Câu hỏi ôn tập Việt Nam từ năm 1919- 1930 (Phần 1) – Lịch sử 12
Câu 1: Trình bày nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương và phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929. 1. Thực dân Pháp tiến hành khai thác Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất * Quá ...
Câu 1: Trình bày nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương và phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929.
1. Thực dân Pháp tiến hành khai thác Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Quá trình khai thác lần thứ hai:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế sa sút nghiêm trọng. Thêm vào đó, CUỘC khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa càng gây khó khăn cho nền kinh tế Pháp.
Nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, khôi phục và củng cố địa vị trong thế giới tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp một mặt tăng cường bóc lột nhân dân trong nước, mặt khác đẩy mạnh khai thác bóc lột thuộc địa. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai mà thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương là nằm trong ý đồ đó.
Để tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp tăng cường đầu tư vô’n vào Việt Nam với quy mô và tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với trước chiến tranh. Chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929) tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh (1898 -1918).
Với số vốn đó, Pháp tập trung khai thác các lĩnh vực sau:
Về nông nghiệp: thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đất, lập đồn điền, chủ yếu là đồn điền cao su. Tính đến năm 1930, diện tích đồn điền do chủ người Pháp nắm giữ tới 1,2 triệu héc ta đất đai, bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Nhiều công ty lớn phục vụ cho việc khai thác cũng lần lượt ra đời: công ty Đất đỏ, công ty Mi sơ Lanh, Công ti trồng cây nhiệt đới…
Về công nghiệp: thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than). Nhiều công ty than mới ra đời: công ty than Hạ Long, Đổng Đăng, công ty than Đông Triều…
Ngoài ra, tư bản Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp không có khả năng cạnh tranh với công nghiệp Pháp, chủ yếu là công nghiệp chếbiến.
Về thương nghiệp: để nắm chặt hơn thị trường Việt Nam và Đông Dương, Pháp ban hành đạo luật đóng thuế nặng hàng ngoại nhập nhất là hàng Trung Quốc và Nhật Bản.
Về giao thông vận tải: Pháp tăng cường đầu tư mở thêm nhiều tuyến đường nhằm phục vụ đắc lực cho việc chuyên chở nguyên vật liệu cũng như lưu thông hàng hoá trong nội địa và với nước ngoài.
2. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam
* Về kinh tế
Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ờ Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến (theo hướng tư bản. Chính sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới sự tan rã dấn cua nén kinh tế tự nhiên, lự cấp, tự túc ở nông thôn, Nền kinh tế hàng hoá, do đó có điều kiện để phát triển.
Tuy nhiên, mục đích của thực dân Pháp biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá, tác dụng của phương thức sản xuất lư bản chủ nghĩa du nhập vào cũng chỉ hạn chế’
Mặt khác, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hộ sản xuất phong kiến ở Việt Nam, tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam không còn là nước độc lập và không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên tư bản chủ nghĩa, mò trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Hay nói tóm lại, nền kinh tế Việt Nam lúc bây giờ là nền kinh tô’đan xen tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến. Và suy cho cùng đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
* Về xã hội
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc, Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn, giờ đây đã xuất hiện các giai cấp mới.
a. Đối với giai cấp cũ
–Giai cấp phong kiến: tiếp tục bị phân hóa và chia ra hai bộ phận, mỗi bộ phận có thái độ chính trị khác nhau trước kẻ thù và trong cuộc đấu tranh dân tộc:
+ Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có lên nhờ dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
+ Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm đến quyền lợi nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc
Giai cấp nông dân:
+ nước ta vốn dĩ là một nước nông nghiệp, nên nông dân chiếm 90% dân số. Họ là nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất, chính sách sưu thuế địa tô, phu phen, tạp dịch dưới chế độ phong kiến. Họ tiếp tục bị bần cùng hoá và bị phá sản trên quy mô rộng lớn.
