31/05/2017, 12:51

Phân tích bài thơ Triệu Ẩu rút trong Hồng Đức Quốc âm thi tập.

Chúc các bạn đạt điểm cao khi tham khảo bài viết này! Triệu Ẩu Cao một trượng, cá mười vắng Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng. Họp chúng rừng xanh oai náo nức Cỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng. Mác dài trỏ vẫy tan dàn giặc, ...

Chúc các bạn đạt điểm cao khi tham khảo bài viết này!

Triệu Ẩu

Cao một trượng, cá mười vắng

Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng.

Họp chúng rừng xanh oai náo nức

Cỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng.

Mác dài trỏ vẫy tan dàn giặc,

Ngôi cả lăm le học họ Trưng.

Ví có anh hùngduyên định mấy,

Thì chi Đông Hán dám hung hăng.

                      (Trích "Hồng Đức Quốc âm thi tập")

Phân tích bài thơ “Triệu Ẩu” rút trong “Hồng Đức Quốc âm thi tập”.

Bài làm

“Hồng Đức Quốc âm thi tập” là tác phẩm của vua Lê Thánh Tông và các thi sĩ trong “Hội Tao Đàn” vào nửa cuối thế kí XV. Tập thơ gồm có 324 bài thơ Nôm, đề tài đa dạng và phong phú. Phần lớn là thơ vịnh cảnh, có một số vịnh sử - ca ngợi những anh hùng liệt nữ.

Bài thơ "Triệu Âu” là một bài thơ vịnh sử độc đáo, rút trong “Hồng Đức Quốc âm thi tập”. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Hai câu đề gợi tả ngoại hình cao to, phi phàm của Triệu Ẩu. Thân cao một trượng, to lớn "củ mười vầng”, tóc dài đến ngang lưng, “vú chấm sừng” - dài chấm ngà voi, một nét vẽ thậm xưng, gợi lên sự dũng mãnh, phi thường của Triệu Âu:

“Cao một trượng, cả mười vầng,

Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng’’.

Hai câu thơ phần thực đối nhau nói về Bà Triệu khởi nghĩa, cưỡi voi trắng trong tư thế oai hùng ra trận. Rừng xanh được nhà thơ nhắc tới là Ngàn Nưa thuộc tỉnh Thanh Hoá:

“Họp chúng rừng xanh oai náo nức,

Cỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng.”

Sử sách còn ghi rõ: Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa vào năm 248 tại Ngàn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Nghĩa quân trong quận Cửu Chân kéo về tụ họp đông tới hàng vạn người. Bà đã từng nói lên chí khí của người phụ nữ nước ta quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm để giành lại độc lập cho giang sơn Tổ quốc:

“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người! ”

Các từ ngữ "oai náo nức” và "tiếng vang lừng” diễn tả khí thế long trời chuyển đất của nghĩa quân.

Hai câu luận nói lên ý chí chiến đấu lẫm liệt của Bà Triệu và nghĩa quân:

“Mác dài trỏ vẫy tan đàn giặc,

Ngôi cả lăm le học họ Trưng”

Không phải là gươm báu gươm thần mà chỉ là mác dài, nhưng giặc Đông Ngô đã bị đánh tan tác dưới cái “trỏ vẫy" của người nữ anh hùng. “Mác dài trỏ vẫy ” vung lên, hàng nghìn hàng vạn nghĩa quân xông tới như nước vỡ bờ. Đó là khí thế quyết chiến quyết thắng. Bà Triệu quyết noi gương Hai Bà Trưng để giành lại "ngôi cả ” - nền độc lập tự chứ cho dân tộc.

Hai câu kết dí dỏm và trang nhã gợi lên cho người đọc bao cảm xúc tự hào:

“Ví có anh hùng duyên định mấy,

Thì chỉ Đông Hán dám hung hăng”.

Nhà thơ nêu lên một giả thiết tạo nên một ý tưởng dí dỏm. Giá mà Triệu Thị Trinh sánh duyên cùng một nam anh hùng thì giặc Đông Hán (Đông Ngô) sẽ bị thảm bại, đâu còn dám hung hăng nữa. Dí dỏm ở chỗ nếu câu hỏi ngầm: bọn nam nhi sao lại vắng bóng giữa thời loạn mà chỉ thấy nữ nhi anh hùng, chí thấy Bà Trưng rồi Bà Triệu...

Hai câu kết ca ngợi và biểu lộ niềm tự hào về truyền thống yêu nước và chí khí anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Vịnh Triệu Ẩu mà nói lên được ý tưởng cao đẹp đó là sự thành công của một bài thơ vịnh sử ra đời cách chúng ta hơn 5 thế kỉ.

Đọc bài thơ “Triệu Ẩu’’ trong "Hồng Đức Quốc âm thi tập”, ta như được sống lại những năm tháng quật khởi oai hùng của dân tộc ta dưới nghìn năm Bắc thuộc. Bài thơ như một tượng đài tráng lệ về người nữ anh hùng dân tộc lẫm liệt và cao cả vô song.

Bài thơ "Triệu Ẩu “ đã đồng hành với bài ca dao làm sống dậy trong lòng người hình ảnh bất diệt người nữ anh hùng Ngàn Nưa 800 năm về trước:

"Ru con con ngủ cho lành,

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi.

Muốn coi lên núi mà coi,

Coi Bờ Triệu Tướng cưỡi voi bành vàng”.

Nguồn: Những bài văn hay
0