25/05/2017, 00:24

Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Đề bài: Em hãy trình bày những nét đặc sắc trong Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một tác phẩm kiệt tác không chỉ của nền văn học trung đại nói riêng mà còn là tác phẩm bất hủ của nền văn học Việt Nam nói chung. Nhắc ...

Đề bài: Em hãy trình bày những nét đặc sắc trong Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một tác phẩm kiệt tác không chỉ của nền văn học trung đại nói riêng mà còn là tác phẩm bất hủ của nền văn học Việt Nam nói chung. Nhắc đến “Truyện Kiều” người ta nhớ đến một nàng Kiều tài sắc nhưng lại có một số phận nổi trôi, bất hạnh. Qua việc xây dựng nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du muốn thể hiện một hiện ...

Đề bài: Em hãy trình bày những nét đặc sắc trong

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một tác phẩm kiệt tác không chỉ của nền văn học trung đại nói riêng mà còn là tác phẩm bất hủ của nền văn học Việt Nam nói chung. Nhắc đến “Truyện Kiều” người ta nhớ đến một nàng Kiều tài sắc nhưng lại có một số phận nổi trôi, bất hạnh. Qua việc xây dựng nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du muốn thể hiện một hiện thực xã hội đầy bất công, đó chính là xã hội đầy đen tối khi những đồng tiền có khả năng tác động, chi phối, thậm chí có thể đẩy một con người tài sắc đến tận cùng của tấn bi kịch. Đó chính là nội sung sâu sắc mà nhà thơ phản ánh được trong tác phẩm. Nhưng để truyện Kiều đạt đến tận cùng cảm xúc của người đọc thì ta không thể không kể đến những nghệ thuật đặc sắc mà nhà thơ Nguyễn Du thể hiện qua tác phẩm này.

Nguyễn Du được coi là đại thi hào dân tộc không chỉ bởi ông là người có vóc dáng về tư tưởng, nội dung truyền tải sâu sắc, hấp dẫn mà Nguyễn Du còn là bậc thầy trong sử dụng nghệ thuật, không chỉ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh mà còn là nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật đầy tinh tế. Chẳng những thế mà khi đọc truyện Kiều, độc giả có thể cảm nhận một cách chân thực, rõ nét như thế về Thúy Kiều, thông qua lời dẫn dắt khéo léo, nghệ thuật xây dựng tài tình mà người đọc như vui, như buồn, như sống cùng với những tâm trạng của nàng Kiều. Đây chính là thành công lớn nhất của một tác phẩm khi đưa cảm xúc của người đọc vào cảm xúc của nhân vật.

Trước hết, đó chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật đầy độc đáo, trong truyện Kiều thì dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật phản diện hay chính diện thì đều được nhà thơ Nguyễn Du khắc họa với những nét đặc trưng tiêu biểu, để khi nhắc về những nhân vật này thì người đọc có thể hình dung ra cả diện mạo cũng như tính cách. Chẳng hạn như khi miêu tả Mã Giám Sinh, nhà thơ Nguyễn Du đã viết : “ Quá niên trạc tuổi tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, chỉ hai câu thơ thôi nhưng ta có thể thấy được cái trơ trẽn, lố lăng của Mã Giám Sinh, dù đã đứng tuổi “trạc tứ tuần”, nhưng vẫn ăn mặc, chải chuốt thái quá, cố làm cho mình trẻ trung, phù hợp với “phong cách” hỏi vợ, nhưng diện mạo ấy, sự lố lăng ấy đã bóc trần được con người giả dối của hắn ta.