+ Do bị áp bức, bóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
b. Đối với các giai cấp và tầng lớp mới:
Giai cấp tư sản: giai cấp tư sản Việt Nam ra đời vào những năm đầu sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân hoá thành hai bộ phận: Một bộ phận là tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng. Một bộ phận khác là tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, phát triển kinh tế dân tộc, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thoả hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
Tầng lớp tiểu tư sản: ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản. Tầng lớp tiểu tư sản cũng bị đế quốc bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp. Tầng lớp tiểu tư sản nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
Giai cấp công nhân: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: từ 14 vạn (1914) lên đến 22 vạn (1929). Công nhân Việt Nam cũng chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột nên cuộc sống của họ vô cùng khốn khổ.
– Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+ Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên có tinh thần cách mạng cao nhất. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt, vừa lớn lên, giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác – Lênin, ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam với hoàn cảnh ra đời và phát triển, cùng với những đặc điểm của mình, là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực lượng chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân Việt Nam nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Câu 2. Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 – 2 – 1930) như thế nào?
– Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh
Mỗi giai cấp và tầng lớp xã hội có địa vị và quyền lợi khác nhau, nên có thái độ chính trị khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: một bộ phận lớn cấu kết với thực dân Pháp để hưởng đặc quyền, đặc lợi, trở thành đối tượng của cách mạng. Bộ phận nhỏ (địa chủ vừa và nhỏ) có tinh thần yêu nước sẽ tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp khi có điều kiện.
+ Giai cấp tư sản: tư sản mại bản, quyền lợi gắn liền với đế quốc vì vậy thái độ chính trị của họ là phản động, là kẻ thù của cách mạng; còn tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến, nhưng không kiên định, dễ thoả hiệp, cải lương.
+ Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần yêu nước, tinh thần chống đế quốc, phong kiên cao, hăng hái tham gia cách mạng và là lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ả nước ta.
Giai cấp nông dân: là giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ giàu lòng yêu nước, là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam.
+ Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 3. So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần nhất (1897 – 1914) với cuộc khai thác lần thứ hai 1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam về hoàn cảnh lịch sử, mục đích, nội dung, hệ quả và tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam.
Từ khi hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp đã tiến hành 2 chương trình khai thác thuộc địa. Tuy 2 cuộc khai thác này có sự khác nhau về hình thức song về thực chất vẫn là bóc lột, vơ vét sức người sức của cho sự phát triển của nước Pháp.
Sự khác nhau giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I và II
Bối cảnh lịch sử:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914): Sau khi tạm thời bình định về mặt quân sự ở nước ta, Pháp bắt tay ngay vào việc tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta. Bởi vì, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cho nên nhu cầu về thị trường ngày càng lớn. Nhưng Pháp chỉ thực hiện được chương trình khai thác này trong 7 năm thì phải dừng lại vì chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ở Châu Âu.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929): Chiến tranh thế giới thứ 1 bùng nổ, Pháp tham chiến nhưng sau khi chiến tranh thế giới I kết thúc vào năm 1918, Pháp tuy thắng trận nhưng nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Để hàn gắn những vết thương chiến tranh và khôi phục địa vị kinh tế của mình trong thế giới tư bản, buộc Pháp vừa phải bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa phải ráo riết đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên Việt Nam nằm trong chương trình khai thác thuộc địa này và chúng xem: “Việt Nam là 1 thuộc địa quan trọng nhất, phát triển nhất và giàu có nhất trong tất cả các thuộc địa của Pháp trên thế giới”.
Hoạt động khai thác:
Cả 2 cuộc khai thác trên đều là những cuộc khai thác toàn diện trên tất cả các mặt đặc biệt là kinh tế:
Kinh tế:
Nông nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Cướp đoạn ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, bóc lột địa tô, ban hành chế độ sưu thuế nặng nề. Còn trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai để khai thác tối đa cho sự phục hồi kinh tế chính quốc sau chiến tranh thế giới, Pháp tăng cường mở rộng việc chiếm đoạt đất đai của nông dân để lập đồn điền trồng cà phê,…đặc biệt là cao su. Chính vì việc chiếm đoạt đất đai lập đồn điền trong cao su, cho lên nhiều công ty mới ra đời như công ty Misolanh – nắm độc quyền toàn bộ cao su ở Đông Dương.
Công nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp tập trung vào khai thác mỏ, xây dựng 1 số cơ sở công nghiệp phục vụ cho đời sống của bọn thực dân như điện, nước, bưu điện….Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, công nghiệp khai thác được đẩy mạnh đầu tư them và mở rộng hơn. Công nghiệp chế biến và dịch vụ được đẩy mạnh phát triển như xay xát, rượu, dệt….
