31/05/2017, 12:51

Nhận thức và lời tâm nguyện của nhà thơ trong bài thơ Từ ấy.

Quan niệm mới mẻ của Tố Hữu đã chứng tỏ nhà thơ đã thoát khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời. Đặc biệt, Tố Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa nhà thơ nói riêng (và văn học nói chung) với cuộc sống. Nhất là cuộc sống của ...

Quan niệm mới mẻ của Tố Hữu đã chứng tỏ nhà thơ đã thoát khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời. Đặc biệt, Tố Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa nhà thơ nói riêng (và văn học nói chung) với cuộc sống. Nhất là cuộc sống của nhân dân lao khổ.

a)   Khổ thơ thứ hai trong bài Từ ấy của Tố Hữu đã thể hiện nhận thức mới về lẽ sống và lời tâm nguyện của nhà thơ:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

-     Chủ nghĩa cá nhân luôn luôn đối lập với chủ nghĩa tập thể. Cái tôi nhỏ bé hoàn toàn đối lập với mọi người. Đó là những biểu hiện cụ thể của lối sống giai cấp tư sản và tiểu tư sản trước cách mạng. Khi thực sự được giác ngộ lí tưởng cách mạng của giai cấp vô sản, Tố Hữu biểu hiện và khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là:

+ Sự gắn bó giữa cái tôi riêng và cái ta chung:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

+ Sự gắn bó đó hoàn toàn có tính tự nguyện, vượt qua giới hạn của cái tôi để chan hoà với mọi người. Những động từ "buộc", "trang trải" là những hành động có tính tự nguyện. Ba trạng thái: "lòng tôi", "tình", "hồn tôi" đều là ba trạng thái của tinh thần của ý thức tình cảm gắn liền với "mọi người", "trăm nơi", "bao hồn khổ". Tất cả diễn tả khả năng đồng cảm sâu sa của tấm lòng nhà thơ, tình yêu thương con người của nhà thơ.

-     Đó là biểu hiện tình thương với những người nghèo khổ:

+ Hai tiếng "hồn khổ" giúp người đọc liên tưởng tới những quần chúng lao khổ. Giác ngộ lí tưởng cộng sản ở Tố Hữu nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp, từ bỏ cái tôi cá nhân của giai cấp tiểu tư sản để hòa nhập với khối đời chung của nhân dân lao khổ.

+

b)  Khổ thơ cuối của bài thơ Từ ấy:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất, cù bơ.

Đây là thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu.

-     Tố Hữu khẳng định mình là con người gần gũi thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ. Các từ "đã là", "là con", "là em", "là anh" diễn tả tình cảm đầm ấm, thân thiết, gắn bó và gần gũi biết bao.

-     Đối tượng để nhà thơ gắn bó là ai?

+ Là con vạn nhà: lực lượng đông đảo quần chúng lao khổ.

+ Là em vạn kiếp phôi pha: những kiếp sống mòn mỏi đáng thương. Những con người sống cơ cực, dãi dầu sương gió.

+ Là anh vạn đầu em nhỏ: sống lang thang bên xó chợ chân cầu.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0