Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy để thấy được miền kí ức tuổi thơ đang vọng về trong kí ức của tác giả. Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy để thấy được miền kí ức tuổi thơ đang vọng về trong kí ức của tác giả. Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành trang đưa ta bước vào đời, để mỗi khi ta nhớ lại những phần kí ức ấy thì lại trỗi dậy những cảm xúc, tình cảm. Nhưng con người luôn bộn bề với những công việc của mình, chính sự ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy để thấy được miền kí ức tuổi thơ đang vọng về trong kí ức của tác giả.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành trang đưa ta bước vào đời, để mỗi khi ta nhớ lại những phần kí ức ấy thì lại trỗi dậy những cảm xúc, tình cảm. Nhưng con người luôn bộn bề với những công việc của mình, chính sự bận rộn ấy đã vô tình khiến chúng ta quên đi những kí ức xưa, để khi chợt nhớ lại thì không tránh khỏi những cảm giác bàng hoàng. Cũng đã từng có những kí ức và cũng đã từng lãng quên, nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” của mình đã thể hiện một cách chân thực, sinh động cảm giác bàng hoàng, nuối tiếc, tự trách khi ông đã “trót” quên đi những kí ức tình nghĩa.
Nguyễn Duy từng là một người chiến sĩ cách mạng, đã từng cầm súng bảo vệ, đấu tranh cho hòa bình, cho sự độc lập của dân tộc. Nên có thể nói Nguyễn Duy đã có những khoảng thời gian nhất định gắn bó với cuộc sống chiến tranh, có những kỉ niệm không bao giờ quên ở những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng đó. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 thì Nguyễn Duy đã trở về thành phố sinh sống, sống trong một môi trường, một cuộc sống hoàn toàn mới này, nhà thơ đã vô tình bị cuốn theo cuộc sống ấy mà lãng quên đi những kí ức xưa. Để khi nhớ lại thì không khỏi bàng hoàng, day dứt, trong tâm trạng ấy, nhà thơ đã viết bài thơ “Ánh trăng”.
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với biển
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”
Đó là dòng kí ức của nhà thơ, khi còn là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên sống chan hòa với tự nhiên “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với biển”, trong kí ức tuổi thơ thì những hiện tượng tự nhiên “sông”, “đồng”, “biển” không phải là những vật vô tri vô giác mà nó đã trở thành những người bạn cùng sống, cùng vui chơi. Khi lớn lên đi bộ đội, cuộc sống gian khổ giữa mưa bom bão đạn, nơi điều kiện vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt ở rừng thì vầng trăng đã trở thành người tri kỉ cùng chia sẻ buồn vui, người đồng đội cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối mặt với những tình huống cam go nhất. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã thể hiện được tình cảm khăng khít của mình với những thiên nhiên, cũng là với những kí ức xưa nhưng cũng đồng thời thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng mình có thể quên đi được.
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Đó là khoảng thời gian nhà thơ gắn bó nhất với cuộc sống tự nhiên, “trần trụi” thể hiện sự thân thiết đến mức gắn bó, cũng thể hiện được sự tin tưởng, đồng cảm giữa mình với thiên nhiên, cuộc sống không nhiều suy tư mà “hồn nhiên như cây cỏ”, đó không phải cuộc sống vô lo vô nghĩ mà là cuộc sống giản đơn, chân chất, thuần hậu nhất. Và những kỉ niệm gắn bó ấy đã khắc sâu vào trong tâm hồn, máu thịt của nhà thơ. Có lẽ chưa bao giờ nhà thơ nghĩ rằng mình có thể quên được những kí ức đó, vì nó không chỉ là những kỉ niệm, mà nó còn là tình nghĩa của nhà thơ với quá khứ “Ngỡ không bao giờ quên”. Nhưng, khi sống trong một không gian mới, một môi trường mới thì những kí ức ấy liệu có còn ven nguyên?
“Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Cuộc sống mới của nhà thơ đó chính là nơi thành thị, nơi có nhịp sống tấp nập, huyên náo. Cũng có lẽ vậy mà nhà thơ đã bị cuốn vào vòng quay không ngừng của cuộc sống ấy, dần quen với “ánh điện, cửa gương”, những vật dụng hiện đại của cuộc sống, cũng vì quen thuộc với cái mới mà những cái thân thiết khi xưa lại vô tình lãng quên đi, vầng trăng vốn là người tri kỉ, người gần gũi nhất với nhà thơ khi còn nhỏ và khi đi lính thì giờ đây trở thành những người đầy xa lạ “Vầng trăng đi qua ngõ/ ngỡ ngời dưng qua đường”. Có lẽ vầng trăng tình nghĩa ấy mãi chìm vào trong quên lãng nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, thức tỉnh mọi kí ức xưa cũ ấy:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn- đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Khi những ánh điện đang trở nên quen thuộc, vầng trăng bị quên lãng trở thành “người dưng” thì tình huống bất ngờ ấy đã xảy ra, đó là khi đèn điện bị tắt”, căn phòng trở nên tối om, và như một thói quen , nhà thơ đã vô thức bật tung cánh cửa sổ để tìm kiếm chút ánh sáng. Và khi này, ánh sáng vầng trăng không chỉ soi rọi vào căn phòng mà dường như nó nó còn soi chiếu đến một phần kí ức đã bị lãng quên của nhà thơ. Sự “trùng phùng” bất chợt này khiến cho nhà thơ hoang mang, khắc khoải, đó là khi dòng kí ức ào ạt đổ về, những kí ức ngỡ bị chon vùi thì nay sống dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, tình cảm của nhà thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
Khi ánh trăng tràn vào cửa sổ, cũng là lúc mà nhà thơ đối diện trực tiếp với vầng trăng “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, chính sự tiếp xúc trực tiếp này khiến cho nhà thơ rưng rưng “Có cái gì rưng rưng”, ta có thể hiểu ở đây rưng rưng là những giọt nước mắt long lanh, trực rơi trên khóe mắt của nhà thơ, cũng có thể là cái rưng rưng trong tâm trạng của nhà thơ khi trải qua một trạng thái xúc động mạnh mẽ. Ánh trăng ấy đã soi chiếu vào sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ, nơi những kí ức được cất giữ, làm những hình ảnh thân thương khi xưa lại tràn về “Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng”.
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
“Tròn vành vạnh” là sự vẹn nguyên của quá khứ, của những hồi ức khi xưa, trăng tròn vành vạnh là những tình nghĩa khi xưa vẫn như vậy, chẳng hề may may thay đổi, trăng vẫn là trăng của ngày xưa, nhưng con người giờ đây đã đổi khác “Kể chi người vô tình”, nhà thơ tự trách mình vô tình vì đã lỡ quên đi những tình nghĩa khi xưa, vầng trăng vẫn sáng như vậy nhưng lại im lặng đến đáng sợ, và trong cảm nhận của nhà thơ thì chính sự im lặng này lại là hình phạt đáng sợ nhất, vì nó đánh động mạnh mẽ vào tâm hồn, vào những tình cảm gắn bó của quá khứ, đây cũng là sự trách mắng đầy nghiêm khắc của vầng trăng “Ánh trằn im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”
Bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy đã mang ta đến một câu chuyện đầy cảm động của chính bản thân nhà thơ. Đó là sự lãng quên đi quá khứ, lãng quên đi những tình nghĩa đã từng có trong quá khứ đó, để chợt nhận ra thì nhà thơ không tránh được cảm giác đau khổ, day dứt. Tuy nhiên, chính những day dứt, sự kiểm điểm nghiêm khắc của nhà thơ dành cho chính mình ta lại thấy được một tâm hồn đẹp, đó là một con người đầy ý thức, đầy tình nghĩa. Chỉ vì cuộc sống mà vô tình quên đi những kỉ niệm xưa, đây là những điều rất dễ gặp trong cuộc sống vì con người không thể cùng một lúc có thể quan tâm, chú ý đến nhiều thứ cùng một lúc, nhận thức và day dứt như vậy đâu phải ai cũng làm được.