Giao thông – vận tải: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp mở mạng giao thông, xây dựng đường xá, bến cảng nhằm phục vụ cho lợi ích kinh tế và quân sự Pháp. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, Pháp cũng đầu tư thêm để phát triển, phục vụ cho khai thác nguyên liệu, lưu thông hàng hóa, quân sự.
Thương nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nhập từ nước ngoài vào nhưng lại ưu tiên hàng nhập của Pháp. Trong cuộc cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, nhìn chung không có gì thay đổi so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I. Ngoài ra, Pháp còn lập ngân hàng Đông Dương và ngân hàng này trở thành 1 thế lực nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Việt Nam.
Nhìn chung trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, tuy có sự tăng vọt vốn đầu tư và thay đổi vốn đầu tư nhưng chính sách khai thác thuộc địa của Pháp về căn bản vẫn ko thay đổi, chúng vẫn hết sức hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp năng như luyện kim, hóa chất, cơ khí…nhằm cột chặt Đông Dương trong mối quan hệ phụ thuộc với công nghiệp chính quốc, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp và Việt Nam vẫn là 1 nước có nền kinh tế lạc hậu, què quặt phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Tác động của 2 cuộc khai thác này
Kinh tế: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp đã du nhập quan hệ sản xuất tư bản nhưng vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến. Chính điều này đã làm cho nên kinh tế Việt Nam phát triển phiến diện, què quặt. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, mặc dù kinh tế có sự phát triển nhất định nhưng do không phát triển công nghiệp nặng nên kinh tế phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, phát triển không đều.
Xã hội: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1, xã hội VN có sự phân hóa sâu sắc: Giai cấp địa chủ và nông dân có sự phân hóa. Các lực lượng giai cấp mới ra đời (giai cấp công nhân) và nảy sinh (giai cấp tư sản và tiểu tư sản). Sang đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, xã hội có sự phân hóa sâu sắc hơn. Giai cấp địa chủ và nông dân tiếp tục bị phân hóa, giai cấp công nhân phát triển mạnh. Cùng với đó là giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời và phát triển mạnh.
Cuộc khai thác thuộc địa lần II chính là sự tiếp tục của cuộc khai thác thuộc địa lần 1, các ngành kinh tế ở Đông Dương tuy có phát triển song chỉ là bề nổi, là hình thức còn thực chất những chính sách trên đã làm lộ rõ sự tham lam, tàn bạo của Pháp. Mặt khác, nó phản ánh đầy đủ tính chất vụ lợi, vụ lợi của bọn thực dân. Vì thế, cuộc khai thác này nhiều lãnh tụ của Đảng đã phát biểu: Nó mang lại tính chất đầu cơ và Việt Nam là điển hình của xứ thuộc địa bộc lộ rõ tính chất sâu mọt, ăn bám và lạc hậu của thực dân Pháp.
Câu 4. Trình bày những tiền đề dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự vươn lên và triển vọng của các khuynh hướng cách mạng lúc đó
1. Những tiền đề dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam :
Sau chiến tranh thế giới nhất (1914 – 1918) Việt Nam trước những biến động lớn:
– Bên trong:
+ Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp làm xã hội Việt Nam biến chuyển nhanh chóng: Các giai cấp cũ phân hóa mạnh, các giai cấp mới thực sự hình thành (tư sản, tiểu tư sản, vô sản). Với địa vị xã hội của mình, mỗi giai cấp có quan điểm và thái độ chính trị khác nhau.
+ Kế tiếp truyền thống kiên cường bất khuất, toàn dân đồng hành trong sự nghiệp giải phóng.
– Bên ngoài:
+ Các trào lưu tư tưởng cách mạng tiếp tục tràn vào nước ta.
+ Cách mạng ở Pháp, Trung Quốc phát triển mạnh.
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới, để lại những kinh nghiệm quý báu cho cách mạng thế giới.
– Dân tộc Việt Nam cần có vĩ nhân để kết nối mọi yếu tố quyết định, để đi tới thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng. Sau thời gian dài tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc xuất hiện đúng vào thời điểm đó.
