25/05/2017, 00:25

Tìm hiểu và phân tích Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng lăng

Đề bài: Em hãy Tìm hiểu và phân tích Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng lăng của Lí Bạch. Nhắc đến Đỗ Phủ ta biết đến một nhà thơ hiện thực nổi tiếng với hồn thơ u uất, nghẹn ngào, một nhà thơ tài năng gắn liền với biệt danh “Thi thánh”. Khi nhắc đến Lí Bạch ta lại có những cảm xúc dạt ...

Đề bài: Em hãy Tìm hiểu và phân tích Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng lăng của Lí Bạch. Nhắc đến Đỗ Phủ ta biết đến một nhà thơ hiện thực nổi tiếng với hồn thơ u uất, nghẹn ngào, một nhà thơ tài năng gắn liền với biệt danh “Thi thánh”. Khi nhắc đến Lí Bạch ta lại có những cảm xúc dạt dào, bởi đây là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, vì hay viết về cõi tiên nên Lí Bạch còn được gọi là “Thi tiên”, và cũng trái với vẻ u uất, trầm buồn của Đỗ Phủ, ta thấy ...

Đề bài: Em hãy của Lí Bạch.

Nhắc đến Đỗ Phủ ta biết đến một nhà thơ hiện thực nổi tiếng với hồn thơ u uất, nghẹn ngào, một nhà thơ tài năng gắn liền với biệt danh “Thi thánh”. Khi nhắc đến Lí Bạch ta lại có những cảm xúc dạt dào, bởi đây là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, vì hay viết về cõi tiên nên Lí Bạch còn được gọi là “Thi tiên”, và cũng trái với vẻ u uất, trầm buồn của Đỗ Phủ, ta thấy được ở Lí Bạch một phong cách thơ hào phóng, bay bổng mà rất tự nhiên, không khiên cưỡng, đầy tinh tế, giản dị. Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” ( Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Lí Bạch.

Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là bài thơ mà nhà thơ Lí Bạch viết để tiễn biệt người bạn tâm giao, thân thiết của mình khi người này rời quê hương đến phương xa sinh sống, làm việc. Đây là người bạn thân thiết của nhà thơ nên những cảm xúc được dãi bày, thể hiện trong bài thơ cũng hoàn toàn là những cảm xúc thật. Mạnh hạo Nhiên là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường. Tuy Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch có sự chênh lệch tuổi tác khá lớn ( 12 tuổi) nhưng giữa họ lại tồn tại một tình bạn vô cùng thân thiết, đó không đơn thuần là những người bạn thơ, không phải chỉ được gắn kết bởi sự đồng cảm trong tâm hồn thi nhân, mà đó còn là những người bạn tâm giao thực thụ.

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
Dịch:
(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng)

Ngay trong phần mở đầu, nhà thơ Lí Bạch đã vẽ ra khung cảnh của sự chia li, đó chính là cuộc chia li giữa những người bạn. Tình cảm gắn bó, thâm thiết giữa nhà thơ với Mạnh Hạo Nhiên được thể hiện ngay qua cách dùng từ. “Cố nhân” tức là người bạn cũ, người bạn lâu năm, “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”, tức người bạn cố tri của ta cùng ta từ biệt ở lầu Hoàng Hạc phía tây. Ta cũng có thể thấy lầu Hoàng Hạc là một địa danh khá quen thuộc, đã xuất hiện nhiều trong các tác phẩm thơ văn, một trong số đó có thể kể đến, đó là bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của nhà thơ Thôi Hiệu: “Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ/ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu”. Nhưng nếu Thôi Hiệu viết về lầu Hoàng Hạc để thể hiện sự nuối tiếc về vẻ đẹp trong quá khứ thì Lí Bạch lại gợi ra khung cảnh lầu Hoàng Hạc lúc chia li với người bạn tâm giao của mình.

Hoàng Hạc lâu là một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, nằm trên mỏm Hoàng Hạc Cơ, núi Hoàng Hạc, bên sông Trường Giang, huyện Vũ Xương, nay thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Câu thơ “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc khứ” gợi cho người đọc nhiều liên tưởng khác nhau, có thể là Lí Bạch cùng người bạn của mình, tức Mạnh Hạo Nhiên chia tay ở phía Tây của lầu Hoàng Hạc, nhưng cũng có thể là người bạn Mạnh hạo Nhiên đã chia tay Lí Bạch để đi về phía Tây của lầu Hoàng Hạc, nhưng dù có hiểu theo cách nào thì ta cũng thấy nổi bật lên ở câu thơ này chính là thứ cảm xúc trầm buồn, lưu luyến của nhà thơ.

