25/05/2017, 00:25

Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây mùa thu tới- Xuân Diệu.

Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây mùa thu tới- Xuân Diệu để thấy được nỗi niềm và cảm xúc của nhà thơ về mùa thu. Xuân Diệu được coi là ông hoàng của dòng thơ tình Việt Nam, và trong phong trào thơ Mới thì ông không chỉ là một gương mặt tiêu biểu, một cây bút tài năng mà ...

Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây mùa thu tới- Xuân Diệu để thấy được nỗi niềm và cảm xúc của nhà thơ về mùa thu. Xuân Diệu được coi là ông hoàng của dòng thơ tình Việt Nam, và trong phong trào thơ Mới thì ông không chỉ là một gương mặt tiêu biểu, một cây bút tài năng mà ông còn được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, và trong phong cách thơ ca của ông, thì dù viết về đề tài gì, thì người đọc cũng cảm nhận được chất trữ tình trong ...

Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây mùa thu tới- Xuân Diệu để thấy được nỗi niềm và cảm xúc của nhà thơ về mùa thu.

Xuân Diệu được coi là ông hoàng của dòng thơ tình Việt Nam, và trong phong trào thơ Mới thì ông không chỉ là một gương mặt tiêu biểu, một cây bút tài năng mà ông còn được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, và trong phong cách thơ ca của ông, thì dù viết về đề tài gì, thì người đọc cũng cảm nhận được chất trữ tình trong từng câu chữ, cũng bởi lẽ đó mà Xuân Diệu được coi là nhà thơ của tình yêu, nhà thơ của sức sống. Một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Xuân Diệu có thể kể tới, đó chính là bài thơ “Đây mùa thu tới”, bài thơ thể hiện được nỗi niềm, cảm xúc của nhà thơ khi biết mùa thu đã về, cùng với đó là tâm trạng xuyến xao, bồi hồi lưu luyến khi một mùa thu nữa lại đến, cũng có nghĩa là những vẻ đẹp của cuộc sống cũng bắt đầu bước vào thời điểm tàn úa, phôi pha.

Trong văn chương xưa nay, mùa thu xuất hiện trong các áng văn đều gợi một nỗi niềm sầu thảm, chia li, bởi nó gợi ra sự mất mát, tàn úa của cảnh vật, sự bi thương của lòng người. Viết về mùa thu không phải là một đề tài mới mẻ, nó đã quá quen thuộc trên văn đàn, đã có rất nhiều những tác phẩm hay, những bài thơ nổi tiếng viết về đề tài này. Nhưng khi đến lượt mình, Xuân Diệu đã tạo ra được những cái mới lạ từ cái đề tài tưởng chừng như đã quen thuộc đấy, bằng tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ, bằng tài năng cảm nhận, tái hiện xuất sắc của thi nhân, Xuân Diệu đã vẽ ra một bước tranh mùa thu hoàn toàn mới lạ, mới lạ từ những chất liệu, từ những cung bậc cảm xúc chân thành mà nhà thơ đã khéo léo lồng ghép vào bức tranh thơ đó.

Nếu như trong khổ thơ đầu, nhà thơ Xuân Diệu đã chỉ ra dấu hiệu của mùa thu, dù chỉ thông qua hình ảnh của rặng liễu đìu hiu thôi nhưng người đọc lại có những liên tưởng rõ nét, sống động về mùa thu, bởi nhà thơ không gợi ra hình ảnh rặng liễu như những sự vật, hiện tượng thông thường của tự nhiên mà lại gợi vẽ thông qua dòng cảm nhận tinh tế mà đầy độc đáo của mình. Rặng liễu mùa thu đứng “đìu hiu”, dường như trong cách cảm nhận của nhà thơ thì rặng liễu này không phải vô tri vô giác mà nó cũng mang cảm xúc, trạng thái như một con người thực sự, đó chính là dáng vẻ cô đơn, lẻ loi lại có phần sầu thảm, vẻ đượm buồn ấy được nhà thơ ví như “đứng chịu tang”, tức là đối diện với sự đau thương, mất mát đến tột độ.

Những cành liễu rủ được nhà thơ liên tưởng đến mái tóc dài của người thiếu nữ, và hình ảnh của người thiếu nữ ấy cũng thật buồn, mái tóc dài buông xuống nhưng cũng không thể che khuất đi được đôi mắt u buồn, đẫm lệ “Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”, có lẽ đó chính là những bất an, dự cảm chẳng lành về sự chia li sắp tới nên ngay cả những cảnh vật vô tri cũng mang những cảm giác mất mát, phôi pha đến như vậy. Trước những cảnh vật nhuốm màu chia phôi, nhà thơ Xuân Diệu, người luôn mang trong mình tình yêu, niềm đam mê cháy bỏng với sự sống trần thế, với cảnh sắc thiên nhiên đã không khỏi vội vã, bồi hồi “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”, đây không chỉ là sự báo hiệu cho mọi người biết rằng mùa thu đang về, mà còn là tiếng giục giã đầy gấp gáp, vội vàng, kêu gọi mọi người hãy cảm nhận, hãy tận hưởng giây phút của thực tại.

