Soạn bài Lai Tân (Hồ Chí Minh) - một bài thơ châm biếm đặc sắc.
Ý nghĩa châm biếm của bài thơ: đặt bài thơ trong bối cảnh đất nước Trung Hoa đang bị phát xít Nhật xâm lược mới thấy bộ máy chính quyền Lai Tân với những kẻ đứng đầu như bài thơ đã chỉ ra không chỉ xấu xa mà còn bạc nhược, đớn hèn, phản động, đáng lên án gấp nhiều lần. 1. M ở bài ...
Ý nghĩa châm biếm của bài thơ: đặt bài thơ trong bối cảnh đất nước Trung Hoa đang bị phát xít Nhật xâm lược mới thấy bộ máy chính quyền Lai Tân với những kẻ đứng đầu như bài thơ đã chỉ ra không chỉ xấu xa mà còn bạc nhược, đớn hèn, phản động, đáng lên án gấp nhiều lần.
1. Mởbài
- Giới thiệu về một nét phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù: bên cạnh những bài thơ trữ tình là những bài thơ được viết với bút pháp châm biếm đặc sắc.
- Lai Tân là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp châm biếm của Nhật kí trong tù.
2. Thân bài
Chất châm biếm của bài thơ được thể hiện ở những phương diện sau:
- Về đề tài: bài thơ Lai Tân đã vẽ nên một bức tranh sắc nét về xã hội Trung Hoa thời Tưởng Giới Thạch từ góc nhìn cụ thể là mảnh đất Lai Tân. Từ những điều mắt thấy tai nghe về những việc, những người đại diện cho bộ máy chính quyền của Lai Tân, tác giả đã khái quát bản chất của xã hội Lai Tân nói riêng và cả xã hội Trung, Hoa thời Tưởng Giới Thạch nói chung: bề ngoài thì có vẻ thái bình nhưng thực chất bên trong là đại loạn.
- Về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: Ba nhân vật được nhắc tới trong bài thơ là ba bức chân dung biếm hoạ với những nét đặc tả riêng: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng, mỗi người một việc, nhưng đều là những việc bất lương, trái với chức trách của mình và đều thản nhiên, ngang nhiên với những việc bất chính mà mình đang làm. Bài thơ thể hiện nghệ thuật biếm hoạ sắc sảo khi phác hoạ bộ mật của ba nhân vật, chức vụ càng cao thì sự xấu xa, vô trách nhiệm càng lớn. Chính vì thế mà hai chữ "thái bình" ở cuối bài thơ khiến tiếng cười châm biếm bật lên.
- Về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: hai chữ "thái bình" kết lại bài thơ như một lời luận bàn thâm thuý và sâu sắc về cái xã hội mà thái bình chỉ là cái vỏ, còn thực chất bên trong là rất nhiều ung nhọt. Câu thơ cuối thể hiện rõ phong cách trào phúng của Bác: nhẹ nhàng, thâm thuý như đứng bên trên, đứng cao hơn đối tượng để cười, để châm biếm.
-
3. Kết bài
Với bút pháp châm biếm sắc sảo, bài thơ thể hiện chất trí tuệ và phong thái Hồ Chí Minh. Chất trí tuệ thể hiện ở những nét vẽ sắc sảo, chỉ qua một vài nét chấm phá mà khắc hoạ được bản chất của từng nhân vật, khái quát bản chất của cả một xã hội; thể hiện ở cách cấu tứ với hai chữ "thái bình" kết thúc bài thơ. Phong thái người tù - chiến sĩ thể hiện ởcái nhìn hóm hỉnh, từ song sắt nhà lao mà nhìn thấu cả bộ mặt của xã hội Trung Hoa.