24/06/2018, 17:25

Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Phần 1) – Lịch sử 12

Câu 1: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ.Nhiệm vụ Cách mạng mới và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng HĐ giơnevơ 1954 về ĐD được ký kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của ĐQ mĩ giúp sức. Theo hiệp định để thực hiện hoà bình hai bên phải thực hiện ngay việc ngừng bắn, tập kết ...

Câu 1: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ.Nhiệm vụ Cách mạng mới và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng

HĐ giơnevơ 1954 về ĐD được ký kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của ĐQ mĩ giúp sức. Theo hiệp định để thực hiện hoà bình hai bên phải thực hiện ngay việc ngừng bắn, tập kết chuyển quân chuyển giao khu vực trong khoảng thời gian 300 ngày kể từ ngày ký hiệp định (21/7/1954 – 19/5/1955).

– Ngay từ đầu ĐQ mĩ và bọn phản động pháp cùng với cường quyền tay sai đã tìm mọi cách gây khó khăn và phá hoại việc thi hành hiệp định (cố tình trì hoãn việc ngừng bắn, tháo dỡ máy móc để mang đi) cưỡng ép đồng bào dân di cư vào nam) hòng gây khó khăn cho ta trong việc tiếp qiản vùng giải phóng . Nhưng do thái độ nghiêm chỉnh và tinh thần đấu tranh kiên quyết của chính phủ và nhân dân ta nên ta đã buộc được pháp phải thi hành những điều khoản đã quy định 10/10/1954 bộ đội ta vào tiếp quản giải phóng thủ đô 1/1/1955 TW Đang, chính phủ, Bác Hồ trở về thủ đô để tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta bước vào cuộc cách mạng mới 6/5/1955 những tên lính pháp cuối cùng rút khỏi Hải phòng và 22/5 rút hết khỏi cát bà, MBắc sạch bóng quân thù đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân ta.

– Trong khi đó ở MN thực dân pháp tiếp tục gây những hành động phá hoại hiệp định năm 1956 pháp rút quân ra khỏi MN và trút bỏ trách nhiệm thi hành quyết định cho mĩ. Về phía mĩ sẵn sàng có ý đồ từ trước, lợi dụng cơ hội pháp trận ở ĐBP mĩ đã ép pháp đưa Ngô Đình Diệm (tay sai của mĩ) lên làm thủ tướng Chính phủ (25/6/1954) sau khi hiệp định ký kết được 2 ngày bộ trưởng bộ ngoại giao mĩ là Đa-let đã trắng trợn tuyên bố : “Mĩ không ký kết hiệp định nên không chịu trách nhiệm thi hành hđ” mĩ còn ra sức viện trợ cho cường quyền tay sai NGô Đình Diệm, dung dưỡng Diệm phá hoại hiệp định, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, bày ra trò hề trưng cầu dân ý và âm mưu thành lập 1 quốc gia riêng rẽ tháng 9/1954 mĩ còn lôi kéo một số nước lập ra khối liên minh quân sự ĐNA (SEATO) ngang nhiên đặt MN Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này.

– Mĩ âm mưu và hành động nói trên của mĩ – diệm đã đưa đến kết cục đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền bắc hoàn toàn giải phóng , căn bản hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, MN mĩ nhảy vào thay chân pháp, âm mưu biến MN thành thuộc địa của mĩ và căn cứ quân sự của mĩ nhằm thôn tính MN chia cắt lâu dài đất nưóc ta, đế quốc mĩ đã dựng lên cường quyền tay sai thân mĩ do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tình hình nước ta sau hiệp định giơnevơ.

b) Nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
– Xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau, Đảng và Chính phủ đã đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược thích hợp.

+ ở miền Bắc: Sau khi kháng chiến chống pháp kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành. Đảng chủ trương chuyển sang làm cách mạng XHCN, trước khi thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng XHCN MB phải hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đánh đổ phong kiến, cải cách ruộng đất đấu tranh đòi pháp phải thi hành hiệp định giơnevơ tiếp quản vùng giải phóng , chống cưỡng ép dụ dỗ đồng bào công giáo di cư vào , đón tiếp đồng bào MN tập kết ra bắc, ra sức khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành công tác cải tạo XHCN để trở thành chỗ dựa, đủ sức hậu thuẫn cho cách mạng MN và bảo vệ MB, đồng thời xây dựng MB trở thành hậu phương lớn cho MN tiền tuyến lớn cùng đấu tranh giải phóng MN thống nhất nước nhà.

