Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối.
Con người trong thơ Bác khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui của lao động, của đời thường. Nó làm dịu đi nồi cô đơn của người đi đường, nhất là người tù đang khao khát tự do. Bác như hoà vào không khí lao động, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động. Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng ...
Con người trong thơ Bác khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui của lao động, của đời thường. Nó làm dịu đi nồi cô đơn của người đi đường, nhất là người tù đang khao khát tự do. Bác như hoà vào không khí lao động, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.
Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng trong bài thơ Chiều tối.
Gợi ý:
a) Bài thơ có sự vận động. Đó là sự vận động của không gian, thời gian từ chiều muộn đến tối, từ núi rừng hiu quạnh đến không khí sinh hoạt đầm ấm của gia đình.
b) Từ nỗi buồn cô đơn, thấm mệt của người tù bị lưu đày đến niềm vui tìm thấy trong lao động. Đây đâu chỉ đơn thuần là sự vận động của tứ thơ.
Đây là thể hiện tinh thần lạc quan và tình yêu thương con người, yêu cuộc sống, là nghị lực vượt lên cảsự đoạ đày của Bác.
Gợi ý:
Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh là: "Cô em xóm núi xay ngô tối". Đây là hình ảnh nổi bật trong bức tranh lúc chiều muộn. Nó khẳng định điểm nhìn của nhà thơ không phải là đỉnh trời mà là mặt đất.Tại sao đây là hình ảnh đẹp nhất?
- Hình ảnh ấy đã hướng người đọc từ cảnh mây trời, chim muông trở về với đời sống con người.
-
- Cô gái xay ngô và lò than rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù về cuộc sống tự do.
Khi đọc thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
"Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà van mênh mông bát ngát tình".
Điều này thể hiện trong bài thơ Chiều tối như thế nào?
Gợi ý:
- Nói tới thép trong thơ là khẳng định ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của người tù cộng sản. Bác bị giải đi suốt từ sáng đến chiều tối. Bụng đói, chân mỏi. Người thấm mệt. Nỗi cô đơn của người tà nơi đất khách quê người, giữa núi rùng hiu quạnh, Bác vui làm sao được. Người gửi tâm trạng ấy qua cánhchim mỏi và chòm mây côđơn.
- Song tứ thơ không đóng lại ở đó. Nó vận động, vươn tới hình ảnh khỏe khoắn của "cô em xóm núi" trong lao động. Người đã tìm thấy niềm vui trong lao động, phút chốc quên đi nỗi đày ải của riêng mình. Bác đã chia sẻ và đồng cảm với người lao động, bộc lộ khát khao thầm kín về một cuộc sống tự do.
- Màu hồng của lò than rực cháy chính là chất thép đã toả sáng trong thơ, là niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại của bài thơ Chiều tối?
Gợi ý:
a) Vẻ đẹp cố điển trong thơ Bác
- Nói tới vẻ đẹp cổ điển trong thơ, người ta thường liên tưởng tới Đương thi, Tống thi. Bài Chiều tối cũng có vẻ đẹp ấy.
+ Thơ nghiêng về cảm hứng thiên nhiên, về không gian rộng lớn.
+ Nhà thơ không miêu tả cụ thể mà chỉ gợi vài nét cốt ghi lại linh hồn cảnh vật (chim mỏi mệt về rừng, mây cô lẻ bay chầm chậm).
+ Bài thơ khai thác thi đề (đề tài của thi thơ) phổ biến (hoàng hồn, vãn cảnh, chiều tối...).
+ Thơ xưa mượn cảnh để ngụ tình. Thơ Bác cũng theo cách ấy. Song thơ Bác nhất là bài Chiều tối lại thể hiện tính hiện đại.
b) Cổ điển mà hiện đại
Thơ có sự vận động của cảnh (thơ xưa thường tĩnh).
+ Sự vận động ấy lại hướng sự sống, ánh sáng và tương lai.
+ Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn vào cảnh vật.
Trong thơ Bác, nhân vật trữ tình hiện ra trung tâm của cảnh thơ, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh.
Vì vậy, Chiều tối là bài thơ được viết theo phong cách cổ điển mà hiện đại.