Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng, cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống
Nếu không nuôi dưỡng tâm hồn, chỉ quan tâm đến đời sống vật chất và những ham muốn tiền tài, địa vị thì tâm hồn con người sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, con người sẽ dễ rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ. Người Nga có câu nói: "'. Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu ...
Nếu không nuôi dưỡng tâm hồn, chỉ quan tâm đến đời sống vật chất và những ham muốn tiền tài, địa vị thì tâm hồn con người sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, con người sẽ dễ rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ.
Người Nga có câu nói: "'. Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói này?
Tham khảo dàn ý sau:
Mở bài: Dẫn câu nói của người Nga và khẳng định cuộc sống của con người chỉ có ý nghĩa khi có sự cân bằng, hài hoà giữa nhu cầu về giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Thân bài:
- Giải thích:
+ "Bánh mì": là biểu tượng cho những giá trị vật chất thiết yếu trong cuộc sống của mỗi con người như: cái ăn, nơi ở, cái mặc, những tiện nghi phục vụ nhu cầu của đời sống...
+ "Hoa hồng': là biểu tượng cho những giá trị, nhu cầu tinh thần của con người trong cuộc sống.
—» Ý cả câu: Cuộc sống của con người cần có sự cân bằng, hài hoà giữa những nhu cầu vật chất và tinh thần.
Nhưng câu nói trên cần được hiểu một cách linh hoạt bởi "nếu có hai cái"... mới quyết định "sẽ bán một cái..." - nghĩa là nhu cầu vật chất là nhu cầu trước tiên, quan trọng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với nhu cầu vật chất.
- Phân tích, bàn luận:
+ Cần phải nuôi dưỡng tâm hồn vì:
Tâm hồn (hay tinh thần) là một phần quan trọng khiến con người được là người với nghĩa đầy đủ nhất (chứ không phải là con vật, cũng không phải là một cỗ máy).
Nuôi dưỡng tâm hồn để con người được sống theo nghĩa đầy đủ nhất của cuộc sống (hướng thụ vật chất phải song hành hưởng thụ tinh thần).
+ Đểcó đời sống tâm hồn phong phú thì con người phải có đời sống vật chất tương đối đầy đủ. Con người không thể có đời sống tâm hồn phong phú, giàu có nếu đời sống vật chất quá chật vật, nghèo nàn. Ngoài ra, con người cần có ý thức nâng cao giá trị đời sống tinh thần của mình.
- Liên hệ thực tế và rút ra bài học:
+ Cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi người.
+ Phê phán một số biểu hiện của một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có cái nhìn thực dụng khi đánh giá con người, hoặc quá đề cao vật chất mà hạ thấp đời sống tinh thần, đổ "tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống" (Noóc-ma Ku-sin) hoặc quá đề cao đời sống tinh thần, lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời sống tinh thần mới đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáne đến đời sống vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn (thực chất, đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng).
+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng, thế giới tâm hồn của mình, nhất là trong cuộc sốnghiện nay.
+ Lao động hết mình để thoả mãn đầy đủ nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình.
Kết luận: Khẳng định lại vấn đề; nêu cảm nghĩ/lời nhắn gửi của bản thân.