23/05/2018, 14:57

Nuôi dưỡng trâu bò trong thời gian sử dụng cày kéo

Mới chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây các nhà khoa học mới thu thập một cách hệ thống các thông tin về việc nuôi dưỡng gia súc làm việc nói chung. Các nhà nghiên cứu đã xác định nhu cầu dinh dưỡng của chúng, và khẳng định việc nuôi dưỡng gia súc làm việc cũng phải được tiến hành lập khẩu phần cân ...

Mới chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây các nhà khoa học mới thu thập một cách hệ thống các thông tin về việc nuôi dưỡng gia súc làm việc nói chung. Các nhà nghiên cứu đã xác định nhu cầu dinh dưỡng của chúng, và khẳng định việc nuôi dưỡng gia súc làm việc cũng phải được tiến hành lập khẩu phần cân đối như các loại gia súc cho sữa, thịt hay sử dụng với các mục đích khác. Nếu chúng làm tốt việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho trâu bò cày kéo sẽ làm cơ sở cho việc xây dụng kế hoạch nuôi dưỡng trâu bò tốt hơn chúng sẽ đủ sức khoẻ để phục vụ theo yêu cầu của công việc mà ta mong muốn.

Nhu cầu cho trâu bò cày kéo

Nhu cầu chính cho trâu bò cày kéo là năng lượng. Các nhu cầu thêm về proiein, khoáng, vitamin thường không lớn vì cơ thể chúng đã được đáp ứng khi cung cấp đầy đủ năng lượng. Năng lượng sử dụng cho cày kéo thường được thể hiện trong sự so sánh với nhu cầu duy trì 24 tiếng trong ngày, điều này có thể cho phép so sánh giữa các gia súc có khối lượng cơ thể khác nhau.

Một điều cần lưu ý là có những ý kiến cho rằng trâu bò cày kéo khi làm việc nhẹ, trung bình và nặng thì sử dụng năng lượng bằng 1,5 – 2,0 và 2,5 lần so với năng lượng duy trì. Tuy nhiên nhiều thí nghiệm từ phòng thí nghiệm tới ngoài hiện trường với nhiều loại công việc khác nhau từ nhiều nước khác nhau và ở nhiều điều kiện khác nhau đã xác định ước tính này là không chính xác. Trâu bò làm việc nhẹ như kéo xe hoặc gieo hạt lại thường phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn là trâu bò làm việc nặng nhu cày ruộng, lý do bởi vì khi trâu bò làm việc năng thì chúng lại di chuyển ngắn hơn, được nghỉ dài hơn, tốc độ chậm hơn, dẫn đến tổng năng lượng tiêu hao cả ngày 24 tiếng sẽ gần như cân bằng với trâu bò làm việc nhẹ nhưng di chuyển nhiều hơn. Những theo dõi gần đây cho thấy trâu bò làm việc 2 giờ/ngày có nhu cầu năng hrợng ít hơn làm việc 6 giờ/ngày, và điều quan trọng là loại hình công việc không ảnh hưởng nhiều đến tổng năng lượng tiêu hao trong một đơn vị thời gian làm việc.

Quản lý tốt trâu bò cày kéo là cung cấp đủ thức ăn cả số và chất lượng cho chúng nhất là trong thời kỳ làm việc nặng.

Muốn xác định tiêu chuẩn và làm việc người ta phải xác định năng lượng tiêu hao trong quá trình làm việc (cà năng lượng duy trì cộng với năng lượng làm việc), trên cơ sở đó sẽ tính toán nhu cầu dinh dưỡng đáp ứng cho năng lượng tiêu hao đó.

Phương pháp tính nhu cầu năng lượng cho gia súc làm việc

Năng lượng (NL) gia súc đã sử dụng làm việc trên đồng khó xác định trực tiếp, tuy vậy có thể tính được thông qua loại hình công việc, khoảng cách mà gia súc di chuyển. Các thông số cần thiết cho tính toán bao gồm:

NL dùng cho làm việc – NL di chuvển cơ thể + NL nâng xe hàng + NL kéo xe hàng + NL đi lên độ cao.