2. Sự vươn lên và triển vọng……………
– Với những bối cảnh khác nhau, ngay sau chiến tranh, cuộc vận động cách mạng Việt Nam xuất hiện hai khuynh hướng:
+ Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng tư sản phấn đấu trên con đường giải phóng, đưa đất nước đến độc lập, tiến lên tư bản chủ nghĩa.
+ Giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin phấn đấu trên con đường giải phóng, đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa.
– Đầu những năm 20, các cuộc đấu tranh kinh tế của tầng lớp tư sản dân tộc đã động viên được đông đảo nhân dân tham gia:
+ Năm 1924: Nam kỳ xuất hiện Đảng Lập Hiến.
+ Năm 1927: Quốc Dân Đảng thành lập.
+ Tháng 2/1930: Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ và thất bại …
Từ Đảng Lập Hiến đến Quốc Dân Đảng và sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ năng lực chính trị hạn chế của giai cấp tư sản Việt Nam, là sự bế tắc của khuynh hướng cách mạng tư sản – một khuynh hướng chính trị không còn hấp dẫn với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc đó.
– Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong những năm 1919 – 1925 tuy còn tự phát nhưng đã có những bước tiến rõ rệt (tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925). Giai cấp công nhân đã đi dần vào tổ chức, với sự ra đời của Công hội Đỏ 1920. Từ 1926 với những điều kiện mới, đặc biệt là sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng, phong trào công nhân vươn nhanh lên tầm tự giác. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập, tiên phong, ngày càng lớn mạnh trong xã hội Việt Nam.
– Càng ngày giai cấp công nhân càng thể hiện năng lực chính trị lớn trong các cuộc đấu tranh cách mnạg lúc đó.
– Tháng 2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, tạo bước ngoặt trong lịch sử cách mạng và lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam tiến theo con đường duy nhất – con đường cách mạng vô sản.
Câu 5. Từ cuộc khai thuộc thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, hãy nêu nhận xét của anh (chị) về sự tác động của nó đối với kinh tế và đời sống xã hội ở Việt Nam.
– Từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Điểm nổi bật là tư bản Pháp đẩy mạnh đầu tư vốn sang thuộc địa, nhiều nhất là đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là cao su.
– Công nghiệp được mở rộng quy mô, khai thác mỏ được coi trọng, đặc biệt là mỏ than. Thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng đều có bước phát triển.
– Thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế, do vậy ngân sách Đông Dương tăng lên. Nhìn chung kinh tế Việt Nam có bước phát triển
mới do có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
– Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến kinh tế chỉ diễn ra có tính chất cục bộ, tình trạng lạc hậu vẫn là phổ biến. Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Câu 6. Nêu một biến chuyển lớn nhất trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương. Tác dụng của biến chuyển đó đó với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở nước ta.
Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp
Câu 7. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào ? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy ?
– Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản (khác với con đường cũ : giải phóng dân tộc theo các khuynh hướng phong kiến hoặc dân tộc dân chủ).
– Những điều kiện khách quan và chủ quan :
• Tác động của thời đại mới : thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. Các mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa đế quốc phát triển gay gắt…Cách mạng tháng Mười Nga
công…Quốc tế Cộng sản được thành lập…Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lí luận và thực tiễn để lựa chọn một con đường cứu nước đúng đắn.
• Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh hùng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân tộc dân chủ đều không thành công. Đất nước lâm vào “tình hình đen tối tưởng như không có đường ra” đặt ra yêu cầu tìm ra một con đường mới…
• Do trí tuệ và nhãn quan của Nguyễn Ái Quốc : thấy được hạn chế trong các con đường cứu nước của cha ông, thấy các cuộc cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ “chưa đến nơi”, phân biệt rõ bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên phạm vi quốc tế, phát hiện trong luận cương của Lênin “con đường giải phóng cho chúng ta”…
Theo dõi tiếp:
Phần 2: Câu hỏi ôn tập Việt Nam từ năm 1919- 1930 (Phần 2) – Lịch sử 12
Phần 3:Câu hỏi ôn tập Việt Nam từ năm 1919- 1930 (Phần 3) – Lịch sử 12
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
- Đáp án môn Lịch sử lớp 12
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12