Phân tích các đặc điểm tính cách của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
Đề bài: Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là người yêu mến, gắn bó với làng quê mình. Em hãy phân tích để làm nổi bật các đặ điểm tính cách này Kim Lân là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại, là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Kim Lân ...
Đề bài: Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là người yêu mến, gắn bó với làng quê mình. Em hãy phân tích để làm nổi bật các đặ điểm tính cách này Kim Lân là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại, là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Kim Lân có một vốn sống phong phú về cuộc sống nông dân, nông thôn lại có sự am hiểu về tâm lí, tính cách của những người nông dân. Đây là một thế mạnh để Kim Lân viết nên những tác ...
Đề bài: Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là người yêu mến, gắn bó với làng quê mình. Em hãy phân tích để làm nổi bật các đặ điểm tính cách này
Kim Lân là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại, là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Kim Lân có một vốn sống phong phú về cuộc sống nông dân, nông thôn lại có sự am hiểu về tâm lí, tính cách của những người nông dân. Đây là một thế mạnh để Kim Lân viết nên những tác phẩm về người nông dân, nông thôn. Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân viết về tình yêu nước của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã thể hiện được tình yêu nước thầm kín mà mãnh liệt của những người nông dân trong xã hội xưa.
Ông Hai trong tác phẩm hiện lên là một con người có tình yêu làng, tình yêu nước sâu sắc, tình yêu ấy được thể hiện ngay trong tình cảnh éo le, trớ trêu nhất, đó là khi nghe tin làng Chợ Dầu mình vẫn luôn tự hào theo giặc. Ông Hai đã có khoảng thời gian đấu tranh nội tâm sâu sắc giữa việc bảo vệ làng, theo làng hay theo nước. Thông qua hoàn cảnh éo le ấy thì hình ảnh của ông Hai cũng trở nên đẹp đẽ hơn, đáng trân trọng hơn bởi vì dù có yêu làng bao nhiêu nhưng ông quyết đứng về phía Đảng, phía cụ Hồ khi làng theo giặc.
Tình yêu làng của ông Hai trước hết thể hiện qua hành động khoe về làng, ông Hai vì hoàn cảnh sống nên buộc phải rời bỏ làng chợ Dầu mà đến vùng đất khác sinh sống. Ở đây, tình yêu làng, nhớ làng đã được ông Hai thể hiện qua những lời khoe của mình về làng chợ Dầu, đi đến đâu ông cũng khoe những cái tốt đẹp, cái tiến bộ của làng chợ Dầu, người thường xuyên nghe những lời khoe này của ông hai nhất chính là bác Thứ, người hàng xóm thân thiết mà ông Hai thường sang để tâm sự, chia sẻ.
Tình yêu làng của ông Hai được đặt trong một hoàn cảnh vô cùng éo le, trắc trở, đó là khi ông Hai nghe tin đồn về làng chợ Dầu theo giặc từ những người ở Gia Lâm lên. Tin tức này đối với ông Hai mà nói như sấm đán giữa trời quang, bởi trước đên nay điều là ông tự hào nhất đó chính là làng chợ Dầu. Ông thường đi khoe với mọi người về tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước của làng chợ Dầu. Bởi vậy mà khi đón nhận tin tức, ông Hai đã trải qua những trạng thái cảm xúc vô cùng phức tạp.
Nghe người đàn bà ẵm con nói về thông tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai lặng người đi, cổ họng cũng nghẹn dần, thông tin này thật quá sức khủng khiếp với con người yêu làng như ông Hai: “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi mà giọng lạc hẳn đi”
Ông Hai đã hỏi lại người vừa thông báo, lời nói có chút run rẩy như mong ngóng một lời phủ nhận từ người đàn bà “ Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”Khi người đàn bà xác nhận thông tin bằng lời nói không gì chắc chắn hơn thì ông Hai như một người đánh mất linh hồn, trả tiền đứng dậy chẹp miệng cười nhạt, vươn vai nói to: “Hà, nắng gớm, về nào”.