Hay khi miêu tả Kim Trọng, nhà thơ viết “Đề huề lưng túi gió trăng/ Sau lưng theo một vài thằng con con”. Tuy không miêu tả rõ diện mạo nhưng chỉ nhìn dáng vẻ thôi ta cũng cảm nhận được dáng vẻ của một nho sinh tao nhã. Nếu trong văn chương các giai đoạn trước đấy, các tác giả trung đại thường lấy thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp. Nhưng với Nguyễn Du thì lại khác, ông lấy con người làm vẻ đẹp trung tâm của vũ trụ, và thiên nhiên chỉ là bước đệm để tôn lên vẻ đẹp của con người. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” khi Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của hai chị em. Với Thúy Vân là:

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải nhún nhường, khuôn mặt đẹp như mặt trăng ngày Rằm, đôi mày ngài như cảnh liễ rủ. Và vẻ đẹp ấy khiến cho mây, tuyết của thiên nhiên cũng phải “thua”, “nhường”. Với cách miêu tả này cũng dự đoán cho ta thấy một tương lai bằng phẳng, yên bình của nàng Vân. Khác với nàng Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp đối nghịch với tự nhiên, vì cái đẹp của nàng vượt qua mọi chuẩn mực thông thường nên hoa, liễu phải hờn, ghen. Và vẻ đẹp này cũng dự đoán một tương lai đầy bất ổn, thăng trầm:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoag hen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Không chỉ thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật, mà trong tác phẩm Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du còn thể hiện tài năng bậc thầy ki đi miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là miêu tả thông qua theien nhiên, hay còn gọi là “tả cảnh ngụ tình”. Trong cái nhìn của Nguyễn Du thì cảnh vật luôn có mối quan hệ mật thiết đối với con người, vì vậy mà trong truyện Kiều, thiên nhiên chính là phương tiện giúp nhân vật bộc lộ, dãi bày. Vì trong truyện Kiều, khi miêu tả tâm trạng của nhân vật, những cảnh sắc của tự nhiên không được nhà thơ nhìn bằng cái nhìn thị giác mà bằng cái nhìn của tâm trạng. Chính nhà thơ cũng thể hiện điều này trong tác phẩm qua hai câu thơ:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Nói về nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” ta có thể thấy rõ nét nhất qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, đây là đoạn trích khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều khi bị Mã Giám Sinh bán vào lầu xanh và hiện tại thì đang sống cuộc sống bí bách, cầm tù nơi lầu Ngưng Bích. Tại đó, Kiều nhớ về cha mẹ, về chàng Kim, tủi phận khi nghĩ đến mình. Đặc biệt, đoạn trích còn có những đoạn thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
….
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Đó chính là cái nhìn tâm trạng của nàng Kiều, khi đứng ở lầu Ngưng bích nàng nghĩ về tương lai, về quãng đường tiếp theo của mình và đó cũng là những dự cảm chẳng lành về cuộc sống của chính mình khi mọi con đường nàng đều lẻ loi, cô độc một mình, cuộc sống nổi trôi bất định khiến cho nàng cảm thấy hoang mang, trống vắng “Hoa trôi man mác biết là về đâu”. Những hình ảnh thiên nhiên được sử dụng ở đây, đó chính là “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”, “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi”… đó đều là những hình ảnh gợi sầu hay chính tâm trạng của nàng Kiều đã khiến chúng đeo sầu. Hiểu theo cách nào ta cũng chỉ thấy xót xa, lo lắng cho nàng Kiều trước những dự cảm chẳng lành đó.

Như vậy, Nguyễn Du không chỉ là một nhà văn, nhà thơ thiên tài khi phát lựa chọn cho Truyện Kiều một nội dung nóng bỏng, có sức lay động đến độc giả, bởi sự sâu sắc, tinh tế trong truyền tải nội dung ấy. Mà còn bởi nghệ thuật miêu tả bậc thầy, những nhân vật không chỉ được khắc họa rõ nét về hình dáng mà còn đầy đủ về tính cách, điều đặc biệt nhất đó chính là nhà thơ không hề miêu tả dài dòng về những nhân vật này mà chỉ khái quát trong đôi ba câu. Vì vậy mà ta càng thấy cảm phục tài năng của nhà thơ, không chỉ vậy, nghệ thuật được xem là đặc sắc bậc nhất của truyện Kiều chín là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

0