24/06/2018, 17:24

Ôn tập Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến 1945 (Phần 1) – Lịch sử 12

Câu 1: Tình hình nước Nga trước cách mạng năm 1917 Tình hình nước Nga trước cách mạng Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 – 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế ...

Câu 1: Tình hình nước Nga trước cách mạng năm 1917

Tình hình nước Nga trước cách mạng
Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 – 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước : kinh tế suy sụp; quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất… Mọi nỗi khổ (đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dán tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Không thể chờ đợi và im lặng hơn được nữa… Không có lối thoát nào khác ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân . Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao lại toàn bộ ruộng đất cho nông dân. (Trích truyền đơn kêu gọi đấu tranh của Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát ngày 14-2-1917).

Câu 2: Phân tích những tiền đề thúc đẩy cách mạng ở Nga bùng nổ đầu 1917. Cách mạng Tháng Mười Nga đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam?

a. Phân tích những tiền đề thúc đẩy cách mạng ở Nga diễn ra đầu 1917.
* Tiền đề chủ quan:
– Chính trị:
+ Đầu TK XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II và những tàn tích phong kiến nặng nề…
+ Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, gây nên hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị.
+ Nước Nga còn là “nhà tù” của các dân tộc, với hơn 100 dân tộc trong ĐQ Nga.

– Kinh tế:
+ Nông nghiệp: sản xuất lạc hậu, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra…
+ Công – TN: quan hệ sản xuất CNTB phát triển, thành lập nên các công ty độc quyền…- Xã hội: nước Nga là nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt của thời đại: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, mâu thuẫn giữa công nhân với chủ tư bản…).
– Giai cấp vô sản có kinh nghiệm, Đảng BSV trưởng thành hơn trong lãnh đạo cách mạng, có Lênin vị lãnh tụ thiên tài.

* Tiền đề khách quan:
– Chiến tranh TG thứ nhất mở ra thời cơ cho cách mạng ở Nga: Nga hoàng dốc sức người, sức của vào cuộc chiến, làm cho kinh tế thêm kiệt quệ, xã hội, chính trị rối ren.
– Mâu thuẫn giữa giai cấp trong xã hội tăng cao dẫn đến phong trào phản đối chiến tranh diễn ra khắp cả nước. Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
– Các nước đế quốc bận chiến tranh không có điều kiện can thiệp vào tình hình nước Nga.
– Nước Nga là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền CNĐQ mà cách mạng Nga có thể chọc thủng. Nhận thấy thời cơ đã chín muồi Lênin kêu gọi quần chúng: “ biến chiến tranh ĐQ thành nội chiến trong nước”

b. Cách mạng tháng Mười Nga đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam? 
– Nguyễn Ái Quốc đọc bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin . Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc VN. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam dẫn đường.
– NAQ thấy được khuynh hướng cách mạng vô sản phù hợp với hoàn cảnh, CM VN, Đảng của giai cấp vô sản tiên phong lãnh đạo cách mạng.
– Lực lượng nòng cốt thúc đẩy CM VN phát triển là liên minh công – nông.
– Làm nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến và thực dân đế quốc, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.
– Xây dựng đất nước theo con đường XHCN.

Câu 3: Vì sao năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng? Cách mạng tháng Mười diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga

Cuộc Cách mạng tháng 2 – 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lê-nin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).
Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.

Câu 4: Hãy trình bày chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng ( 3 / 1921) ở nước Nga Xô-viết. Trên con đường đổi mới đất nước hiện nay, Việt Nam học hỏi được những kinh nghiệm gì qua chính sách kinh tế mới?

a. Hãy trình bày chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng ( 3 / 1921) ở nước Nga Xô-viết? 3,0
* Hoàn cảnh:
– Sau 7 năm chiến tranh, 1921 nước Nga Xô-viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn: nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị – xã hội không ổn định, bạo loạn xảy ra khắp nơi.
– Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp với thời bình, kìm hãm sự phát triển Kinh tế

– Tháng 3-1921, Lê-nin đề ra “chính sách kinh tế mới”, bao gồm các chính sách quan trọng về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ
* Nội dung:
– NN: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thuế lương thực cố định
– Công nghiệp:
+ Đầu tư khôi phục ngành công nghiệp nặng
+ Tư nhân và tư bản nước ngoài được khuyến khích kinh doanh, đầu tư ở Nga.
Dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như: Giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng…

– Thương nghiệp- tiền tệ:
+ Cho phép tự do buôn bán trong nước, mở các chợ, nhằm khôi phục kinh tế, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
+ Năm 1924, thay tiền Rúp Vàng mới để dễ dàng lưu thông và nâng cao giá trị
+  Chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

* Tác dụng và ý nghĩa:
Khuyến khích nhân dân hăng hái sản xuất, sáng tạo trong lao động, lợi dụng vốn, công nghệ kỹ thuật…
“Chính sách kinh tế mới” đã thu được những kết quả to lớn: nền kinh tế của nước Nga đã được khôi phục và phát triển.
Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước Xã hội chủ nghĩa thế giới hiện nay.

b. Trên con đường đổi mới đất nước hiện nay Việt Nam học hỏi được những kinh nghiệm gì? 
– Nhận thấy chính sách kinh tế mới đề ra phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta và tình hình Thế giới hiện nay. Vì vậy Đảng và chính phủ đã áp dụng vào chính sách “đổi mới” trong kỳ ĐH lần VI năm 1986.
– CM:
+ Trong nông nghiệp đang thực hiện chính sách giao ruộng đất cho nông dân, để thu thuế lương thực cố định
+ CN: Tồn tại nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam…đặt dưới sự quản lý của nhà nước, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
+ TN: Tự do buôn bán, phát triển thị trường nội địa và mở rộng thị trường Thế giới.
* Nhận xét:
+ Chính sách đổi mới ở Việt Nam có nhiều điểm giống chính sách kinh tế mới của Nga – Xô Viết.
+ Đường lối đổi mới ở Việt Nam là chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền Kinh tế hàng hóa đa thành phần, dưới sự quản lý, kiểm soát của nhà nước.

Câu 6: So sánh  công cuộc cải tổ của Liên Xô và cải cách của Trung Quốc. Rút ra bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Khi Liên Xô và Trung Quốc bị khủng hoảng về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Liên Xô tiến hành cải tổ (3 – 1985), gắn với sự kiện Goóp ba chôp lên nắm quyền hành, tiến hành công cuộc cải tổ. Còn Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa (tháng 12 – 1978), đặc biệt là thông qua Đại hội lần thứ XII (9 -1982) và Đại hội lần thứ XIII (10 -1987).

Điểm giống:

–  Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.

–  Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường XHCN có sự điều tiết của nhà nước…

–  Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mọi mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

* Điểm khác:

–  Liên Xô chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường những chưa làm được gì. Trung Quốc cải cách – mở cửa, xây dựng nên

kinh tế thị trường XHCN linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh (phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung Quốc…)

–   Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai. Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: chủ nghĩa xã hội; chuyên chính dân chủ nhân dân; Đảng Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

*  Kết quả:

–   Trung Quốc: sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế phát triển nhanh, chính trị ổn định, địa vị nâng cao trên trường quốc tế..

–   Liên Xô: sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin, nên đất nước khủng hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo. Tháng 12 – 1990 cải tổ thất bại, đến ngày 25 -12 -1991, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ.

*  Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam:

Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô ta rút ra những bài học kinh nghiệm:

–   Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…

–   Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HồChí Minh; lấy dân làm gốc

– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…

Phần 2: Ôn tập Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến nay (Phần 2) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0