31/05/2017, 12:52

Nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai trong bài thơ Tương tư?

Lời trách móc không nặng nề đay nghiến, cũng là trách yêu. Không gian cảnh vật được dẫn trong lời thơ là không gian cảnh vật của miền quê. Đó là hình ảnh Đò giang, đầu đình. Những hình ảnh ấy để cho nhân vật trữ tình dễ bộc bạch tâm trạng, bày tỏ moi tương tư một cách tự nhiên, kín đáo và tế nhị. ...

Lời trách móc không nặng nề đay nghiến, cũng là trách yêu. Không gian cảnh vật được dẫn trong lời thơ là không gian cảnh vật của miền quê. Đó là hình ảnh Đò giang, đầu đình. Những hình ảnh ấy để cho nhân vật trữ tình dễ bộc bạch tâm trạng, bày tỏ moi tương tư một cách tự nhiên, kín đáo và tế nhị. Biện pháp điệp từ diễn đạt được tâm trạng của chàng trai.

1.   Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua các bước:

-     Nhớ nhung: "Thôn Đoài.... yêu nàng"

-     Băn khoăn dỗi hờn: "Hai thôn... này”

-     Than thở: "Ngày qua... xa xôi”, "Tương tư... biết cho".

Diễn biến tâm trạng của chàng trai qua các trạng thái cảm xúc. Những trạng thái này xen vào nhau chuyên hóa rât tự nhiên. Nó nhận được sự đồng cảm của những tâm hồn đã, đang, sắp yêu nhau.

2.   Cụ thể là:

a)   Chàng trai nông thôn không tên tuổi bộc lộ nồi nhớ đối với người mà mình yêu.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Cách tạo hình ảnh độc đáo Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Đây không chỉ là cách mượn địa danh mà Nguyễn Bính đã tạo ra nỗi nhớ song hành. Người nhớ người. Thôn nhớ thôn. Biện pháp nhân hoá tạo ra bởi nỗi nhớ song hành ấy. Bao trùm lên bốn câu thơ là quy luật tâm lí. Khi tương tư, nỗi nhớ nhung cũng tràn ra cả không gian. Vì thế có cả hai miền không gian nhớ thương nhau. Ngôn ngữ đậm đà phong cách chân quê: thôn Đoài, thôn Đông (Đoài là Tây). Thành ngữ: "chín nhớ mười mong". Đặc biệt cách bố trí ngôn ngữ thơ:

'Một người... một người": Tác giả có ý đẩy đối tượng ra hai đầu câu thơ tạo giữa hai con người ấy một khoảng cách, giữa họ là "Chín nhớ mười mong" ngập tràn nỗi nhớ. Ý thơ, lời thơ như sự kể lể bộc bạch nỗi tương tư của chàng trai, nhớ nhung vời vợi.

b)  Từ nhớ nhung, chàng trai bộc lộ sự băn khoăn dôi hòn:

Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Thông thường chàng trai phải giữ vai trò chủ động. Ở đây lại khác. Chàng trai hoàn toàn thụ động ngôi chờ đợi. Vấn đềđặt ra tưởng như hết sức vô lí. Song đây là cách để tác giả bộc lộ tâm trạng tương tư của chàng trai quê yêu vụng, nhớ thầm, yêu mà không được đáp lại. Cụm từ "Hai thôn chung lại" cố tình tạo ra khoảng cách gần gũi giữa hai người. Những từ "cớ sao", "chẳng sang" là sự trách cứ nhẹ nhàng, trách yêu đâu phải lời đao to búa lớn gì. Người trong cuộc tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra trách móc vậy thôi.

c)   Từ trách móc dân đến lời than thở:

Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

Cách bắt nhịp ngày qua ngày/lại qua ngày (3/3) đã biến tiếng "lại" thành điểm nhấn của ngữ điệu. Nó diễn tả bước đi của thời gian rất chậm chạp. Ngàymới chỉ diễn lại như ngày cũ chán ngán, vô vọng. Giọng thơ than thở đến ngán ngẩm. Nó biểu hiện tâm trạng nóng lòng chờ mong đến mỏi mòn. Song thời gian in đậm ở câu 8 (bát). Thời gian hiện lên qua việc chuyên màu "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng". Thời gian kéo dài tới mức "lá xanh đã thành vàng". Đăng sau hình ảnh lá xanh nhuộm ấy là gì? Nếu không phải là tâm lòng héo hon sầu muộn của tương tư. Chàng trai quay sang trách móc mát mẻ.

Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành,

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...

Tương tư thức mấy đêm rồi,

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho.

+ Hai tiếng "xa xôi" được sử dụng với ý nghĩa khác nhau. Nó có sự đối lập; khoảng cách gần nhau chỉ là bên này, bên ấy, nhưng tình cảm lại xa xôi. Trách móc đấy.

+ Hai tiếng biết kết hợp với tiếng ai như giãi bày tâm tư tình cảm của chàng trai và cũng là lời trách mát mẻ.

Biện pháp điệp làm cho tình cảm và cảnh quyện vào với nhau.

Cuối bài thơ tâm trạng của chàng trai khao khát, mơ tưởng:

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đông nhớ giầu không thôn nào.

+ Trong bài thơ có nhiều cặp đôi: một người/ một người tôi/nàng, bên ấy/bên này, hai thôn/một làng, bến/đò, hoa khuê các / bướm giang hồ, nhà em/ nhà anh, giàn giần/hàng cau, thôn Đoài/ thôn Đông, cau/ giầu.

Những cặp đôi này xuất hiện từ xa tới gan, dừng lại ở cau giầu. Sự sắp xếp có ý vị Nỗi niềm tương tư của chàng trai gắn liền với khát vọng hạnh phúc. Tình yêu gắn liền với hôn nhân gia đình, gắn liền với hạnh phúc.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0