+ ở Miền Nam: do vẫn còn đế quốc và phong kiến tay sai thống trị đế quốc CP’ chủ trương tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân pháp thành chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc, đánh đổ ách thống trị của ĐQ mĩ và tay sai thân mĩ nhằm giải phóng hoàn toàn MN hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước tiến tới thống nhất nước nhà và góp phần bảo vệ vững chắc miền bắc.
Như vậy từ sau hiệp định giơnevơ dưới sự lãnh đạo của 1 đảng nhân dân ta cùng 1 lúc thực hiện 2 chiến lược cách mạng khác nhau: chiến lược cách mạng XHCN ở MB và chiến lược cách mạng DTDC ND ở MN. Đây cũng chính là đặc điểm lớn nhất của cách mạng nước ta từ sau hiệp định giơnevơ 5.1975.

c) Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng:
– Cách mạng 2 miền có 2 nhiệm vụ riêng nhưng xét cho cùng cả hai nhiệm vụ đều có chung 1 mục tiêu là đánh đuổi đế quốc mĩ, đánh đổ cường quyền tay sai và phản động thân mĩ giải phóng hoàn toàn miền nam bảo vệ miền bắc tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất đất nước tạo điều kiện để cả nước đi lên CNXH , xây dựng 1 nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN, bảo vệ hoà bình ở ĐNA và TG.

– Trong việc thực hiện những nhiệm vụ , mục tiêu chung của cách mạng mỗi chiến lược cách mạng có vị trí và vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau tạo điều kiện cho nhau cùng PT.
CM XHCN ở MB không chỉ có mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân miền bắc mà còn nhằm giải phóng MN và đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước sau khi thống nhất.

– dân tộc dân chủ nhân dân ở MN vừa có nhiệm vụ giải phóng MN vừa có nhiệm vụ bảo vệ MB. Mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền đồng thời cũng là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. Thắng lợi giành được ở mỗi miền là thắng lợi chung của sự nghiệp chống mĩ cứu nước của toàn dân tộc. Trong mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền mỗi chiến lược có 1 vị trí vai trò khác nhau. MB là hậu phương lớn đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước và sự nghiệp kháng chiến chống mĩ cứu nước. MN là tiền tuyến lớn nên giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của ĐQ mĩ và tay sai của chúng giải phóng MN thống nhất đất nước.
– Việc đề ra hai chiến lược cách mạng ở 2 miền trong cùng 1 thời điểm lịch sử là sự vận dụng sáng tạo nguyên lý của CN Mác LêNin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta.

Câu 3: Tại sao nói phong trào Đồng khởi được coi là mốc đánh dấu bước phát triển của Cách mạng miền Nam

Vì:
1.Nó giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ,làm lung lay tận gốc chính quyền Sài Gòn,qua đó đập tan chiến lược ”chiến tranh đơn phương” của Mỹ.
2.Đánh dấu chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng và sự độc lập-tự chủ của Đảng trong quá trình đề ra đường lối Cách mạng:quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ Mỹ-Diệm
3. Đánh dấu sự ra đời của chính quyền cách mạng miền Nam buổi sơ khai,chính là ủy ban nhân dân tự quản.
4. Cách mạng miền Nam chuyển thế giữ gìn sang thế tiến công,đồng thời ghi nhận sự ra đời của MTDTGPMNVN-được xem như một ”phân bộ” của Đảng tại miền Nam,có nhiệm vụ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để rèn luyện họ thành lực lượng chính trị-vũ trang của cách mạng miền Nam.

