28/05/2017, 20:16

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về những con người không chịu thua số phận

Đề : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công(như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, ...

Đề : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công(như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,…) Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy. Bài làm: Người Việt Nam hay có câu ...

Đề : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công(như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,…) Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.

Bài làm:

Người Việt Nam hay có câu “ số nó phải thế” quan niệm về số phận, thiện định không biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức. Vì thế, người Việt thường thiếu tính tự lập và hay ỉ lại. Nhưng có rất nhiều người do tạo hóa trêu ngươi đã phải mang trong mình số phận  kém may mắn như thấy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt … Đã không chịu đầu hàng trước “ thiện mệnh” . Họ đã tự đứng lên từ trong gian khó để trở nhành những tấm gương sáng về lòng kiên trì,  nghị lực và ý chí vươn lên.

Đã nhiều lần em tự hỏi mình có đủ hai tay, hai chân mà đôi khi làm việc còn vụng về vậy mà họ những con người không may chịu khiếm khuyết về hình thể lại có thể làm được những điều kỳ diệu như vậy.

Mỗi người họ sinh ra với những nỗi bất hạnh khác nhau, nhưng có một điểm chung chính là “không chịu đầu hàng số phận”. Họ đã biết vươn lên khẳng định mình là người có ích trong xã hội. Và người mà lớp lớp học sinh đều biết đến chính là người thầy Nguyễn Ngọc Ký.

Chắc có lẽ trong lịch sử giáo dục Việt Nam đây là người thầy đầu tiên soạn bài, chấm bài, viết văn … bằng đôi chân của mình. Đứng trước hàng triệu học trò thấy không chỉ truyền đi kiến thức của mình mà còn truyền đi cả ý chí mạnh mẽ vươn lên để trở thành một nhà giáo ưu tú.

nguyen-ngoc-ky

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Câu chuyện của thầy bắt đầu từ những năm 60,70 của thế kỷ trước. Khi miền Bắc đang trong giai đoạn xây dựng đất nước thì cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một câu chuyện mà ai ai cũng nhắc đến. Sinh ra trong một gia đình nghèo, đôi tay lại bị bại liệt, nhưng ý chí và niềm khao khát học chưa bao giờ nguội lạnh. Ngày ngày đứng cửa lớp nghe trộm cô giảng bài. Thấy từng kể lại rằng, ngày đó nhìn thấy đàn gà bới đất tìm thức ăn thấy liền nảy ra ý nghĩ sẽ dùng chân để viết. Nghĩ là làm cậu bé ký đã dùng chân kẹp gạch tập viết trên sân nhà. Sau này, khi cô giáo đến chơi đã mang theo cho em vài viên phấn để tập viết.

Thương cậu học trò hiếu học, lại kiên trì đến tập viết cô giáo để em theo học cùng chúng bạn. Cũng từ đây, cuộc đời của Ký đã rẽ sang một trang mới. Thầy đã nhiều năm liên đạt học sinh giỏi, đạt danh hiệu vợ sạch chữ đẹp, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu.

Cũng nhờ thành tích học tập xuất sắc mà Thầy được tuyển thẳng vào khoa văn của trường đại học Tổng Hợp. Với nhiều sáng tác đặc sắc, trong lĩnh vực văn học cùng nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà thầy đã được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Tấm gương và cuộc đời của thầy đã trở thành câu chuyện được in trong sách đạo đức của nhiều thế hệ học sinh. Như một tấm gương sáng về tính kiên trì không chịu đầu hàng số phận.

Và còn rất nhiều những tấm gương khác như anh Trần Văn Thước, không may bị tai nạn lao động khiến bại liệt toàn thân vẫn trở thành một nhà thơ. Hay trong những năm gần đây cái tên Nguyễn Công Hùng được nhiều người biết đến dưới danh hiệu Hiệp sỹ công nghệ thông tin. Sinh ra bị bại liệt từ nhỏ, thân hình gầy gò, tay chân teo tóp trọng lượng chỉ khoảng 12kg. Cùng với đó anh còn bị căn bệnh phổi hành hạ, nhưng vượt lên trên nghịch cảnh và số phận anh đã trở thành một chuyên gia tin học. Từ một người gần như mất hoàn toàn khả năng vận động danh đã được vinh danh Hiệp sỹ công nghệ thông tin vì những đóng góp cho cộng đồng của mình.

Không từ ngữ nào có thể tả được những khó khăn, những giọt nước mắt chống chịu với bệnh tật  của họ. Nhưng vượt lên trên tất cả là tình yêu, niềm tin cuộc sống cùng với hoài bão, khát khao được sống được trở thành người có ích cho xã hội đã khiến họ chiến thắng mọi khó khăn.

Những con người không chịu thua số phận xứng đáng được mọi người yêu quý, và kính trọng cũng như yêu thương. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ, chia sẻ để những khó khăn vất vả của họ vơi đi. Cùng nhau làm nên một xã hội tốt đẹp ngập tràn yêu thương.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Những con người không chịu thua số phận

Suy nghĩ của em về những người vượt qua số phẩn

Vượt lên chính mình

0