tâm hồn nhạy cảm và bút pháp nghệ thuật phong phú đã làm nên những tác phẩm có giá trị, không chỉ về nội dung mà cả về hình thức, giá trị thẩm mĩ. Một trong số những nữ thi sĩ đó, ta có thể kể đến nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, ta đã từng biết ...
Đề bài: Em hãy phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để thấy được tâm trạng cô đơn của người thiếu nữ khi có chồng đi chinh chiến.
Trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh những nhà thơ nam nổi tiếng là những nữ thi sĩ tài năng, với tâm hồn nhạy cảm và bút pháp nghệ thuật phong phú đã làm nên những tác phẩm có giá trị, không chỉ về nội dung mà cả về hình thức, giá trị thẩm mĩ. Một trong số những nữ thi sĩ đó, ta có thể kể đến nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, ta đã từng biết đến tác giả qua một tình yêu ước, tình yêu quê hương đầy tha thiết dành cho quê hương, đất nước trong bài “Qua đèo ngang”, và một bài thơ khá tiêu biểu, thể hiện được phong cách đặc trưng thơ nhẹ nhàng, da diết của nhà thơ, đó là tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là” một trích đoạn tiêu biểu trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, bài thơ viết về tình cảnh đơn độc, lẻ loi của người chinh phụ khi người chồng đi chinh chiến nơi xa trường. Bài thơ là lời tâm sự đầy da diết của người vợ, đó là tình cảm yêu thương, gắn bó, khát khao hạnh phúc vợ chồng, đó là những khao khát chính đáng, xuất phát từ chính tấm lòng giàu yêu thương, tình nghĩa. Ta có thể thấy ngay từ phần mở đầu, nhà thơ Đoàn Thị Điểm đã gợi ra tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, hình ảnh lặng thầm của những bước chân đơn độc đánh động vào xúc cảm của người đọc.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rè thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Tròng rèm, dường đã có đèn biết chăng”.
Đó chính là hình ảnh đơn độc cùng với bóng dáng lặng thầm của người chinh phụ khi người chồng, một nửa của hạnh phúc gia đình xa nhà, chinh chiến nơi chiến trường xa xôi. Không gian mà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm gợi ra ở đây chính là khoảng không gian nhỏ hẹp nơi hiên vắng. Nơi không gian nhỏ hẹp ấy, từng bước chân lặng thầm của người chinh phụ càng trở nên đơn độc, lẻ loi. Dù xuất hiện với hành động “dạo”, tức hành động thực hiện lúc rảnh rỗi, thanh nhàn, nhưng những bước chân của người chinh phụ ở đây lại gợi ra ấn tượng khác hẳn “thầm gieo từng bước”, những bước chân ấy vừa gợi ra nhịp điệu chậm dãi lại có cái gì đó chán nản, nặng nề.
Có lẽ bởi chính tâm hồn người chinh phụ đang chất chứa đầy nỗi niềm, tâm sự nên những xúc cảm ấy được bộc lộ ra chính bằng những hành động. Tâm trạng nặng nề, u uất của người chinh phụ không chỉ được gợi ra qua hành động đi mà dù có ngồi hay trong bất cứ trạng thái nào thì nỗi niềm ấy, tình cảm nhớ thương ấy cũng không thôi khắc khoải, không thôi da diết “ Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”. Hành động “rủ”, “thác”, tức buông rèm, cuốn rèm như một thói quen trong vô thức, hành động dường như vô thức ấy của người chinh phụ lại gợi nhắc đến sự nhớ mong đến vô hạn. Vì quá trông ngóng, mong mỏi tin tức của người chồng nên người chinh phụ ấy cuốn rèm, tha thiết mong ngóng được tiếng hót reo vui của co “chim thước”, vì đây là loài chim khách, sự xuất hiện của nó gắn liền với những tin tức tốt lành cho con người.
Đó chính là sự khắc khoải trong tâm hồn khi đón đợi tin tức trở về từ người chồng, nhưng chờ mãi vẫn không thấy , sự trở về ấy chỉ tồn tại trong tâm thức của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương của người chinh phụ được biểu đạt qua nhiều chiều không gian khác nhau, không chỉ là “ngoài rèm”, không gian của thế giới bên ngoài, mà ngay không gian riêng tư “trong rèm” cũng chất chứa đầy bi thương, đau đớn bởi tâm trạng ấy của người chinh phụ đã nhuốm màu tâm trạng, vì không thể dãi bày, bộc lộ với ai nên người chinh phụ tự đặt cho mình câu hỏi trong vô vọng “Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng”.
