Phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh- Văn 12
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Được biết đến là nhà thơ của hạnh phúc đời thường, thật dễ nhận ra rằng thơ Xuân Quỳnh chính vì thế mà như luôn luôn trăn trở những khao khát hạnh phúc, tình yêu với cuộc sống đời thường bình dị này. Không những thế thôi ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Được biết đến là nhà thơ của hạnh phúc đời thường, thật dễ nhận ra rằng thơ Xuân Quỳnh chính vì thế mà như luôn luôn trăn trở những khao khát hạnh phúc, tình yêu với cuộc sống đời thường bình dị này. Không những thế thôi đâu mà thơ Xuân Quỳnh lại như còn luôn nâng niu, trân trọng và chăm chút cho những hạnh phúc đơn sơ và bình dị ấy. Có thể nói trong số các bài thơ viết về tình yêu và cuộc sống thì có lẽ “Sóng” là thi phẩm đặc sắc hơn cả. Bởi ở “Sóng” ta như thấy được một tâm hồn như khao khát tình yêu, khát khao một tình yêu vừa hồn nhiên lại vừa chân thật, vừa mãnh liệt sôi nổi ít gặp của một trái tim phụ nữ.
Thật dễ có thể nhận thấy rằng xuyên suốt bài thơ là hai hình tượng sóng đôi là “sóng” và “em”. Dường như hình tượng con “sóng” chính là một hình ảnh ẩn dụ để nói cho những cung bậc cảm xúc của người con gái khi đang yêu. Còn hình tượng “em” lại chính là sự hóa thân của cái tôi trữ tình- Xuân Quỳnh. Có thể thấy ở hai hình tượng này có khi bị phân đôi tách biệt ra để tạo được sự soi chiếu vào nhau để làm nổi bật sự tương đồng. Đồn thời lại có lúc hòa nhập vào nhau tạo nên một âm vang cộng hưởng cứ ngân vang mãi không ngừng. Chỉ với việc thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh như đã bộc bạch như đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mãnh liệt và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đến mãnh liệt của đôi lứa.
Mở đầu bài thơ như đã ăm ắp hình tượng “sóng” với nhiều trạng thái khác nhau:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sóng biển đúng như tính chất vốn dĩ của nói có khi “dữ dội’ có lúc lại “dịu êm”, vừa “ồn ào” lại vừa “lặng lẽ”. Xuân Quỳnh đã thật tinh tế khi mượn những trạng thái khác nhau này của sóng để có thể chỉ r,thể hiện ra những tâm tư của người con gái đang yêu. Vẻ bề ngoài có khi họ thật đằm thắm, dịu dàng cho đến tha thiết nhưng dường như bên trong lại ẩn chứa một tâm hồn khao khát yêu thương mãnh liệt, dữ dội biết bao nhiêu. Có thể khẳng định rằng nhà thơ đã rất tài tình và khôn khéo khi đưa cặp đôi phạm trù nội dung mà chúng có tính đối nghịch đi liền nhau để nhằm có thể tạo ra sự so sánh giữa cái mạnh mẽ, ồn ào và cái dịu êm và có cả phần lặng lẽ qua đó nhằm diễn tả tính cách đan xen, đa chiều của người phụ nữ, nhất là khi họ đang yêu. “Sông không hiểu nổi mình” chính vì thế mà con sóng đã chủ động tìm ra biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Và cũng như em vậy, em “khát” được đến bên anh hay là đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em, về con người đích thực của em là như thế nào.
Cũng như những sóng ngàn năm ở đại dương sâu thẳm vẫn thế, tình yêu qua năm tháng vẫn là nỗi khát khao của những lứa đôi:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Từ “Ôi!” là một từ cảm thán đã được thốt lên như một nỗi thổn thức của trái tim đang yêu bồi hồi mà lại mãnh liệt. Với lối nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” dường như đã khẳng định sự trường tồn của con sóng. Sóng nước chính là thế và sóng tình dường như hiện lên cũng chẳng khác là bao. Có thể thấy rằng tình yêu từ ngàn đời nay như chẳng hề bất di bất dịch, đó đã trở thanh một quy luật của tự nhiên và đây là điều mà ai cũng khát khao mong muốn có được.
