25/05/2017, 00:25

Phân tích nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng.

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng từ đó nêu lên ý nghĩa biểu chánh của tác phẩm. Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, có sức lay động, cảm hóa mạnh mẽ nhất với con người, dân tộc Việt Nam được biết đến là một dân tộc trọng tình ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng từ đó nêu lên ý nghĩa biểu chánh của tác phẩm. Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, có sức lay động, cảm hóa mạnh mẽ nhất với con người, dân tộc Việt Nam được biết đến là một dân tộc trọng tình nghĩa, tình cảm gia đình, tình nghĩa của bậc phụ mẫu với con cái, và con cái đối với các bậc sinh thành luôn được đánh giá cao, chữ “hiếu” luôn tồn tại trong trái tim của mỗi người, ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng từ đó nêu lên ý nghĩa biểu chánh của tác phẩm.

Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, có sức lay động, cảm hóa mạnh mẽ nhất với con người, dân tộc Việt Nam được biết đến là một dân tộc trọng tình nghĩa, tình cảm gia đình, tình nghĩa của bậc phụ mẫu với con cái, và con cái đối với các bậc sinh thành luôn được đánh giá cao, chữ “hiếu” luôn tồn tại trong trái tim của mỗi người, dù có trải qua bao nhiêu thời đại, bao thế hệ thì sự hiếu nghĩa, ý thức báo đáp công ơn của bậc sinh thành chưa bao giờ là hiếm. Bao đời nay, qua các câu chuyện dân gian, qua các tác phẩm văn chương thì các tác giả cũng đề cập đến thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Và một trong những tác phẩm viết về đề tài gia đình, mà cụ thể hơn là viết về tình nghĩa cha con sâu nặng, có thể kể đến đó là tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

Tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” là tác phẩm viết về tình cha con giữa nhân vật Sửu và Ti, tuy nhiên, đoạn trích mà ta tìm hiểu đây không phải toàn bộ tác phẩm này, mà đó chỉ là một trích đoạn thuộc phần sau của chương IX. Trích đoạn này thể hiện được cảm động của tình cảm cha con, trải qua bao nhiêu biến cố của cuộc đời, Trần Văn Sửu đã quyết định về thăm lại những người con của mình, tuy nhiên thì người cha này cũng chưa bao giờ thôi mặc cảm về thân phận của mình, ông ta sợ vì mình mà những người con phải chịu khổ, phải gánh chịu những lỗi lầm mà ông đã gây ra. Đoạn trích là một tình cảnh đầy éo le, song cũng vô cùng cảm động, cảm động bởi chính những tình cảm tha thiết, sâu sắc của người cha dành cho những người con và tình cảm sâu nặng, tôn kính của người con đối với cha của mình.

Tình cảm cha con của nhân vật Trần Văn Sửu và người con tên Ti của mình được thể hiện mô cùng sâu sắc, qua một tình huống cụ thể, vì quá nhớ nhung đối với những người con mà Trần Văn Sửu đã lén trở về thăm con, và tình huống bất ngờ diễn ra, đó chính là Tí, người con của Sửu đã phát hiện ra cha về thăm, dù người cha có cố sức trốn chạy, nhưng trước tình cảm nhớ thương của Tí dành cho cha đã ngăn được bước chân vội vã, gấp gáp của cha, và hai cha con đã có một cuộc đối thoại đầy xúc động. Trần Văn Sửu vốn là một người nông dân chân chất, hay lam hay làm, là một người đàn ông trụ cột thực sự của gia đình, vì vợ con ông ta không ngại cực khổ làm lụng.

Sẽ là rất hạnh phúc nếu như vợ anh ta- Thị Lựu là một người hiền lương, thủy chung, dù đã có ba mặt con nhưng người đàn bà ấy vẫn đong đưa, ngoại tình với người đàn ông khác, phản bội lại chồng. Và đau đớn hơn nữa, Trần Văn Sửu lại tận mắt chứng kiến vợ mình cùng với người đàn ông khác, ngay trong căn nhà của mình, chị ta không những không biết hối lỗi mà còn ăn nói hỗn hào, ngăn Sửu lại để tình nhân chạy thoát, vì quá tức giận, Trần Văn Sửu đã xô vợ, không may Thị Lựu ngã ngay vào phản chết ngay. Hoàn cảnh éo le đã đẩy Sửu vào con đường cùng, phải bỏ quê hương đi trốn ở nơi đất khách, buộc lòng phải để lại những đứa con thơ là Sung, Tí và Quyên phải sống lương nhờ ông ngoại.

