Thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả trong bài thơ Lai Tân.
Tiếng cười châm biếm, mỉa mai của tác giả chỉ bật ra khi tạo được mâu thuẫn. Câu thơ kết bài có mâu thuẫn với ba câu thơ trên. Vì kẻ cầm quyền bộc lộ bản chất thối nát, vô trách nhiệm như thế thì cuộc sống của nhân dânđâu được hưởng thái bình. Vậy mà tác giả vẫn hạ mấy tiếng “Y cựu thái bình thiên” ...
Tiếng cười châm biếm, mỉa mai của tác giả chỉ bật ra khi tạo được mâu thuẫn. Câu thơ kết bài có mâu thuẫn với ba câu thơ trên. Vì kẻ cầm quyền bộc lộ bản chất thối nát, vô trách nhiệm như thế thì cuộc sống của nhân dânđâu được hưởng thái bình. Vậy mà tác giả vẫn hạ mấy tiếng “Y cựu thái bình thiên” (trời đất vẫn thái bình, thật độc đáo và bất ngờ).
Thực trạng thối nát của bộ máy quan lại ở Lai Tân trong bài thơ cùng tên của Bác?
Gợi ý:
- Thơ Nhật kí trong từ của Bác Hồ nhìn một cách khái quát có hai loại: Một là hướng nội. Hai là hướng ngoại. Lai Tân là bài thơ thuộc hướng ngoại. Nhà thơ đã ghi lại những hình ảnh như chụp tự cuộc đời.
"Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc ”
- Đây là ba câu thơ tự sự, kể một cách tự nhiên. Ban trưởng "chuyên" tức ngày ngày đánh bạc (ăn tiền). Cảnh sát trưởng ăn tiền đút lót của phạm nhân. Huyện trưởng thì đốt đèn làm công việc (tức là hút thuốc phiện). Ba nhân vật đại diện cho chính quyền ở Lai Tân thật thối nát, vô trách nhiệm. Bác ghi lại sự thật này một cách tự nhiên như sự việc diễn ra vậy.
Cả ba đều có vai trò rất lớn về pháp luật, thi hành pháp luật bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật. Trớ trêu thay, họ lại đang vi phạm về pháp luật. Ở Lai Tân đã vậy, nơi khác sao đây? Người ta có thể đặt câu hỏi như thế nào đối với chế độ Trung Hoa dân quốc thời Tưởng Giới Thạch.
Trả lời:
- Tiếng cười châm biếm, mỉa mai của tác giả chỉ bật ra khi tạo được mâu thuẫn. Câu thơ kết bài có mâu thuẫn với ba câu thơ trên. Vì kẻ cầm quyền bộc lộ bản chất thối nát, vô trách nhiệm như thế thì cuộc sống của nhân dânđâu được hưởng thái bình. Vậy mà tác giả vẫn hạ mấy tiếng “Y cựu thái bình thiên” (trời đất vẫn thái bình, thật độc đáo và bất ngờ).
- Câu thơ kết có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng ẩn dấu một tiếng cười khảy, tiếng cười lật tẩy chế độ cai trị ở Lai Tân. Tiếng cười ấy góp phần đưa ma tống tiễn xã hội Trung Hoa dân quốc thời Tưởng.
Kết cấu và bút pháp bài thơ Lai Tân.
Gợi ý:
a) Ba câu thơ đầu có điểm nhấn của giọng thơ ở ba tiếng cuối mỗi câu:
- Chuyên đánh bạc.
- Kiếm ăn quanh.
- Làm công việc.
b) Câu kết tuy vẫn theo nhịp 4/3 song ba tiếng "thái bình thiên" hạ một cách tự nhiên, giọng điệu nhẹ nhàng thâm thuý, sâu sắc trong châm biếm, đả kích.