Công thức này có thể biểu diễn lượng hoá như sau:

E = AFM + BFL + W/C + 9,81 H (M +L) /D

trong đó H: Năng lượng sử dụng cho làm việc(kJ)

F: Khoảng cách di chuyển (km) (độ dài)

M: Khối lượng cơ thể (kg)

L: Khối lượng xe hàng (kg) (cả xe + hàng)

W: Công sinh ra để kéo xe (J)

H: Độ cao di chuyển hướng thẳng đứng

A: NL sử dụng di chuyển 1 kg cơ thể đi 1 m theo phương nằm ngang

B: NL sử dụng di chuyển 1 kg hàng đi 1 m theo phương nằm ngang

c: Hiệu quả sử dụng năng lượng nhờ cơ giới hoá công cụ

D : Hiệu quả sử dụng năng lượng để nâng cơ thể và xe + hàng lên cao

Năng lượng thuần cho di chuyển cơ thể phụ thuộc vào khối lượng gia súc và khoảng cách di chuyển, được biểu hiện thành J/m/kg khối lượng cơ thể. nó phụ thuộc rất lớn vào bé mặt đi chuyển. Năng lượng tiêu hao có thế từ 1,5 – 8,0 J/m/kg. Bề mặt di chuyển rất khó xác định một cách lượng hoá, phải đánh giá riêng rẽ rồi kết hợp.

Năng lượng thuần cho làm việc bẳng 3,3 lần công bỏ ra, hay nói cách khác là năng lượng thuần sử đụng cho làm việc với hiệu xuất 30%. Nó bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài như đất, nhiệt độ, loại hình công việc. Trên thực tế nếu không có những thiết bị đặc biệt chuyên dùng thì rất khổ xác định được công một cách trực tiếp và chính xác. Đa số trường hợp tính trung bình lực kéo đều dựa vào những công cụ hoặc xe kéo đã biết. Nếu cày thì các số liệu về đất, về mùa vụ đã trồng trước dó, độ sâu của lượt cày trước… phải được biết. Tổng công bỏ ra có thể được tính bằng cách nhân lực kéo với khoảng cách di chuyển.

Năng lượng thuần cho thồ hàng bằng 3,0 J/m di chuyển ở mặt đất bằng phẳng cho 1kg hàng. Điều đó có nghĩa là thồ hàng cần nhiều năng lượng hơn trên một đơn vị khối lượng so với di chuyển cơ thể gia súc. Tuy vậy bởi vì năng lượng thuần cho thồ hàng cũng chỉ khoảng 10% tổng số năng lượng làm việc nên dùng số liệu 3,0 J /m/kg là đương đối chính xác. Độ cồng kềnh của hàng không ảnh hưởng nhiều đến năng lượng tiêu hao, tuy nhiên phải chú ý sự cân đối 2 bên cơ thể gia súc.

Năng lượng thuần cho leo dốc: Gia súc làm việc khi leo dốc phải san sinh năng lượng cho di chuyển cơ thể mình và chuyển hàng hoá trên cơ thể ién dốc. về cơ chế cũtm tương lự như vận chuyển hàng ở mặt phẳng.

Công sinh ra ( J) =(M + L) X 9,81 H

Trong đó: M là khối lượng cơ thể gia súc (kg)

L là khối lượng hàng (kg)

H là độ cao di chuyển theo phương thẳng đứng (m)

9,81 là lực trọng trường (m/s2)

Năng lượng thuần cho leo dốc có thể đơn giản hoá bằng công sinh ra nhãn với 3,3, khi tính nhu cầu năng lượng cho gia súc leo dốc phải tính riêng theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang rồi cộng lại. Có thể giải thích rõ hơn qua ví dụ sau: Hãy tính tổng năng lượng thuần tiêu hao cho một bò đực 400 kg mang 50 kg hàng đi 20 km đường đồi dốc với độ cao là 100m?

Cách tính như sau:

NL thuần cho di chuyển cơ thể = (400 x 1,5 x 20.000/106= 12 MJ

NL thuần cho chở 50 kg hàng = (50 x 3 x 20.000/106 = 3 MJ

NL thuần cho leo dốc – [(400 + %)) x 1000 x 3,3 X 9,81]/106 – 14,6

Tổng cộng:29,6 MJ

Năng lượng thuần cho đi xuống dốc: Năng lượng tiêu hao này được tính như khi di chuyển ở mặt đất bằng. Nhìn chung còn ít thí nghiệm nghiên cứu về vấn đề này nhưng các số liệu có được cho thấy năng lượng tiêu hao khi đi xuống dốc nhỏ hơn khi di chuyển ở mặt bằng trong khi năng lượng tiêu hao cho từng bước lại cao hơn, khi gia súc cày thì năng lượng tiêu hao khi đi xuống dốc sẽ nhỏ hơn vì bản thân chiếc cày đi xuống cũng có gia tốc trọng trường giúp súc. Tuy nhiên trong thực tế người ta cày ngang chứ không cày lên và xuống.

