25/05/2017, 00:25

Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân để thấy được tình yêu quê hương đất nước của ông. Kim Lân là một nhà văn có sở trường khi viết về đề tài nông thôn, nông dân. Ở ông có sự gắn bó mật thiết với cuộc sống nông thôn, am hiểu tâm lí của những người nông ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân để thấy được tình yêu quê hương đất nước của ông. Kim Lân là một nhà văn có sở trường khi viết về đề tài nông thôn, nông dân. Ở ông có sự gắn bó mật thiết với cuộc sống nông thôn, am hiểu tâm lí của những người nông dân, kết hợp với sự tinh tế, nhạy cảm của một nhà văn tài năng đã làm cho ngòi bút của Kim Lân trở nên chân thực, sống động, tái hiện được sâu sắc những hiện thực của đời sống. ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân để thấy được tình yêu quê hương đất nước của ông.

Kim Lân là một nhà văn có sở trường khi viết về đề tài nông thôn, nông dân. Ở ông có sự gắn bó mật thiết với cuộc sống nông thôn, am hiểu tâm lí của những người nông dân, kết hợp với sự tinh tế, nhạy cảm của một nhà văn tài năng đã làm cho ngòi bút của Kim Lân trở nên chân thực, sống động, tái hiện được sâu sắc những hiện thực của đời sống. Trong các sáng tác của mình ông có sự biến hóa đa dạng về nhân vật, tính cách, tình huống, một trong số những tác phẩm tiêu biểu không thể không kể đến của Kim Lân đó chính là truyện ngắn Làng, câu chuyện xoay quanh nhân vật chính, đó chính là ông Hai.

Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, vì hoàn cảnh nên ông phải sống ngụ cư ở nơi đất khách. Tuy xa quê nhưng ông Hai chưa một lần thôi nhớ về quê hương, tình cảm dành cho quê hương của ông mãnh liệt đến mức không kiềm nén nổi mà có xu hướng bộc lộ ra bên ngoài. Cụ thể là khi gặp những người hàng xóm, ông thường kể về làng chợ Dầu của mình, từ những chi tiết nhỏ của làng cũng được ông kể đầy say mê, hồ hởi. Đây chính là tình yêu của ông dành cho nơi “chôn nhau cắt rốn của mình”, chỉ vì bất đắc dĩ nên ông mới phải rời làng đến nơi khác làm ăn, sinh sống như vậy. Nhưng cái gì quá cũng không tốt, ông hay kể về làng, kể về những thứ tốt đẹp của làng mình, gặp ai cũng kể nên trở thành sự khoe khoang đối với cảm nhận của nhiều người.

Tuy nhiên, tình yêu quê hương của ông được đặt trong một tình huống vô cùng éo le, trái khoáy khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo theo giặc, đó thực sự là một tin quá sức bất ngờ đối với ông, sự bất ngờ kèm theo đau đớn, chua sót. Làng chợ Dầu vốn là tình yêu, niềm tin bất diệt trong ông mà giờ đây niềm tin ấy, tình yêu ấy dường như đã quay lưng lại, phản bội lại ông một “vố” đau đớn. Ông bàng hoàng, không dám tin vào , nhưng dẫu vậy cổ họng ông vẫn nghẹn đắng, da mặt tê rần rần, trên suốt quãng đường trở về nhà ông không dám ngẩng mặt lên nhìn ai, vì xấu hổ, vì nhục nhã. Ông lặng lẽ đi về nhà rồi nằm vật ra giường, nước mắt giàn giụa, đó chính là những giọt nước mắt đau khổ, những giọt nước mắt tuyệt vọng.

Từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai không dám đi ra ngoài nhiều, nhìn thấy những đám người tụm năm, tụm ba đang bàn bạc gì đó thì ông lại cho rằng đang nói về việc làng chợ Dầu theo giặc, ông bắt đầu lo sợ sự khinh bỉ, hăt hủi của mọi người, sợ không ai dám chứa dân làng chợ Dầu nữa, nư thế thì những đứa trẻ phải làm sao, gia đình ông sẽ phải sống như thế nào. Đã có lúc vì quá phẫn uất mà ông đã cất tiếng chửi: “..chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước nhục nhã như thế này”. Có thể nói đây là lần đầu tiên ông cất tiếng chửi làng chợ Dầu, lần đầu tiên ông thất vọng, buồn tủi vì nó, tình yêu của ông dành cho làng chợ Dầu không hề thay đổi, dù xa quê nên khi nghe làng làm việt gian ông mới khổ tâm như vậy.

Ông Hai trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội hơn, đó là làng chợ Dầu theo giặc rồi, ông sẽ theo làng chợ Dầu hay theo cách mạng. Dù lo sợ nay mai sẽ không ai chứa bố con ông, rồi bố con ông sẽ bị hắt hủi, tẩy chay nhưng ông cũng quyết không chịu về làng chợ Dầu, vì làng chợ Dầu đã theo giặc, mà ông tuy yêu quê hương mình nhưng ông cũng không thể phản bội lại Cách mạng, bởi ông tin vào cụ Hồ, tin vào khả năng lãnh đạo, dẫn dắt cách mạng của cụ Hồ, chính vì vậy mà ông đã dãi bày những lời nói xuất phát từ tim gan của mình: “ Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai, chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Như vậy, ở ông Hai chỉ không có tình yêu tha thiết dành cho làng chợ Dầu của mình mà ông còn là một người tuyệt đối trung thành với cách mạng, với cụ Hồ. Khi buộc phải lựa chọn, ông vẫn đặt lợi ích của đất nước lên trên tình yêu cá nhân của ông.

Khi nghe tin làn chợ Dầu không phải là Việt gian bán nước, ông đã vui sướng, cái niềm vui mà không từ ngữ nào có thể diễn tả được. Ông không chỉ mua quà cho lũ trẻ mà còn lăng xăng chạy từ đầu xóm đến cuối xóm để khoe cái tin tức hay ho này, ông phải đính chính lại cho tất cả mọi người biết, rằng làng chợ Dầu của ông không theo giặc, niềm vui sướng, hành động của ông như một đứa con nít được cho quà, thế ta mới hiểu với ông Hai thì làng chợ Dầu có ý nghĩa to lớn như thế nào. Nhà ông bị đốt nhưng ông lại đi khoe với dáng vẻ hồ hởi đầy vui sướng “Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn”. Vì không biết chữ, lại không biết cách nói nên những lời thanh minh cho làng chợ dầu của ông thật hài hước “Toàn là sai sự mục đích cả”.

Truyện ngắn “làng” của Kim Lân là tác phẩm truyện ngắn viết về tình yêu quê hương, đất nước của người dân Việt Nam, tình yêu ấy không phải chỉ là những lời nói sáo rỗng mà nó được bộc lộ qua những tình huống cụ thể, đó là tin ngôi làng yêu dấu của mình theo giặc, dù yêu làng nhưng ông Hai nhất quyết không chịu làm Việt gian bán nước, ông một lòng tin tưởng, đi theo cụ Hồ. Đó là người nông dân Việt Nam hiền lành, chân chất, giàu lòng yêu quê hương, tổ quốc những hoàn cảnh éo le nhất, nếu phải lựa chọn thì họ vẫn lựa chọn theo cách mạng,gác lại tình cảm cá nhân, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.

0