Chất cổ điển và tinh thần thời đại trong bài thơ Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh).
Tinh thần thời đại còn thể hiện ở sự vận động của tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ: Bài thơ mở ra với những hình ảnh và cảm hứng mang đậm chất cổ điển về một bức tranh chiều tĩnh lặng và u buồn, nhưng mạch thơ lại có sự chuyển đổi thật khoẻ khoắn, hướng về sự sống, ánh sáng, niềm vui. Đó chính là sự thể ...
Tinh thần thời đại còn thể hiện ở sự vận động của tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ: Bài thơ mở ra với những hình ảnh và cảm hứng mang đậm chất cổ điển về một bức tranh chiều tĩnh lặng và u buồn, nhưng mạch thơ lại có sự chuyển đổi thật khoẻ khoắn, hướng về sự sống, ánh sáng, niềm vui. Đó chính là sự thể hiện tinh thần lạc quan và tấm lòng nhân ái của người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh.
1. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Chiều tối được Hồ Chí Minh viết trên đường chuyển lao. Bài thơ được làm lúc chiều tối - thời điểm ngày đã tàn, Bác đã trải qua cả một ngày dài trên con đường đày ải, cơ cực trăm bề.
- Bài thơ được viết với những cảm xúc chân thực được gợi lên từ những cảnh, những người mà Bác đã gặp, đã thấy. Bài thơ chỉ có bốn câu ngắn gọn, giản dị nhưng rất tiêu biểu cho vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại của Nhật kí trong tù.
2. Thân bài
- Chất cổ điển: Chất cổ điển trong bài thơ Chiều tối thể hiện ở những phương diện sau:
+ Bức tranh chiều tối với những nét vẽ chấm phá, giàu sức gợi ở hai câu thơ đầu (cánh chim mỏi, đám máy lẻ loi) gợi lên một cảnh chiều nơi núi rừng tĩnh lặng, trầm buồn.
Một cánh chim bé nhỏ gọi về không gian chiều như những buổi chiều đã từng đi về trong thơ cổ (thơ Nguyễn Du, thơ Bà Huyện Thanh Quan,...). Và cảnh ấy như ẩn chứa một nét tâm trạng của nhân vật trữ tình (cũng mỏi mệt, đơn côi nơi xứ người), đủ gợi cho ta niềm đồng cảm với một con người gặp bước gian lao.
+ Thủ pháp miêu tả không gian, thời gian trong hai câu thơ sau: lấy ánh sáng đổ diễn tả bóng tối, lấy nhịp quay của chiếc cối xay ngô dưới bàn tay của người thiếu nữ để diễn tả vòng quay của thời gian.Câu thơ hàm súc, lời ít ý nhiều và dồi dào sức gợi.
- Tinh thần thời đại:
+ Tinh thần thời đại thể hiện ở sự vận động của cảm hứng thơ: Hai câu thơ đầu mang đến cho người đọc cảm giác u buồn, cô đơn khi cảm nhận cảnh chiều đồng thời có cảm giác rằng nỗi buồn, nỗi cô đơn sẽ càng trĩu nặng khi màn đêm buông xuống mà người tù thì vẫn mỏi mệt trên bước đường gian lao. Nhưng thật bất ngờ khi ở hai câu cuối, người tù lại hướng tâm tư, cảm xúc của mình đến ánh lửa hồng và gương mặt của người thiếu nữ sơn cước đang xay ngô bên bếp lửa. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lò than rực hồng - điểm sáng nổi bật giữa màn đêm, điểm sáng ấm áp của sự sống, cũng là nguồn sáng của tình đời, tình người và vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động,...
+
3. Kết bài
- Đánh giá chung: Với vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại, bài thơ Chiều tối đã đưa ta đến với những nỗi niềm, những tâm tư rất chân thật của một con người nhưng hơn hết là một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim bao la và một sức mạnh tinh thần lớn lao luôn nhìn ra vẻ đẹp khoẻ khoắn, đầy sức sống của cuộc sống, con người. Trong cảnh lao tù, Hồ Chí Minh đã thực sự là con người tự do.
- Cảm nhận riêng của cá nhân về vẻ đẹp của bài thơ.