“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng từ lầu Hoàng Hạc về Dương Châu, đây cũng là thời điểm giữa tháng ba, mùa hoa khói đầy thi vị nhưng đồng thời nó cũng gợi nhắc đến sự chia phôi, li biệt. Đúng là không có bữa tiệc nào là không đến lúc tàn. Vì có buồn thương, luyến tiếc nhưng viễn cảnh chia li ấy không thể không xảy đến. Và đối với một người bạn thân thiết như Mạnh Hạo Nhiên mà nói, sự ra đi của ông để lại bao nhiêu nỗi buồn, sự khắc khoải cho người ở lại. Qua đây ta cũng thấy được tình cảm thắm thiết của hai nhà thi nhân này, bởi chỉ khi có đủ thân thiết thì sự ra đi của đối phương mới có thể tạo ra những cảm xúc da diết, chân thực như vậy đối với người ở lại.

Dương Châu chính là địa điểm mà Mạnh Hạo Nhiên sẽ đến, và như một cách tình cờ, thời điểm người cố nhân ra đi cũng là lúc Dương Châu vào tháng ba, hoa khói trên sông càng làm cho nòng người trên trĩu nặng những cảm xúc, những tâm trạng, gợi ra không khí của cuộc chia phôi. Không chỉ có cuộc chia tay đầy lưu luyến nơi lầu Hoàng Hạc, mà ngay cả khi Mạnh Hạo Nhiên theo con thuyền đi xa rồi thì tầm mắt của nhà thơ Lí Bạch cũng không thôi trông ngóng, nhìn theo con thuyền đến khi nó chỉ còn là một ảo ảnh xa mờ:

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
Dịch:
( Bóng thuyền đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời)

NHìn theo cho đến khi con thuyền đã khuất bóng, nhà thơ Lí Bạch không chỉ thể hiện được một tình bạn cao quý, đáng trân trọng mà còn vẽ ra được một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Tuy bức tranh bị bao phủ bởi màu sắc buồn của tâm trạng nhưng nó vẫn hiện lên chân thực, thu hút ánh nhìn, sự liên tưởng của độc giả. “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”, đó chính là bóng dáng xa mờ của con thuyền cô đơn tan vào màu xanh không tận của đất trời. “Cô phàm” là một hình ảnh rất độc đáo, nó không chỉ thể hiện được tính chất, đặc điểm của con thuyền mà còn đồng đẳng được dòng cảm xúc của mình với người bạn cố nhân. Bởi con thuyền mà Mạnh Hạo Nhiên vừa đi kia có thể là một con thuyền độc mộc, và Mạnh Hạo Nhiên là người khách song cũng có thể là người lái thuyền, do đó nó là một con thuyền cô đơn.

Tuy nhiên, ta cũng có thể hiểu từ “cô phàm” ở đây chỉ là cách nói biểu tượng của nhà thơ Lí Bạch, trong đó có hòa quyện được cảm giác của mình với Mạnh Hạo Nhiên, đó là một chuyến đi đơn độc mà Mạnh Hạo Nhiên chính là hành khách du nhất. Hình ảnh bóng dáng con thuyền khuất bóng trong không gian bao la của sông nước cũng được nhà thơ thể hiện thật đặc biệt, sự xa mờ của bóng dáng con thuyền khi nó đi xa không chỉ tạo ra cảm giác mất mát của nhà thơ mà trong sự cảm nhận tinh tế, nhà thơ còn thấy được sự hòa nhập của con thuyền với thiên nhiên, với vũ trụ, khi nó đã hòa làm một với màu xanh không điểm kết thúc của mây trời, của sông nước.

Và con thuyền từ từ xa khuất tầm mắt, tạo ra sự cản trở trong sự dõi theo của nhà thơ Lí Bạch “Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”, khi con thuyền chỉ còn là một chấm nhỏ rồi lại dần dần mất hút trong tầm nhìn, thì không gian trước mắt nhà thơ chỉ còn lại dòng sông Trường Giang rộng lớn, chảy tít tắp về phía chân trời. Không gian rộng lớn của dòng sông càng làm cho tâm trạng của con người thêm choáng ngợp, lưu luyến. Vì khi đứng trước những nơi rộng lớn, mênh mông như vậy, con người thường cảm nhận thấy sự nhỏ bé của bản thân, và từ đó tâm trạng cũng đeo những nỗi sầu mien viễn. Trong hoàn cảnh của nhà thơ thì lại càng đặc biệt hơn, vì nó gắn liền với giây phút chia li, nên nỗi buồn ấy như thêm đậm đặc, như được nhân lên nhiều lần.

Bài thơ là một bức tranh cảm động về tình bạn bè thân thiết, gắn bó của nhà thơ Lí Bạch đối với người bạn tâm giao Mạnh Hạo Nhiên, và tình bạn thân thiết đó được thể hiện trong bối cảnh của cuộc chia li đầy lưu luyến. Bài thơ không chỉ thể hiện được tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng của nhà thơ và người bạn cố nhân, mà thông qua bức tranh tâm trạng của nhà thơ, khung cảnh của tự nhiên tuy trầm và buồn cũng đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.

0