25/05/2017, 00:20

Phân tích bài thơ Thuật hứng của Nguyễn Trãi.

Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hứng và nêu cảm nghĩ của em  về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi ra về hưởng cái thú thanh nhàn.  Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là một nhà văn nhà thơ lớn, song ông cũng là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghãi quân Lam Sơn, nhờ những ...

Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hứng và nêu cảm nghĩ của em  về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi ra về hưởng cái thú thanh nhàn.  Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là một nhà văn nhà thơ lớn, song ông cũng là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghãi quân Lam Sơn, nhờ những mưu tài kế lược của ông mà nghĩa quân dưới chướng của vua Lê Lợi đã giành những chiến thắng hiển hách trước quân Minh. Sau khi đất nước giành độc lập, ông lại trở thành một vị quan ...

Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hứng và nêu cảm nghĩ của em  về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi ra về hưởng cái thú thanh nhàn.

 Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là một nhà văn nhà thơ lớn, song ông cũng là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghãi quân Lam Sơn, nhờ những mưu tài kế lược của ông mà nghĩa quân dưới chướng của vua Lê Lợi đã giành những chiến thắng hiển hách trước quân Minh. Sau khi đất nước giành độc lập, ông lại trở thành một vị quan liêm khiết, có lối sống thanh bạch. Nhưng cũng vì sự liêm khiết, thẳng thắn đó mà Nguyễn Trãi thường xuyên bị bọn nịnh thần ghen ghét, đố kị và tìm cách hãm hại, sau khi trải qua bao biến cố của cuộc đời. Nguyễn Trãi đã quyết định từ bỏ chốn quan trường mà lui về ở ẩn. Và khi ở ẩn ở núi Côn Sơn, Chí Linh ông đã có những sáng tác hay, có giá trị, một trong số đó có thể kể đến là bài thơ “Thuật hứng”.

Ta có thể thấy, từ khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với thiên nhiên, vạn vật. Cũng ở đây ông cảm nhận được nhịp sống bình lặng, cảnh sắc tươi đẹp của cảnh vật dân dã, ông được trải nghiệm cuộc sống giản dị mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho sĩ ở ẩn khác. Ngay phần mở đầu của bài thơ, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tâm hồn thanh thản khi đã bỏ lại được sau lưng cái bụi hồng trần, cái cuộc sống xô bồ chốn quan trường và cái hư danh của chức tước.

“Công danh đã được hợp về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen”

Công danh là cái đích cũng là niềm mơ ước mà bao nhiêu nhà Nho xưa hướng đến, học tu luyện phẩm chất, chăm chỉ học hành cũng chỉ mong ngày nào đó có được một chút công danh, được cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đất nước. Nói về vấn đề công danh, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Ở đây, Nguyễn Trãi lại thể hiện được sự nhẹ nhõm, thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng của công danh. “Hợp” ở đây là nên, tức công danh nên gác lại ở đó mà lui về ở nhàn, tức là sống cuộc sống của dân dã, lấy thiên thiên là thú vui của cuộc sống.

Trong cuộc sống thanh nhàn, không có cái ồn ào, bát nháo lại đầy ghen tị của lũ tiểu nhân chốn quan trường nữa, Nguyễn Trãi cũng không cần phải quan tâm đến những lời khen chê, nịnh nọt hay dùng những lời độc địa để hãm hại nữa “Lành dữ âu chi thế nghị khen”. Bao giờ cũng vậy, làm chức quan trong triều đình cũng gặp rất nhiều cám dỗ, nếu xuôi theo bọn nịnh thần thì sẽ có cuộc sống phú quý, nhưng lại vô tình đánh mất đi phẩm chất của mình. Còn nếu sống đúng với con người mình, lối sống trong sạch, liêm khiết thì lại chống đối lại với cả một tập đoàn gian thần, và khi đã không cùng phe với chúng thì chúng sẽ tìm đủ mọi cách để vu oan, hãm hại. Và Nguyễn Trãi lại là một vị quan liêm chính, có lối sống trong sạch quyết không chịu cúi đầu trước cái xấu xa, cũng vì vậy mà ông là đối tượng mà bọn gian thần này muốn hãm hại, diệt trừ.

Nay, ông đã trút bỏ được hết thứ hư danh ấy để về với cuộc sống bình dị, ông sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị:

“Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen”

Là một vị quan tài giỏi nhưng khi đã về ở ẩn thì cuộc sống của Nguyễn Trãi cũng giản dị, mộc mạc như bao người Nho sĩ khác, sống bầu bạn với thiên nhiên, làm những công việc dung dị, “vớt bèo” để cấy muống, đó là những loài thực vật trong tự nhiên nhưng trong cuộc sống ở ẩn đấy thì nó lại là những nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm mà nhà thơ sử dụng nó hàng ngày. Cuộc sống nơi hoang dã không có những sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, “ương sen”, nhưng cũng chỉ cần như vậy thôi, cuộc sống cũng đã vô cùng ý nghĩa, mãn nguyện. Bởi cái nhà thơ có được là sự thanh thản trong tâm hồn, được sống ở một môi trường trong sạch, không vướng bụi trần.

“Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vậy then”

Những câu thơ này thể hiện được lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, cảm nhận nhịp sống nơi dân dã, tâm hồn thanh bạch của con người vĩ đại này dường như đã được tỏa rạng. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng với tấm lòng của Nho sĩ yêu nước, luôn hướng về dân về nước thì ông vẫn mang nặng nỗi lòng về vận sự của đất nướ “Bụi có một lòng trung lẫn hiếu” lòng trung hiếu của ông không bao giờ vơi cạn, và ông cũng cảm thấy có chút hối tiếc khi không thể đem sức tài mọn của mình ra để cống hiến “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.

Như vậy, bài thơ “Thuật hứng” đã cho ta thấy hình ảnh thật đẹp của một ẩn sĩ khi quyết định từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên nơi dân dã, đó là một ẩn sĩ có lối sống thanh bạch, liêm khiết. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông vẫn không thôi trăn trở về dân, về nước. Đây chính lầ biểu hiện nhân nghĩa của một bậc nhân tài.

0