Ta có thể thấy lời nói của ông Hai hoàn toàn không hề ăn khớp với nội dung câu chuyện được bàn, bởi vì ông Hai đang cảm thấy bàng hoàng đau khổ và không muốn mọi người chú ý đến mình- một người dân làng chợ Dầu, mà giờ đây là một người dân của ngôi làng Việt gian, phản bội lại cách mạng.
Về đến nhà, ông Hai vẫn không thể buông lỏng được tâm trạng, ông nằm vật xuống giường, ông nghĩ đến sự cay nghiệt của mụ chủ nhà, ông thương những đứa con nhỏ của ông, rồi đây chúng sẽ sống ra sao với cái cái mác của người dân làng Việt gian, chúng còn là những đứa nhỏ như vậy chẳng phải quá tàn nhẫn với chúng rồi ư, ông Hai miên man suy nghĩ mà lâm vào bế tắc, khủng hoảng: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
Nỗi thất vọng, sự căm phẫn của ông thể hiện ra chính trong lời trách móc của ông dành cho những người dân làng chợ Dầu: “Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Ông Hai chỉ có thể tự đối thoại với mình, nỗi đau, sự thất vọng vì thế mà nhân lên gấp bội. Ông cũng có sự nghi ngờ với thông tin mình vừa nghe thấy, vì trong suy nghĩ và nhận thức của ông thì những người dân làng chợ Dầu đều là những người có tinh thần cả. Nhưng ông cũng ngay lập tức phủ định vì không có lửa thì làm sao có khói.
Ông Hai dần sợ những đám đông, khi thấy có một đám đông tụ tập bàn bạc gì đó thì ông lại cho rằng họ đang bàn tán về mình, về việc làng chợ Dầu theo giặc “Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ nghe thoáng đến những tiếng Tây, Việt gian là ông Hai lại lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi! Lại chuyện ấy rồi”.
Nghe những lời nói đầy cay nghiệt của mụ chủ nhà, ông Hai lo lắng về tương lai của mình và những đứa nhỏ, ông bắt đầu phân vân, trăn trở giữa việc về làng hay không về làng. Về làng thì sẽ chung cảnh việt gian, phải phản bội lại cách mạng, còn không về thì khó có thể sinh sống ở đây bởi những lời dị nghị của mọi người. Ông Hai đã đau khổ suy nghĩ rất lâu, cuối cùng tình yêu nước trong ông đã chiến thắng “Không thể được, Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
Ta có thể thấy ở đây những phẩm chất tốt đẹp của ông Hai, đó chính là tình yêu nước sâu sắc, tình yêu ấy có thể chiến thắng được tình yêu mà ông dành cho làng Chợ Dầu. Chứng kiến tình yêu làng của ông Hai ta mới thấy quyết định của ông Hai khó khăn như thế nào, ông Hai quyết theo cách mạng, quyết theo cụ Hồ, yêu làng nhưng làng theo giặc thì cũng phải thù.
Khi nghe được tin tức đính chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai đã vô cùng vui sướng, khuôn mặt buồn dầu khắc khổ bỗng trở nên vui tươi rạng rỡ hẳn lên. Ông vui nên đã mua quà chia cho những đứa trẻ trong nhà, sau đó đi khắp nơi thanh minh về thông tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông đến nhà Bác Thứ và khoe việc Tây nó đốt nhà mình : “Tôi nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo, láo hết, chẳng có gì sất.Toàn là sai sự mục đích cả”.
Ta thấy khá hài hước vì ông Hai đi khoe việc nhà mình bị đốt như một chiến công lừng lẫy, vì theo ông Hai thì đó chính là minh chứng hùng hồn nhất của việc làng chợ Dầu không theo giặc. Không có học hành nhiều nên những lời nói của ông Hai cũng khá buồn cười nhưng ta có thể thấy đó chính là sự hồ hởi, sung sướng trong tâm hồn của ông Hai.
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc, cảm động qua nhân vật ông Hai.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
LÀNG
LANG
TRUYỆN NGẮN LÀNG
ÔNG HAI
LÀNG- KIM LÂN