Sau mười mấy năm trốn tránh, Trần Văn Sửu không chỉ mưu lợi, bảo vệ bản thân mà người cha ấy còn sống vì trách nhiệm, vì tình thương với những đứa con thơ, mong có ngày thấy được mặt con. Nghĩa à anh ta không ngại những hình phạt cho những hành động của mình gây ra, càng không sợ cái chết, cái anh ta sợ hãi nhất đó chính là không được gặp những người con của mình “…mười một năm nay cực khổ, song ráng mà sống, là vì trông mong có ngày thấy được mặt con. Nay về đến đây, chưa gặp được con mà phải đi thì làm sao được, trời đất ơi”. Vì nhớ thương con mà Trần Văn Sửu đã bất chấp mọi hiểm nguy, cản trở mà quay về thăm con, nhưng sự “thăm” này cũng không đường đường chính chính, mà là sự lén lút vì người cha ấy chỉ muốn gặp lại những người con cho thỏa niềm mong nhớ, không muốn chúng phát hiện vì không muốn tạo ra áp lực, gánh nặng cho chúng.

Trước hoàn cảnh thực tại, thấy được các con có cuộc sống ổn định, có tương lai rộng mở trước mắt, hình ảnh người cha ấy càng trở nên đẹp đẽ, đáng quý khi có những suy nghĩ nghiêm túc, ý thức về trách nhiệm của mình với các con, bởi nếu bây giờ xuất hiện thì chỉ có bản thân mình được thỏa mãn, còn những người con thì sao, bản thân mình đang là người sống lưu lắt, chui lủi nay trở về ắt chẳng phải tạo gánh nặng cho các con hay sao, và trong lúc bế tắc ấy, Trần Văn Sửu đã nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát cho tất cả, cho mình và cho các con “ Bây giờ mình còn sống làm gì nữa! Bấy lâu nay mình sống lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó”

Như vậy, đến đây ta thấy tình thương sâu sắc của Trần Văn Sửu đối với các con, bởi tình thương gắn liền với trách nhiệm của người làm cha, và khi đã biết các con vẫn sống tốt, chúng không những không oán mình mà còn kính trọng mình thì gánh nặng trong lòng được buông bỏ, người cha ấy muốn được giải thoát “…bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên được hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Ta thấy nhân vật Sửu chưa một phút giây quên đi những chuyện đau buồn trong quá khứ, hình ảnh Thị Lựu nằm ngay đơ, miệng nhỏ mấy giọt máu đỏ lòm vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí. Và những đớn đau, dằn vặt đó sẽ theo anh ta đến hết cuộc đời, nên a ta nghĩ đến cái chết như một cách để giải thoát.

Nhưng sự thăm nom bí mật của Trần Văn Sửu đã bị phát hiện bởi Tí, người con của Sửu, thấy bóng dáng quen thuộc, Tí đã đi theo cha và khi Sửu có ý định nhảy sông tự tử thì Tí đã kịp thời can ngăn, vì quá bất ngờ nên Trần Văn Sửu không nói được câu gì, chỉ im lặng mà cảm nhận và cảm thương “Lúc ấy, Trần Văn Sửu như mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước trong mắt tuôn ròng ròng…” đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, song cũng là giọt nước mắt của sự đau khổ, bế tắc. Hai cha con đã ôm chầm lấy nhau mà khóc, giọt nước mắt lần này lại là giọt nước mắt của đoàn viên.

Qua những lời tâm sự của Trần Văn Sửu với con ta còn nhận thấy được ở người đàn ông này một phẩm chất đáng quý khác nữa, đó chính là con người tình nghĩa, một người cha đầy ý thức. Cho dù đúng là do Thị Lựu ngoại tình nên gia đình mới tan đàn xẻ nghé như bây giờ, con không được gặp cha, nhưng người cha ấy không muốn gieo rắc vào đầu óc con mình những hận thù của người lớn, trong cảm nhận của Trần Văn Sửu tuy Thị Lựu không phải một người vợ tốt, nhưng là một người mẹ tốt, thực hiện đầy đủ trách nhiệm với con mình, nên chị ta cũng xứng đáng nhận được sự tôn trọng của những đứa con. Vì vậy mà Trần Văn Sửu khuyên con không được hận thù mẹ, mà phải tôn trọng mẹ “…Con không nên phiền trách má con. Má có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con…”

Trích đoạn “Cha con nghĩa nặng” là một câu chuyện đầy xúc động về tình cha con, đặc biệt thông qua nhân vật người cha là Trần Văn Sửu độc giả còn cảm nhận được rất nhiều nét đẹp trong phẩm chất, trong tâm hồn của ông ta, đó là một người đàn ông khẳng khái, bộc trực, một người cha tốt, đầy ý thức trách nhiệm với những đứa con, vì những đứa con mà ông ta chấp nhận mọi đau khổ, phiền toái, chỉ mong các con có một cuộc sống yên bình, tốt đẹp, đó cũng là một người đàn ông có suy nghĩ rất rạch ròi, công bằng, ông ta không lấy cái bất hạnh của bản thân ra để gieo rắc vào đầu con mình nỗi hận thù người mẹ mà ngược lại ông ta còn rất nghiêm khắc khi nhắc nhở con, phải biết tôn trọng, yêu thương mẹ.

0