Ôn tập Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến nay (Phần 2) – Lịch sử 12
Câu 7: Nguyên nhân và quá trình diễn ra khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 Nguyên nhân : Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_ là ...
Câu 7: Nguyên nhân và quá trình diễn ra khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933
Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_ là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi
Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước Tư bản. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.
Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến tranh chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đại khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.
Câu 8: Tại sao khủng hoảng Kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới?
Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít-nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 9: Chủ nghĩa phát xít được hình thành như thế nào?
Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế – xã hội 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến diễn trình lịch sử thế giới trên nhiều phương diện khác nhau. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, tình trạng tiêu điều của nền kinh tế đã đẩy tuyệt đại đa số dân chúng vào cảnh sống cùng cực. Tình trạng bao trùm chung ở tất cả các nước tư bản phát triển là: xã hội mất an ninh nghiêm trọng do tình trạng lạm dụng bạo lực, đặc biệt là sự thịnh hành của các xu hướng, các phong trào bạo lực xã hội của giới trẻ vô nghề nghiệp, thất vọng trước cuộc sống hiện tại và bi quan, mất định hướng về tương lai. Đó chính là môi sinh lịch sử thuận lợi cho sự xuất hiện các xu hướng chính trị bạo lực – cực hữu ở các nước tư bản phương Tây, mà hình thức điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít.
Chủ nghĩa phát xít được hình thành trên cơ sở hội tụ những xu hướng chính trị – xã hội cực hữu phản động nhất đã xuất hiện và phát triển từ nhiều thập kỷ, như một hệ quả lịch sử tất yếu của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đồng thời, đây cũng là một hình thức phản ứng của các thế lực chính trị phản động chống lại làn sóng cách mạng dâng cao mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917).
Khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, một trong những lối thoát mà các chính phủ phương Tây đặt hy vọng vào là tăng cường chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội. Điều cần lưu ý ở đây là, không chỉ các tầng lớp bảo thủ, phản động mà ngay cả một bộ phận rất đông nhân dân lao động, kể cả giai cấp công nhân, cũng bị ảnh hưởng của tuyên truyền phát xít và hy vọng rằng chính quyền phát xít sẽ mang lại cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống cho họ. Hiện tượng đó càng cho thấy tính chất đặc biệt nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít và mức độ khó khăn, phức tạp của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.
Ngay sau khi lên nắm quyền ở Đức (30-1-1933), Hítle (Adolf Hitler) lập tức thủ tiêu chế độ đại nghị, thiết lập chế độ thống trị quân phiệt, độc tài và sử dụng vũ lực tối đa tiêu diệt bất cứ lực lượng đối lập nào. Hai đối tượng ở trong nước mà Hítle tập trung tiêu diệt trước hết là những người cộng sản và người Do Thái. Đồng thời, Hítle và Chính phủ Quốc xã ra sức chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh tổng lực” để mở rộng “không gian sinh tồn” (Lebensraum) và khẳng định vị trí bá chủ của “chủng tộc thượng đẳng” Ariơ (Arier)2.
Cũng trong thời gian đó, xu thế quân phiệt đã chiếm ưu thế áp đảo trong chính giới Nhật Bản. Từ sau khi khẳng định được vai trò của mình trong thế giới của các cường quốc tư bản, Nhật Bản ra sức chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược đại quy mô để xâm chiếm toàn cõi Á Đông. Ngày 18-9-1931, Nhật Bản cho quân tấn công xâm chiếm Mãn Châu làm bàn đạp chuẩn bị cho các bước bành trướng tiếp theo.
Tháng 10 và tháng 11-1936, Đức, Nhật và Italia đã ký kết một hiệp ước liên minh chống Quốc tế Cộng sản (Antikominternpakt). Thế là trục phát xít thế giới Đức – Italia – Nhật Bản đã hình thành, trở thành nguy cơ chiến tranh đe dọa hoà bình và số phận của toàn nhân loại.
Câu 10: Sự thành lập và hoạt động của tổ chức ASEAN. Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN
a. Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN
Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước ở Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác với nhau cùng phát triển. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và thất bại. Hơn nữa, những tổ chức hợp tác mang tính châ’t khu vực xuâít hiện ngày càng nhiều, nhât là Khôi thị trường chung châu Âu (EEC). Vì những lẽ đó mà ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin. b. Quá trình hoạt động: Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn trong trạng thái khởi đầu, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Từ giữa những năm 70, ASEAN có những bước tiến mới. Sự phát triển này được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (Inđônêxia) tháng 2 – 1976 với việc kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali). Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các chuyến đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao. – Ngày 28 – 7 – 1995, Việt Nam trò thành thành viên chính thức của ASEAN. – Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một thời kì mới, thời kì hội nhập khu vực hoá của cả Đông Nam Á. |
Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh châm dứt và “vần đề Campuchia” được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tô chức, kết nạp thành viên mới. Ngày 22-7 -1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, tháng 7 – 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7-1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN, và tháng 4 – 1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển thành 10 thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định để cùng phát triển. c. Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN: Quan hệ Việt Nam – ASEAN được chia làm các thời kì sau: _Thời kì 1967 – 1975: Đây là thời kì quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN có nhiều vấn đề phức tạp. Năm 1976, ASEAN được thành lập với tuyên bố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng thực chất những nguyên nhân thành lập chủ yếu lại là vấn đề an ninh chính trị. Tuyên bố Băng Cốc (1967) nói ASEAN không phải là một tổ chức liên kết quân sự, nhưng trong bối cảnh tư duy của thời Chiến tranh lạnh đã chi phối suy nghĩ của cả hai bên; do đó, các tổ chức được thành lập hoặc là sản phẩm của bên này, hoặc là của bên kia. Đấy là chưa kể trong ASEAN có hai nước tham gia SEATO và đã cùng Mĩ tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cho nên, khi đó Việt Nam nhìn nhận ASEAN là sản phẩm của Mĩ. Thời kì 1975 – 1989: Từ năm 1975 đến năm 1979, Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực, đặc biệt là năm 1976, Việt Nam đã đưa ra chính sách 4 điểm, Việt Nam khẳng định muốn mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á. Đến cuối năm 1978, quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN được thiết lập và phát triển qua việc kí các hiệp định kinh tế, thương mại, khoa học – kĩ thuật, hàng không và hàng hải. Từ năm 1979 đến năm 1989, quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương hê’t sức căng thẳng do vấn đề Campuchia. Thời kì 1989 – 1997: Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết theo phương pháp hoà bình, các nước ASEAN đã phát triển quan hệ song phương với Việt Nam. Ngày 22-7 – 1992, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước Bali Câu 11: Trình bày những thành tựu xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập
Phần 1: Ôn tập Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến 1945 (Phần 1) – Lịch sử 12Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
|