Nỗi nhớ, nỗi khắc khoải luôn thường trực trong tâm hồn của người chinh phụ nên lúc nào cũng bức bối, da diết. Cũng vì vậy mà người chinh phụ muốn có một người để dãi bày, tâm sự, một người để đồng cảm. Nhưng nàng lại hoàn toàn đơn độc trong cuộc sống khép kín, nhỏ hẹp của mình, nỗi buồn ấy chỉ có thể đơn độc gặm nhấm, mãi bức bối trong tâm hồn:
“ Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Mình thiếp riêng bi thiếp mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
“Đèn” chính là người cùng thức, cùng đồng hành trong nỗi nhớ mong của người chinh phụ nên có thể phần nào hiểu được tâm trạng của nàng, nhưng những vật vô tri khác nào đâu có thấu hiểu? “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”, nỗi buồn không thể được bộc lộ, không có người đồng cảm mà ôm ấp cho chính mình “Mình thiếp riêng bi thiếp mà thôi”. Đến đây ta có thể thấy được không chỉ cuộc sống của người chinh phụ đơn độc, lẻ loi bởi không gian nhỏ hẹp, bị giới hạn nơi buồng vắng, nơi căn nhà quen thuộc nhưng lại gợi nhắc bao kỉ niệm tươi đẹp làm nàng đau đớn. Mà ngay trong chính tâm hồn, tình cảm của nàng cũng vô cùng cô đơn, buồn đấy, nhớ thương đấy nhưng đâu có ai hiểu được, ai đồng cảm và khi không thể dãi ày thì nỗi nhớ ấy vẫn không thôi khắc khoải, nó làm cho tâm hồn của người chinh phụ ấy nhuốm màu của bi thương.
Và đến đây thì đối tượng, chủ thể của nỗi nhớ cũng được gợi ra rõ nét “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”, đó chính là người chồng của nàng, bởi hình ảnh hoa đèn gợi nhắc đến người thân thương, cùng nàng gắn bó sớm tối. Nỗi nhớ của người chinh phụ không chỉ được ra qua giơi hạn nhỏ hẹp của không gian ngôi nhà, không gian buồng vắng mà còn được gợi nhắc thông qua thời gian tuần hoàn nhưng lại đằng đẵng trong cảm nhận của nhân vật trữ tình:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Có lẽ, chính mối sầu, sự tương tư mong nhớ đã làm cho người chinh phụ thao thức, trằn trọc suốt đêm. Chính sự thao thức ấy đã làm cho người chinh phụ cảm nhận được trọn vẹn từng thời khắc, từng cảnh vật trong đêm, đó chính là tiếng gà gáy “sương năm trống”, là những cành hòe “phất phơ”, rủ bóng bốn bên. Và trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, khi vắng đi người chồng yêu thương thì thời gian dường như cũng chảy trôi nặng nề hơn, không tuần tự như thời gian sinh học bình thường nữa, từng giờ, từng khắc dường như kéo dài như thời gian của một năm, từ cái dài dặc của thời gian, người chinh phụ nói lên được nỗi buồn của mình “ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”, đó là nỗi buồn không thể đong đếm mà nó vô tận, mênh mông như sự rộng lớn, vô hạn của miền biển xa.
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”.
Hương thơm trong lư hương dù đã đốt, căn phòng tràn ngập mùi hương nhưng đó chỉ là gượng đốt, có thể là đốt theo thói quen, hoặc có thể đốt trong vô thức nhưng những hương thơm ấy cũng không thu hút được sự chú ý của người chinh phụ, bởi “hồn đà mê mải”, bởi đối tượng của sự quan tâm thức thời đâu phải hương thơm ấy. Nàng soi gương nhưng đâu có phải để nhìn ngắm dung nhan của mình, cũng không phải sự chú tâm đến nhan sắc, hình dáng như thường lệ nữa, soi gương chỉ là nhìn rõ hơn nỗi đau của chính mình, mà nỗi đau ấy được thể hiện qua những giọt lệ đầy bi thương “Gương gượng soi lệ lại châu chan”. Nếu đối với các bậc quân tử, nam nhi thì họ có xu hướng “mượn rượu giải sầu”, nhưng đối với những người phụ nữ lại có xu hướng dùng đàn ca để bộc lộ, dãi bày cảm xúc. Nhưng ở đây, mượn đến đàn ca không những không làm cho tâm hồn bớt khắc khoải mà ngược lại càng làm cho nỗi buồn ấy thêm đậm đặc, còn gợi những bất an, dự cảm không lành về hạnh phúc mong manh “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”.
Như vậy, nỗi buồn thương cùng với tình cảnh đơn độc, lẻ loi của người chinh phụ được nhà thơ gợi ra qua nhiều bối cảnh khác nhau, thông qua sắc thái khác nhau. Nhưng tình cảm mà người chinh phụ luôn luôn khắc khoải, tình cảm khiến nàng u sầu, đau khổ đó chính là sự mong ngóng, nhớ thương vô hạn với người chồng của mình. Vì người chồng xa nhà không phải bất cứ lí do nào khác mà bởi việc thực hiện nghĩa vụ nơi chiến trường xa xôi, nơi đầy dãy những hiểm nguy nên cùng với nỗi nhớ là sự bất an, lo lắng đến cùng cực của ngời chinh phụ, nàng lo sợ về sự mong manh của hạnh phúc, lo sợ về những cách chia tình cảm.