Tuy nhiên, khổ thơ đầu tiên mới bước đầu phác họa bức tranh mùa thu, với những nét gợi tả khái quát nhất như tạo cho người đọc một tâm thế để đón nhận, phải đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ mới thể hiện rõ nét, khắc họa sinh động trước mắt của người đọc những dấu hiệu cụ thể của mùa thu, và cũng như khổ thơ đầu thì khổ thơ thứ hai này nhà thơ không chỉ đơn thuần gợi tả thiên nhiên, mà còn phác họa nó qua lăng kính cảm nhận chủ quan của mình. Cũng có lẽ vì vậy mà mỗi trang thơ của Xuân Diệu đều có sức lôi cuốn mạnh mẽ với người đọc, bởi sự nhạy bén của tâm hồn, bởi sự dạt dào cảm xúc của một tâm hồn đầy đa cảm.

“Hơn một loài hoa đã rụng cành”.

Mùa thu đến là lúc vạn vật bắt đầu trút bỏ từng chiếc lá, những bông hoa cũng luyến tiếc mà nói lời li biệt với cành. Cảnh vật mùa thu thường gợi đến sự héo úa, tàn phai. Cùng dòng cảm nhận đó, nhưng với tâm hồn đầy nhạy cảm, luôn luyến tiếc với cảnh sắc tự nhiên thì nhà thơ Xuân Diệu đã lựa chọn cho mình một cách thể hiện hoàn toàn mới lạ. Vẫn là những dấu hiệu của sự tàn úa, mất mát nhưng nhà thơ đã giản lược đi các yếu tố gợi buồn, thông qua đó dùng các từ ngữ lượng hóa, vừa thể hiện chân thực cảnh sắc, chân thực về tâm hồn nhưng cũng làm cho người đọc bớt đi cảm giác mất mát, u sầu. Nhà thơ đã sử dụng từ “hơn một” thay vì dùng cho rất nhiều hay tất cả những loài hoa rụng cành.

Cách dùng từ này thật độc đáo, bởi nó vừa gợi cho người đọc liên tưởng đến khung cảnh tàn úa dần của cây cối, hoa lá, lại vừa tránh được cảm giác hụt hẫng, mất mát, người đọc cần cảm nhận, suy tư mới có thể nhận ra, hay nói cách khác đây chính là sự đánh lừa cảm giác, nhà thơ Xuân Diệu như muốn tạo cho con người một tâm thế, một sự bình tĩnh nhất định trước sự thay đổi của thiên nhiên. Khi đã có sự chiêm nghiệm, liên tưởng nhất định, người đọc hình dung ra được hình ảnh của những bông hoa, những cánh hoa dần dần lìa khỏi cành, đây cũng là lúc người đọc cảm nhận được hơi thở của mùa thu đã tràn về. Những hình ảnh nhà thơ Xuân Diệu lựa chọn để đưa vào bức tranh mùa thu của mình cũng là những hình ảnh độc đáo, được lựa chọn cẩn trọng.

“Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”

Ta có thể nhận thấy, đó đều là những hình ảnh có sức gợi tả, kích thích liên tưởng mạnh mẽ đến người đọc, người nghe. Từ sự miêu tả khái quát về hiện trạng của các loài hoa, khi chúng đã bắt đầu lìa cành, cuốn theo mùa thu thì đến câu thơ này, nhà thơ lại gợi ra cái cụ thể của khung cảnh đó, từ không gian rộng lớn, bất định, nhà thơ đã hướng sự chú ý của người đọc đến một không gian hẹp hơn, cụ thể hơn – không gian của khu vườn. Và trong khu vườn đấy, những sắc đỏ rực rỡ, tươi thắm không còn nhuận sắc như ban đầu, màu xanh cũng không còn gợi sức sống nữa mà nó đã dần dần trở nên héo úa . Vì vậy mà dù vẫn còn sắc đỏ của hoa, sắc xanh của lá đấy nhưng người đọc lại cảm nhận đước sự mất mát không tên, có lẽ bởi chính sự nhạt nhòa của cảnh sắc.

“Những luồng run rẩy rung rinh lá”

Không không gian của mùa thu đó, những cơn gió vẫn nhẹ nhàng thổi, đó là những luồng “run rẩy”. Từ run rẩy gợi cho ta cảm nhận về những đợt gió nhẹ nhưng thổi dồn dập, gấp gáp. Và chính sự gấp gáp, vội vàng đó đã làm cho những chiếc lá trên tán cây kia rung rinh, đưa đẩy theo chiều gió. Sẽ là rất lãng mạn nếu như khung cảnh này trong mùa xuân hay mùa hạ, nó sẽ gợi ra sự hòa quyện vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng những cơn gió này lại là gió mùa thu, nó không phải làm vui đùa, tôn vinh vẻ đẹp của những chiếc lá mà chính những luồng gió nhẹ ấy đã vô tình tạo ra sự cách ngăn, chia li của những chiếc lá với nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng mình, đó chính là cành cây. Gió đưa làm lá rụng, và còn lại trong không gian chỉ là những chiếc cành khẳng khiu, trơ trọi của thân cây:

“Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Như vậy, bài thơ “đây mùa thu tới” của nhà thơ Xuân Diệu đã mang cho người đọc một bức tranh mùa thu với vẻ đẹp tàn úa, gợi ra cảm giác của sự chia phôi, li biệt. Đồng thời, qua bài thơ này, đặc biệt là khổ thơ thứ hai của bài ta còn cảm nhận được bức tranh của tâm hồn của nhà thơ Xuân Diệu, đó là một tâm hồn đầy nhạy cảm cùng tình yêu thiết tha với sự sống, và chính vì tình yêu đó mà trước viễn cảnh tàn úa của thiên nhiên không tránh được cảm giác xót xa, hối hả cảm nhận, tận hưởng từng giây phút của thời tươi.

0