Câu 4: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa

1. Hoàn cảnh lịch sử:
– Về phía địch: Thất bại qua 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966; 1966-1967 đã đặt chúng trước những khó khăn. Mặc dù đã tung ra 1 lực lượng quân sự lớn với vũ khí trang bị hiện đại, song mục tiêu của cuộc chiến tranh đều không đạt được. Từ gọng kìm “tiêu diệt” “bình định” chúng đang phải chuyển sang “giữ” và quét. Binh lính mĩ thương vong ngày càng nhiều, tinh thần và ý chí xâm lược ngày càng giảm sút. Trong khi đó tình hình chính trị xã hội mĩ đang gặp nhiều khó khăn, nhân dân la ó phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam. Năm 1968 là năm nước mĩ bước vào cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới, nội các chính phủ Mỹ có những mâu thuẫn lục đục . Đây là cơ hội tốt để nhân dân Miền nam mở cuộc tổng công kích và nổi dậy nhằm tiêu diệt quân vễn chinh, đánh sập nguỵ quyền thắng lợi liên tiếp của quân dân Miền nam qua 2 cuộc phản công , chiến lược mùa khô 1965-1966, 1966-1967 đã làm cho so sánh lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi, có lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta.

– Phát huy những thuận lợi đạt được đồng thời muốn tranh thủ lợi dụng những mâu thuẫn lục đục trong nội tình nước Mỹ hội nghị bộ c/trị ( T12/5/1967) và hội nghị Ban chấp hành TW đảng ( T1/68) họp và đi đến quyết định : Củng cố cuộc chiến tranh cách mạng ở miền nam sang thời kỳ mới – Thời kỳ giành thắng lợi quyết định , con đường để đi đến thắng lợi quyết định là bằng tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn chiến trường miền nam

2. Diễn biến : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa thu 1968 diễn ra qua ba đợt
– Đợt I từ 30/1 đến 25/2/68 : Vào đêm giao thừa tết mậu thân năm 1968 lợi dụng địch có nhiều so hở chủ quan quân ta bất ngờ mở cuộc tập kích vào hầu khắp các đô thị , các ấp chiến lược các vùng nông thôn bị địch kiểm soát
– Đợt II từ 4/3 dến 18/6
– Đợt II từ 17/8 đến 23/9

– Qua ba đợt quân dân ta trên khắp mọi miền đã đồng loạt tấn công và nổi dậy 37/44 thị xã 5/6 thành phố , hàng trăm thị trấn quận lỵ và ở hầu hết các ấp chiến lược các vùng nông thôn . Trong đó 2 thành phố lớn là Sài gòn và Huế cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra mạnh mẽ nhất .
– Tại Sài gàn quân giải phóng đã tấn công vào tận sào huyệt các vị trí quan trọng của địch : Tại  đại sứ Mỹ, dinh độc lập, Bộ tổng tham mưu ngụy , Bộ tư lệnh quân khu thủ đô, Đài phát thanh.

– Kết quả trong đợt I không đầy 2 tháng quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 địc trong đó có 43.000 lính mỹ phá huỷ một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng, giải phóng thêm 100 xã hơn 600 ấp chiến lược với 1,6 triệu dân.
– Tính chung cả 3 đợt ta loại khỏi vòng chiến đấu 630..000 lính mỹ ngụy và chư hầu , tiêu diệt và đánh triệt hạ nhiều đơn vị địch, tịch thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh khác.
– Tuy nhiên do lực lượng địch còn đông cơ sở lực lượng của chúng ở thành thị còn mạnh nên chúng đã nhanh chóng phản công, lực lượng của ta gặp không ít khó khăn , mục tiêu của cuộc tổng tấn công và nổi dậy không đạt được đầy đủ.
– Đợt 2,3 ta gặp không ít khó khăn tổn thất.

3. Ý nghĩa lịch sử: Mặc dù còn có nhiều hạn chế song cuộc tổng tấn công và nổi dậy mậu thân năm 1968 có nhiều ý nghĩa to lớn, giáng 1 đòn quyết định vào lực lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh mỹ, buộc chúng phải tuyên bố (Phi mỹ hoá chiến tranh) chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoạimiền bắc , chịu đến bàn hội nghị Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược.

Câu 5: So sánh chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt ”và chiến lược Chiến tranh cục bộ ”của Mỹ.

