24/06/2018, 17:24

Chuyên đề 20: Chiến sự lan rộng ra toàn quốc. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy ? – Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng: + Ngày 20 – 11 – 1873, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Quân dân ta anh dũng kháng cự. Trong thành Hà Nội, ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy ?

– Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng:

+ Ngày 20 – 11 – 1873, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Quân dân ta anh dũng kháng cự. Trong thành Hà Nội, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu. Khi bị trọng thương và bị giặc bắt, ông đã nhịn ăn, nhịn uống cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng bị trúng đạn và hi sinh.

+ Sau khi chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê đưa quân đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định… quân Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.

+ Sáng ngày 21 – 12 – 1873, quân Pháp tiến ra vùng Hoài Đức, bị quân ta phục kích tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết tại trận.

– Ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy:

+ Làm cho thực dân Pháp hết sức hoang mang, lo sợ.

+ Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc.

2. Nguyên nhân triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Nội dung và tính chất của Hiệp ước 1874. Nhận xét về Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862

– Nguyên nhân:

Hiệp ước 1874 là một sự tính toán thiển cận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.

– Nội dung:

+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì.

+ Mở các cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng), Hà Nội và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán.

+ Pháp có quyền mở mang công nghệ, xây dựng kho tàng, thuê mướn nhân công, đặt lãnh sự có quân lính bảo vệ ở những nơi chúng được vào buôn bán.

+ Nền ngoại giao của Việt Nam lệ thuộc vào đường lối ngoại giao của Pháp.

– Tính chất:

+ Đây là Hiệp ước bất bình đẳng giữa triều Nguyễn và Pháp.

+ Hiệp ước đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền độc lập của Việt Nam. Từ nay nước ta đã bị biên thành thị trường riêng của tư bản Pháp.

– Nhận xét: So với Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1874 ta mất thêm 3 tinh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

3. Đặc điểm tình hình Việt Nam từ sau Hiệp ước 1874 đến trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882)

– Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, vừa chống thực dân Pháp, vừa phản đối triều Nguyễn đầu hàng. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tân, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điền..

–  Ở ngoài Bắc thường xuyên xảy ra nạn giặc giã gây khó khăn cho triều đình. Đất nước rơi vào tình trạng rối ren cực độ.

–  Nhiều sĩ phu yêu cầu duy tân đất nước nhưng triều đình đã khước từ. Đất nước ngày càng suy yêu thêm.

– Từ năm 1878, các nước Anh, Đức, Tây Ban Nha đẩy mạnh việc giao thiệp với triều đình Huê’ Tình hình đó càng thôi thúc thực dân Pháp nhanh tay hành động để chiêm lây nước ta.

4. Âm mun đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của Pháp

– Việc xâm lược Bắc Kì và toàn bộ Việt Nam lúc này không còn là mưu đồ của một nhóm thực dân hiếu chiến, mà trở thành chủ trương chung của giới tư bản tài phiệt đang nắm quyền ở Pháp.

– Thực hiện ý đồ chiếm đóng toàn bộ Việt Nam, viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp ước 1874, Pháp đưa quân ra Bắc Kì.

– Ngày 3 – 4 – 1882, Ri-vi-e chi huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội. Sau khi giở trò khiêu khích, chúng nổ súng đánh thành (25 – 4 – 1882). Quan trấn thủ thành Hà Nội là Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự, nhưng cuối cùng thành mất.

– Triều đình Huế tiếp tục hoang mang và khiếp nhược, cầu cứu nhà Thanh, nhà Thanh đưa quân sang nước ta rồi bí mật thương thuyết với Pháp để chia nhau quyền lợi ở Việt Nam.

– Về phía Pháp, tháng 3 – 1883, Ri-vi-e cho quân chiếm đóng vùng mỏ Hồng Gai, Quảng Yên, rồi kéo quân từ Hà Nội xuống đánh chiếm Nam Định.

5. Thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì

– Lần thứ nhất:

+ Thực dân Pháp tung gián điệp đội lốt giáo sĩ hoặc thương nhân ra do thám tình hình Bắc Kì, bắt liên lạc với lái buôn Đuy-puy lúc đó đang hoạt động ở vùng biên giới Trung Quốc – Việt Nam và tích cực gây dựng cơ sở nội ứng trong một bộ phận dân chúng.

+ Lấy cớ giải quyết “vụ Đuy-puy” theo yêu cầu của triều đình Huế, thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

+ Cho quân khiêu khích. Rồi gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trí Phương nộp thành Hà Nội cho chúng. Sau đó tổ chức đánh vào thành Hà Nội.

– Lần thứ hai:

+ Thực hiện ý đồ chiếm đóng toàn bộ Việt Nam, viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp ước 1874, Pháp đưa quân ra Bắc Kì.