Những khao khát cháy bỏng là như thế, nó cũng đầy biến động nhưng cũng như sóng thì lúc này tình yêu thật khó hiểu và khó giải thích minh bạch, rõ ràng:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Từ xưa cho đến nay đã có ai định nghĩa rõ ràng và tường tận cho được tình yêu, và phải làm sao biết được tình yêu bắt đầu từ đâu cơ chứ. Và làm sao có thể hiểu được trọn vẹn tình yêu đây? Ta như chỉ biết rằng tình yêu đến là “khi nào ta yêu nhau”. Đây là một cách cắt nghĩa, một sự lý giải về tình yêu rất Xuân Quỳnh, một cách cắt nghĩa rất nữ tính,đầy trực cảm của mọt tâm hồn yêu.
Tình yêu từ trước đến nay như thường đi kèm với nỗi nhớ. Chính vì thế mà nỗi nhớ cũng đã được gọi tên và được nhắc đến. Tuy nhiên, có thể thấy nỗi nhớ của người con gái đang yêu trong bài thơ này như đã thật mãnh liệt và dạt dào:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã như mượn những hình ảnh những con sóng “dưới lòng sâu – trên mặt nước” nó như triền miên, như là vô hạn luôn hướng tới bờ để diễn tả nỗi nhớ người yêu của người con gái. Có thể nói nỗi nhớ ấy như dài thêm ra là nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên được và cũng không thể nào nguôi. Nỗi nhớ như còn đã bao trùm lên cả không gian và thời gian: “Ngày đêm không ngủ được”. Khổ thơ này cũng thật đặc biệt, nó như dài hơn so với các khổ thơ khác. Và đây chính là ngụ ý của tác giả, nỗi nhớ anh như cứ dài ra ngay cả con chữ cũng nhiều hơn. Và để khi vắng anh, em nhớ. Nỗi nhớ như cắt cứa ngày đêm em nhớ, khi thức, em nhớ thì có lẽ đây được coi là biểu hiện bình thường. Nhưng ở đây, dường nhu nhân vật “em” cả trong mơ em cũng vẫn nhớ đến anh. Đó chính là một nỗi nhớ mới da diết, khắc khoải, cứ thổn thức không yên: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”.
Với một tình yêu hết sức mãnh liệt, chân thành thì cho dù là “nơi nào em cũng nghĩ”, cũng “hướng về anh”, duy nhất một mình anh. Giống như:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Khổ thơ như cũng là một cách để nhà thơ khẳng định tình yêu chân thành. Con sóng nào cũng sẽ cập bến bờ dù có xa xôi cách trở đến nhường nào. Cũng như tình yêu chân thành vậy, sự chân thành sẽ đưa ta đến bến bờ hạnh phúc dù gian nan hay khó khăn đi nữa. Anh và em với tình yêu mãnh liệt sẽ cùng vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.
Nếu như ta nhận thấy rằng ở những khổ thơ trước là tình yêu dào dạt với những cung bậc thương nhớ giận hờn có cả sự mong ngóng thì đoạn thơ này nhà thơ lại thể hiện những băn khoăn, lo lắng:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Tương lai hạnh phúc như hãy còn đang ở phía trước kia. Và chính vì thế, ý thức về thời gian và sự thay đổi đã khiến nhà thơ- nhân vật trữ tình dường không khỏi lo lắng, trăn trở. Những từ ngữ đưỡ sử dụng như “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” như chứa đựng ít nhiều nỗi âu lo về một tương lai, nỗi lo âu về hạnh phúc sắp tới. Tuy thế mà dường như nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả khó khăn, sẽ trường tồn cùng với thời gian:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Tới đây, người đọc như cũng đã nhận ra rằng trong cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để có thể tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn đã được đẩy cao đến khát vọng khi muốn được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa. Và chắc hẳn phải có một tình yêu mãnh liệt biết bao và lớn lao thì mới có được khát khao đủ đầy đến thế.
Như vậy, chỉ thông qua hình tượng “sóng” và “em”, bài thơ dường như đã tạo cho người đọc biết đến một người con gái đang yêu hiện lên với tất cả những cung bậc tình cảm. Sử dụng thành công thể thơ năm chữ có tác dụng tạo ra những nhịp điệu giống như nhịp điệu của những con sóng với những âm hưởng mênh mang, dào dạt. Với những tình cảm dạt dào đến cháy bỏng, khát khao ấy, đây hẳn phải là một người con gái thật sâu sắc, chân thành, thủy chung. Tất cả như đã hội tụ để làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu.
Nguồn: Văn mẫu hay