Chiến lược Chiến tranh đặc biệt 1961-1965 Chiến tranh cục bộ 1965-1968
Điểm khác nhau – Tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy bằng cố vấn Mỹ ; vũ khí ;trang bị kỹ thuật, phương tiện của Mỹ.
– Âm mưu cơ bản ”Dùng người Việt đánh người Việt ”
– ”Ấp chiến lược ”là quốc sách.
-Tiến hành chỉ ở miền Nam

-Quy mô tương đối nhỏ hơn – Tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ, quân Đồng minh, quân Sài gòn,Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.
– Để rõ bộ mặt xâm lược trắng trợn
– Tiến hành ở hai miền: bằng các cuộc hành quân tìm diệt và bình định ở miền Nam, và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
– Qui mô:lớn và ác liệt hơn nhiều.
Giống nhau Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằm biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Câu 6: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam là gì?

a. Âm mưu
Chiến lược ”chiến tranh đặc biệt ”bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược ”chiến tranh cục bộ ”ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu tên (Mỹ hơn 0,5 triệu)

b. Thủ đoạn
Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược: ”tìm diệt ”, giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ…làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân ”tìm, diệt ”vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 nhằm ”tìm diệt ”và ”bình định ”vào vùng căn cứ kháng chiến.(vùng ”đất thánh Việt Cộng) hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta.

Câu 7: Nhân dân ta đã làm gì để chống lại âm mưu chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ?

Quân dân ta chiến đấu chống ”chiến tranh cục bộ ”bằng sức mạnh cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
a. Quân sự
* Trận Vạn Tường (Quãng Ngãi )
18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân tấn công Vạn Tường.
Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch, nhiều xe tăng, máy bay…..
Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là ”Ấp Bắc ”đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào ”tìm Mỹ đánh, tìm ngụy diệt” trên khắp miền Nam.

* Mùa khô 1965 – 1966
Tháng 01/1965, Mỹ-Sài Gòn tập trung lực lượng mở cuộc phản công lần thứ nhất với 72 vạn quân (trong đó có 22 vạn lính Mỹ và đồng minh). địch mở 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” then chốt, nhằm vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Đồng bằng khu 5 nhằm tiêu diệt chủ lực quân giải phóng, “bẻ gãy xương sống Việt Cộng”, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Với thế trận chiến tranh nhân dân, bằng nhiều hình thức tác chiến khác nhau đã chặn đánh địch ở khắp mọi hướng, tiến công địch ở mọi nơi…
Trong 4 tháng mùa khô 1965 – 1966, ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 104.000 tên địch, trong đó có 42.000 Mỹ và 3500 đồng minh, bắn hạ 1430 máy bay, phá hủy 600 xe tăng, thiết giáp và trên 1.000 ôtô của địch

* Mùa khô 1966 – 1967
Mùa khô 1966 – 1967, với lực lượng lên đến 98 vạn quân (trong đó có 44 vạn lính Mỹ và đồng minh), Mỹ đã mở cuộc phản công mùa khô lần thứ hai nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, tạo bước ngoặt trong chiến tranh.
Chúng đã tiến hành 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 3 cuộc hành quân “tìm diệt” then chốt:
+ At-tơn-bo-rơ đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (tháng 11/1966)
+ Xê-da-phôn đánh vào Trảng Bàng, Bến Súc, Củ Chi (tháng 1/1967)
+ Gian-xơn-city đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (tháng 4/1967)
Quân và dân Nam bộ đã phối hợp với các chiến trường khác đã mở hàng loạt cuộc phản công, từng bước đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của địch; loại khỏi vòng chiến 151.000 tên, trong đó có 68.000 lính Mỹ và 5500 đồng minh, phá hủy 1231 máy bay.
Như vậy, qua hai mùa khô, lính Mỹ, đồng minh và phương tiện chiến tranh đưa vào miền Nam tăng bao nhiêu thì thiệt hại của địch tăng lên tương ứng, chứng tỏ bước đầu ta đã làm phá sản “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
b. Chính trị
+ Từ thành thị đến nông thôn, nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn, phá Ấp chiến lược, đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
+ Uy tín Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên cao. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.

Phần tiếp theo:

Phần 2:Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975 (Phần 2) – Lịch sử 12

Phần 3:Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975 (Phần 3) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0