+ Ngày 3 – 4 – 1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội. Sau khi giở trò khiêu khích, chúng nổ súng đánh thành (25 – 4 – 1882). Quan trấn thủ thành Hà Nội là Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự, nhưng cuối cùng thành mất.

+ Triều đình Huế tiếp tục hoang mang và khiếp nhược, cầu cứu nhà Thanh, nhà Thanh đưa quân sang nước ta rồi bí mật thương thuyết với Pháp để chia nhau quyền lợi ở Việt Nam.

+ Về phía Pháp, tháng 3 – 1883, Ri-vi-e cho quân chiếm đóng vùng mỏ Hồng Gai, Quảng Yên, rồi kéo quân từ Hà Nội xuống đánh chiếm Nam Định. Lần thứ hai, hầu hết các tỉnh thành lớn ở vùng đồng bằng Bắc Kì rơi vào tay giặc.

6. So sánh trận Cầu Giấy lần thứ nhất và trận cầu Giấy lần thứ hai

Tiêu chí so sánh Trận Cầu Giấy lần thứ nhất Trận Cầu Giấy lần thứ hai
1) Diễn biến – Ngày 21 – 12 – 1873, thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tay kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân từ Nam Định trở về.

– Ngày 21 – 12 – 1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào Ổ phục kích của nghĩa quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có Gác-ni-ê bị tiêu diệt.

–   Ngày 19 – 5 – 1883, Ri-vi-e huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, mở cuộc hành quân đánh rộng ra ngoài Hà Nội theo đường Hà Nội

–    Hoài Đức.

–   Nắm được ý đồ của giặc, quân dân ta đã cùng đội quân của Lưu Vĩnh Phúc tổ chức phục kích tại Cầu Giấy. Quân Pháp đại bại, nhiều sĩ quan, binh lính chết và bị thương, Ri-vi-e bỏ mạng. Tàn quân Pháp tháo chạy về Hà Nội.

2) Kết quả, ý nghĩa – Chiến thắng này làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, càng quyết tâm chống Pháp.

–    Thực dân Pháp hoang mang, lo sợ.

–    Trước tình hình đó, Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế và kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

– Nhân dân ta phân khỏi, sẵn sàng xông lên tiêu diệt Pháp.

– Làm cho quân Pháp hoang mang, dao động.

– Pháp phải bỏ Hà Nội, Nam Định về cố thủ ở Hải Phòng.

-Tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

7. So sánh Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Nêu nhận xét các hiệp ước đó ?

  Hiệp ước Hác-măng             Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Giống nhau Đều thừa nhận quyền “bảo hộ” của thực dân Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

Đều thể hiện thái độ của triều Nguyễn biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.

Khác nhau Khu vực cai quản của triều đình Huế bị thu hẹp lại từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang Khu vực cai quản của triều đình Huế được mở rộng đến Bình Thuận và Thanh – Nghệ – Tĩnh. Đây là âm mưu xoa dịu sự công phẫn của nhân dân.

Nhận xét:

– Các hiệp ước trên đều thể hiện sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.

– Các hiệp ước trên đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp đặt ách thống trị lâu dài nước ta.

8. Hệ thống kiến thức phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884

Giai đoạn Diễn biến chính Tên nhân vật
1858 -1862 –    Từ 1 – 9 – 1858, nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân triều đình nhà Nguyễn đứng lên chống Pháp. Đánh bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

–    Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì nổi dậy chống Pháp, gây cho quân Pháp nhiều -thiệt hại.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương.
1863 – trước 1873

1873 -1884

-Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, phong trào kháng chiến chống Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì phát triển; nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng ở Đồng Tháp Mười, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên.

– Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
Nam Kì vẫn diễn ra quyết liệt.
– Nhân dân Bắc Kì chuẩn bị đương
đầu với cuộc chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp.

– Hai chiến thắng vang dội ở Cầu Giấy làm cho quân dân ta phấn khởi và quân Pháp hoang mang, lo sợ.

 

-Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực.

-Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,
Lưu Vĩnh Phúc,
Phạm Văn Nghị,
Nguyễn Mậu Kiên.

9. Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến 1884 thất bại ?

-Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất, không thực hiện được kế hoạch “Đánh nhanh, thắng nhanh”.

-Nhưng cuối cùng cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1885 bị thất bại, do các nguyên nhân sau đây:

+ Thực dân Pháp có lực lượng mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược nước ta để biến nước ta thành thuộc địa của chúng.

+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân ta để chống Pháp mà ngược lại sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp chốnglại nhân dân ta.

+ Triều đình nhà Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác làm cản trở rất lớn đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thiếu sự lãnh đạo chung, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Cuộc kháng chiến ấy lại diễn ra lẻ tẻ ở từng địa phương nên không tạo nên được sức mạnh tổng hợp để đánh Pháp và thắng Pháp.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0