Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào, là niềm tự hào của văn học Việt Nam thời kì trung đại cũng như toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Du để lại nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm hay và nhiều giá trị, ...
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào, là niềm tự hào của văn học Việt Nam thời kì trung đại cũng như toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Du để lại nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm hay và nhiều giá trị, trong đó đáng nói nhất đó chính là đại kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” hay còn được gọi với tên khác là Truyện Kiều. Nguyễn Du ( 1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh ...
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào, là niềm tự hào của văn học Việt Nam thời kì trung đại cũng như toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Du để lại nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm hay và nhiều giá trị, trong đó đáng nói nhất đó chính là đại kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” hay còn được gọi với tên khác là Truyện Kiều.
Nguyễn Du ( 1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện NGhi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng đỗ tiến sĩ và giữ chức Tể tướn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Nghiễm cũng đỗ tiến sĩ, từng làm quan to dưới triều Lê- Trịnh.
Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hang loạt những sự kiện đáng chú ý như: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táo phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
Trong cuộc biến động dữ dội của lịch sử ấy, Nguyễn Du đã sống một cuộc đời phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1789), sau đó về ở ẩn ở quê nội Hà Tĩnh (1796-1802). Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn. Năm 1813- 1814, Nguyễn Du được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh sang làm chánh sứ Trung Quốc lần hai, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất ở Huế.
Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộn, am hiểu văn
hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam, một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Nguyễn Du có kho tàng những sang tác vô cùng đồ sộ, đó là những tác phẩm có giá trị viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm có ba tập,243 bài, sang tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường được gọi là Truyện Kiều.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một ít tâm trạng buồn đau những đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn, ca ngợi đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người.
Truyện Kiều là tác phẩm đỉnh cao của đại thi hào Nguyễn Du, truyện Kiều được sang tác dựa trên cơ sở là cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi của tác giả người Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân, là Kim Vân Kiều Truyện. Tuy mượn cốt truyện, nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện nhưng bằng tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Du đã sang tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lí giải nhân vật theo cách riêng của tác giả.
Với thể loại truyện thơ khác hẳn Kim Vân Kiều truyện là tác phẩ tự sự bằng văn xuôi, trên một nền tảng nân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn với cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn ọc bác học, Nguyễn Du đã sang tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị cả văn học trung đại Việt Nam.
Truyện Kiều là truyện thơ Nôm gồm có ba phần chính, đó chính là gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc; cuối cùng là phần đoàn tụ. Trong phần gặp gỡ và đính ước đã giới thiệu về nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Trong một chuyến đi chơi mùa xuân, Thúy Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng, một chàng thư sinh “Phong tư tài mạo tót vời. Giữa hai người đã chớm nở một mối tình đẹp. Kim TRong đến ở trọ gần nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiêc sthoa rơi, Kim Trọn đã gặp Thúy Kiều bày tỏ tâm tình. Hia người chủ động, tự do đính ước.
Phần hai gia biến và lạc nói về cuộc đời mười lăm năm nổi trôi của Thúy Kiều sau khi gia đình gặp gia biến. Để cứu cha, và cả gia đình Thúy Kiều đã bán mình cho Mã Giám Sinh lấy tiền chuộc cha, bị đẩy vào lầu xanh. Sau đó được Thúc Sinh cứu vớt khỏ cuộc đời của kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư hành hạ, chà đạp. Thúy Kiều lần hai bị Bạc Bà lừa vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây nàng đã gặp được Từ Hải, một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Nhờ có Từ Hải, Thúy Kiều có cơ hội báo ân báo oán.
Phần đoàn tụ nói về cuộc đoàn tụ của Kim TRọng và Thúy Kiều, Thúy Kiều đồng ý nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Truyện Kiều có giá trị lớn về hiện thực và nhân đạo. Truyện kiều là bức tranh hiện thực xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói tố cáo, lên án những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc…
Nguyễn Du là thiên tài văn học,danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và có nhiều đóng góp quan trọn cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
NGUYỄN DU
NGUYEN DU
TRUYỆN KIỀU
PHÂN TÍCH TRUYỆN KIỀU
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH