23/05/2018, 14:57

Đánh giá khả năng làm việc của trâu bò

Đánh giá khả năng làm việc và sản xuất của trâu bò cho thịt hay sữa nhìn chung là dễ. Thức ăn ăn vào được xác định thông qua sản phẩm sữa hay thịt sản xuất ra hoặc sinh con. Có thể xác định được cả hiệu quả chuyển hoá của thức ăn thành sản phẩm, do vậy bất cứ so sánh nào giữa các giống hoặc ảnh ...

Đánh giá khả năng làm việc và sản xuất của trâu bò cho thịt hay sữa nhìn chung là dễ. Thức ăn ăn vào được xác định thông qua sản phẩm sữa hay thịt sản xuất ra hoặc sinh con. Có thể xác định được cả hiệu quả chuyển hoá của thức ăn thành sản phẩm, do vậy bất cứ so sánh nào giữa các giống hoặc ảnh hưởng của môi trường và quản lý đến khả năng sản xuất của gia súc sẽ được đánh giá tương đối chính xác và không khó khăn gì. Đánh giá khả năng làm việc và sản xuất của trâu bò cày kéo thì khó hơn gia súc cho thịt và sữa rất nhiều. Có nhiều chỉ tiêu khác nhau đánh giá khả năng làm việc của trâu bò, phụ thuộc vào sự quan tâm của từng người và điều kiện để có thể đánh giá.

Các thông số liên quan đến sức làm việc của trâu bò

Lực kéo, tốc độ, công và công suất là những chỉ tiêu liên quan đến sức làm việc của gia súc. Công, tốc độ, công suất được tính toán từ việc xác định các thông số:

-Lực

-Khoảng cách

-Thời gian

Lực là khái niệm dùng khi người ta chuyển dịch một khối lượng nào đó đi một khoảng cách nhất định. Lực có đơn vị là N (Newtons). Lực là sức của gia súc sinh ra đủ để di chuyển công cụ sản xuất (cày bừa hoặc xe). Lực của trâu bò sản ra để di chuyển công cụ sản xuất ít nhiều phụ thuộc vào tính chất công việc. Ví dụ: cày ruộng lầy thụt gia súc phải sản ra lực 700- 1400N, nhưng để kéo chiếc xe nhỏ có khi chỉ cần 150 N.

Công là sản phẩm của một lực sinh ra và khoảng cách mà vật di chuyển được, được tính bằng Joules (J). Công chỉ tính được khi vật chuyển dịch được một quãng đường. Có thể biểu hiện công bằng kJ (1.000J) và MJ (1.000.000J).

Tốc độ làm việc là khoảng cách di chuyển được trên thời gian di chuyển, đơn vị tính bằng mét/gịây (m/s).

Công suất được mô tả khi gia súc sản ra một công (J) trên một đơn vị thời gian (s) và có đơn vị là Watt ( w ), 1w = 1 J/s. Công suất cũng có thể được tính bằng lực (N) nhân với tốc độ (m/s).

Các chỉ tiêu liên quan đánh giá khả năng làm việc của trâu bò

Các kỹ thuật đánh giá khả năng làm việc của gia súc cũng đã được áp dụng nhiều như gắn những thiết bị đo, nhưng nhìn chung vẫn chỉ là thông số về khả năng cày kéo ở trang trại nào đó. Có nhiều phương pháp xác định hữu hiệu như dùng thước cây, thước dây, đồng hồ. Một số thông số thay đổi liên tục và nhanh như nhiệt độ cơ thể. Có loại chỉ tiêu chỉ cần xác định một lần trong ngày như diện tích cày được. Có một số chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá khả năng làm việc của gia súc, nhưng trên thực tế nên tập trung vào chỉ tiêu nào quan trọng cần nghiên cứu hoặc chỉ tiêu nào thực tế hơn dễ áp dụng trong điều kiện cụ thể và với nguồn kinh phí sẵn có. Một số chỉ tiêu cụ thể liên quan để đánh giá khả nãng làm việc của trâu bò bao gồm:

Thời gian làm việc trên hiện trường

Là thời gian từ lúc bắt đầu làm việc đến khi kết thúc (bao gồm cả thời gian quay đẩu, nghỉ giải lao hay nghỉ để điều chỉnh công cụ sản xuất).

Thời gian làm việc thực tế

Là thời gian thực tế trâu bò làm việc, không tính thời gian nghỉ. Để đo chính xác thời gian này, có thể dùng đồng hồ gắn vào bộ phận chuyển động để xác định thời gian thực sự di chuyển và làm việc của gia súc.

Tổng thời gian làm việc cả ngày

Bao gồm thời gian làm việc trên hiện trường cộng với thời gian đi và về cũng như thời gian chuẩn bị công cụ sản xuất.

Tổng diện tích cày bừa

Là diện tích đất ruộng mà . Tuỳ hình thù của ruộng mà xác định phương pháp đo và tính toán diện rích chính xác bằng các công thức toán học.

Độ sâu của rãnh cày

Có thể xác định bằng thước hoặc một thiết bị chuyên nào đó đặt ở rãnh cày để đo. Đo ở vài ba vị trí để lấy trung bình cho chính xác.

Độ rộng của rãnh cày

Độ rộng là tỷ số của tổng diện tích cày được chia cho số đường cày. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào độ rộng của lưỡi cày so vói tổng diện tích cày được.

Tốc độ làm việc

Cách đơn giản là đo thời gian làm việc chia cho khoảng cách di chuyển ít nhất là 20 mét ở giữa khoảng đất đang làm. Không nên đo lúc mới bắt đầu hoặc gần kết thúc vì tốc độ ở hai thời điểm này không đại diện cho tốc độ trung bình.

Khả năng làm việc lý thuyết

Khả năng làm việc lý thuyết của gia súc có thể được xác định bằng các thông số trung bình độ rộng với trung bình tốc độ:

KNLVLT (ha/giờ) = [TB độ rộng (cm) X TB tốc độ (m/s) x 36]/10.000

Khả năng làm việc thực tế

Khả năng làm việc thực tế được tính toán dựa trên tổng diện tích thực tế làm được chia cho tổng thời gian làm việc, nó sẽ khác với khả năng làm việc lý thuyết, nhưng chính xác hơn.

Hiệu quả làm việc thực tế

Là tỷ số giữa khả năng làm việc thực tế chia cho khả năng làm việc lý thuyết. Chỉ tiêu này cho ta biết thời gian không hiệu quả ở trên đồng và không hiệu quả của việc sử dụng triệt để độ rộng của công cụ sản xuất. Tính chỉ tiêu này sẽ chính xác hơn về hiệu quả, không bị chi phối bởi thời gian mất đi cho điều chỉnh hoặc chậm trễ làm việc.

Lực kéo trung bình

Lực kéo thường được xác định bằng lực kế, thiết bị này được nối giữa gia súc với công cụ sản xuất, khi gia súc kéo kim lực kế sẽ chỉ giá trị lực mà gia súc sản ra, nó thay đổi phụ thuộc vào đất mà gia súc làm, vì vậy có phương pháp tính gía trị trung bình. Lực kế thuỷ lực sẽ chỉ số trung bình. Thiết bị điện tử phải đo hàng trăm lần với khoảng cách đo như nhau để tính ra giá trị trung bình. Vì vậy xác định sự di chuyển của gia súc rất cần thiết để đo khối lượng công việc mà gia súc làm được trên đồng, bởi vì lực kéo luôn thay đổi, tốc độ cũng không đều nhau, nếu chỉ đo trung bình 1-2 lần sẽ không chính xác.

Khoảng cách di chuyển

Chủ yếu dùng để tính toán trong trường hợp vận chuyển hàng trên đường, có thể dùng đổng hồ cây số gắn vào bánh xe, trường hợp gia súc làm việc trên đồng sẽ phải có cách tính ở chỗ quay cuối cùng của đường cày hay các góc. Ngoài ra có thể dùng thước đo hoặc dùng bản đồ. Nhìn chung dùng đồng hồ đo gắn vào bánh xe chạy cùng công cụ sản xuất là chính xác nhất.

Công sản sinh ra

Có những thiết bị xác định công sản sinh ra của gia súc làm việc, hoặc có thể tính toán thông qua hai thông số là lực kéo và khoảng cách di chuyển.

Tiêu hao năng lượng

Phương pháp xác định năng lượng tiêu hao của gia súc đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm nay. Năng lượng tiêu hao liên quan đến tiêu hoá, trao đổi chất và sử dụng thức ăn có thể dễ dàng xác định. Năng lượng tiêu hao liên quan đến việc di chuyển và làm việc của gia súc được xác định khó hơn nhiều bởi vì gia súc íuôn chuyển động.

Phần lớn các nghiên cứu về năng lượng tiéu hoá xác định gián tiếp thông qua trao đổi oxy, cacbondioxit và methane. Có thiết bị cầm tay để đo tiêu hao ố xy và từ đó tính ra năng lượng tiêu hao. Thiết bị chụp vào mũi và miệng gia súc để thu toàn bộ khí thở ra, hít vào rồi lấy mẫu phân tích.

Hiệu quả sử dụng năng lượng cho làm việc

Nói đến hiệu quả sử dụng gia súc làm việc trước hết ta cần hiểu rằng: gia súc sử dụng năng lượng để làm việc, gia súc làm nhiều thì năng lượng tiêu hao nhiẻu. Hai chỉ tiêu được thể hiện là công với đơn vị tính là joules (J) và tỷ lệ năng lượng tiêu hao trên công việc làm được là công suất với đơn vị tính là Watss (W). Tổng hiệu quả sử dụng ỉiãng lượng là khối iượng công việc làm được trên tổng nàng lượng mà gia súc đã sử dụng. VI vậy dể nâng cao hiệu quả sử dụng gia súc nén sử dụng tối đa số ngày làm viộc trong năm và giảm tối đa thời gian nghỉ việc.

Năng lượng gia súc sử dụng cho làm việc lấy từ thức ăn ăn vào. Hiệu suất cho làm việc luôn nhỏ hơn 100% (ví dụ 1 joule năng lượng không bao giờ sử dụng đủ 1 J cho làm việc, vì vậy phải xác định năng lượng sử dụng trong quá trình làm việc và công việc mà gia súc đã làm được để biết hiệu quả, đó là hiệu quả sử dụng năng lượng. Thông số này được tính bằng khối lượng công việc mà gia súc làm được chia cho số năng lượng mà gia súc bỏ ra nhân với 100.

Theo cách tính này thì trâu bò có hiệu quả sử dụng năng lượng khoảng 30-32%, lừa có hiệu quả sử dụng tốt hơn khoảng 36-37%, ngoài ra gia súc còn sử dụng năng lượng cho đi lại, và duy trì cơ thể. Nếu năng lượng cho di chuyển cơ thể gia súc cộng vào thì hiệu quả sử dụng chỉ còn dưới 25%, nếu tính cả năng lượng cho duy trì cơ thể thì hiệu quả còn thấp hơn nữa.

Ví dụ: hiệu quả sử dụng thực tế của một bò đực cày ruộng trong 5 giờ là khoảng 30% nhưng tổng hiệu quả chỉ còn khoảng 20% cho tổng thời gian làm việc, còn nếu tính cho cả ngày 24 tiếng thì hiệu quả chỉ còn khoảng 10 %. Một máy cày dùng nhiên liệu tương đương 3-4 J để làm một công việc 1 J, vậy hiệu quả khoảng 30%, nhưng khi máy không làm việc nó không cần nhiên liệu. Nếu tính toán đơn thuần về hiệu quả sử dụng năng lượng thì máy móc có hiệu quả cao hơn, vì khi máy nghi không sử dụng năng lượng trong khi gia súc vẫn phải liên tục sử dụng năng lượng kể cả khi chúng không làm việc.

Nhịp tim

Nhịp tim có thể xác định ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhịp tim thay đổi nhanh chóng khi bắt đầu làm việc và sau khi nghỉ làm, vì vậy đo nhịp tim nên đo lúc gia súc đang làm việc.

Thiết bị chuyên dùng để đo nhịp tim ở ngựa và lừa đã có nhưng đối với trâu bò khó đo hơn, cần phải cải tiến thiết bị. Từng cá thể có nhịp tim khác nhau, vì vậy khó so sánh giữa cá thể này với cá thể khác.

Nhịp thở

Chỉ tiêu này đo được bằng việc đứng quan sát nhịp thở thông qua chụp mũi, âm của nhịp thở có thể nghe được. Hoặc có thể sử dụng thiết bị hoàn chỉnh hơn để xác định và thiết bị này gắn luôn với bộ phận xử lý số liệu.

Nhiệt độ trực tràng và nhiệt độ da

Có thể sử dụng thiết bị hoàn chỉnh để đo bất cứ lúc nào hoặc đo trực tiếp bằng nhiệt kế. Không như nhịp tim, nhiệt độ cơ thể thay đổi từ từ nên có thể đo sau khi gia súc nghỉ làm việc 1-2 phút mà vẫn không ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu.

Khối lượng cơ thể

Khối lượng cơ thể có thể xác định dễ dàng bằng cân, nếu không có cân có thể dùng thước đo kích thước các chiểu đo cơ thể để tính khối lượng bằng các công thức toán học. Tuy nhiên cách xác định bằng cân vẫn cho giá trị chính xác nhất.

Lượng thức ăn ăn vào

Xác định trong điều kiện cung cấp thức ăn cho từng cá thể. Hàng ngày cân lượng thức ăn cung cấp và lượng thức ăn thừa. Thức ăn xanh có hàm lượng nước khác nhau vì vậy khi tính toán phải dựa trên vật chất khô (VCK), khi lấy mẫu thức ăn xanh thường sấy khô ở nhiệt dộ 60o c trong 24 – 48 giờ.

Lượng VCK ăn vào được xác định bằng cách lấy lượng VCK cung cấp trừ đi luợng VCK còn thừa.

Khả năng tiêu hoá thức ăn

Tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn được tính hàng cách lấy VCK của thức ăn ãn vào trừ đi VCK thải ra của phân chia cho VCK ăn vàn nhân với 100.

0