Ví dụ về tính toán nhu cầu năng lượng thuần hàng ngày cho một trâu có khối lượng cơ thể 620 kg, cày 5,5 tiếng/ngày trong ngày làm việc

Một số thông số đã biết:

+ Khối lượng cơ thể = 620 kg

+ Công sản sinh ra = 6728 kJ

+ Khoảng cách di chuyển = 11,6 km

+ Phần trăm thời gian cho làm việc = 80%

+ Tốc độ làm việc = 0,71m/s

+ Công suất trung bình = 415 W

+ Lực kéo trung bình = 580 N

+ Khoảng cách lên cao = 0,040 kin

+ Năng lượng tiêu hao cho di chuyển cơ thể 2,5J/m/kg khối lượng

+ Hiệu quả sử dụng năng lượng cho làm việc = 0,30

+ Năng lượng cho duy trì = 0,53 (khối lượng cơ thể/1,08)0,67 + 0,0043 x khối lượng (kg)

Trâu 620 kg đã làm được: 11,6 x 580 = 6728 kJ trong ngày

Năng lượng sử dụng cho công việc:

(2,5 x 620 x 11.6) + (6728/0,30) + (9,81 x 0,040 x 620/0,30) = 41,22MJ

Năng lượng cho duy trì:

0,53 (620/1,08)0,67 + (0,0043 X 620) = 40,06 MJ

Năng lượng tiêu hao cho làm việc so với năng lượng duy trì:

41.22/40,06= 1,03

Tổng năng lượng cho một ngày làm việc:

NL làm việc (41,22) + NL duy trì (40,06) + 10% NL duy trì (4,0) = 85,28 MJ

Trong thực tế sản xuất, khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho trâu bò cây keo dựa theo những tính toán, người ta thường chia ra theo mức độ làm việc nặng và làm việc vừa phải (trung bình). Mức độ làm việc nặng đối với trâu bò làm 8 giờ/ngày, mức độ làm việc vừa phải đối với trâu bò làm việc 4 giờ/ngày.

Lượng thức ăn trâu bò có thể ăn được

Cơ chế kiểm soát lượng thức ăn ăn được là do mức độ trao đổi chất, hệ thống tiêu hoá và ảnh hưởng của ngoại cảnh. Đặc tính của thức ăn tác động đến khả năng ăn được của gia súc. Đối với trâu bò, có trong quan thuận giữa tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn và lượng thức ăn ăn vào, thức ăn có tỷ lệ tiêu hoá tạo hơn thì lượng ăn vào thường nhiều hơn (đối với động vật dạ dày đơn thì lại có tương quan nghịch, còn ngựa thì ở trung gian).

Một số điểm cần lưu ý khi tính toán lượng thức ăn ăn vào của trâu bò:

Lượng thức ăn ăn vào có liên quan nhiều tới tốc độ tiêu hoá hơn là tỷ lệ tiêu hoá

Lượng thức ăn ăn vào có thể tăng tên bằng việc nghiền nhỏ hoặc làm viên hoặc xử lý hoá học.

Lượng thức ăn ăn vào bị tác động bởi loại thức ăn, tỷ lệ thân/lá của thức ăn thô (nhiều hay ít chất xơ).

Thiếu chất dinh dưỡng, hệ vi sinh vật dạ cỏ bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào.

Bản thân gia súc cũng ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào. Trạng thái sinh lý, thời kỳ mang thai và cho sữa cũng ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào.

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào:

+ Ảnh hưởng của thảm thực vật

+ Ảnh hưởng cùa biên độ nhiệt độ.

+ Ảnh hưởng của độ dài ngày

+ Ảnh hưởng của các hiện tượng lạ

Rất khó dự đoán lượng thức ăn ăn vào của khẩu phần chủ yếu là thức ăn thô xanh. Phương trình dự đoán lượng thức ăn ăn vào cho trâu bò cày kéo với khẩu phẩn ăn nghèo dinh dưỡng và tỷ lệ thô cao ở các nước nhiệt đới hiện vẫn chưa được xác định.

0