31/05/2017, 12:51

Bức tranh thiên nhiên qua hai câu thơ cuối trung bài thơ Chiều tối của Bác.

Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể đời sống thường nhật. Đó là cảnh cô em xóm núi đang cần mẫn xay ngô và lò than rực hồng toả ra ánh sáng và người đi đường như quên đi cảnh ngộ của riêng mình, hoà vào không khí lao động. - Điểm nhìn của nhà thơ lúc này không phải là đỉnh trời nữa mà là mặt ...

Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể đời sống thường nhật. Đó là cảnh cô em xóm núi đang cần mẫn xay ngô và lò than rực hồng toả ra ánh sáng và người đi đường như quên đi cảnh ngộ của riêng mình, hoà vào không khí lao động.

-     Điểm nhìn của nhà thơ lúc này không phải là đỉnh trời nữa mà là mặt đất. Người đã ghi lại hình ảnh của cô gái xay ngô. Hình ảnh này nổi bật trong bức tranh chiều tối.

-     Bác đã quên cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Bác như hoà vào không khí lao động ở xóm núi, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.

-     Cô gái xay ngô và bếp lửa rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù bị lưu đày trên đất khách về cuộc sống tự do.

-     Có hai chi tiết cần chú ý:

+ Một là hình ảnh cô gái xuất hiện đã hướng người đọc từ không gian cảnh vật của mây trời, chim muông trở về với đời sống con người. Đâv cũng là đặc điểm của câu chuyển trong bất cứ bài thơ tứ tuyệt nào của Bác.

Con người trong thơ của Bác vừa khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui trong cuộc sống lao động. Nó làm dịu đi nỗi cô đơn của người đi đường. Người đi đường trong phút chốc cũng cảm thấy hơi ấm của sự sống, của tự do.

+ Hai là hình ảnh rực hồng của lò than. Chữ "hồng" thật đáng chú ý. Đấy là "thi nhãn" (con mắt của nhà thơ) hay là "nhãn tự" (chữ có mắt). HoàngTrung Thông cho rằng "Chữ hồng sáng bừng lên. Nó cân lại, chỉ là một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy chăng nữa".

-     Bài thơ có sự vận động của không gian, thời gian từ lúc chiều muộn cho đến chiều tối, từ không gian núi rừng hiu quạnh đến không khí đầm ấm của gia đình. Từ nỗi buồn cô đơn, thấm mệt của người tù bị lưu đày đến niềm vui tìm thấy trong lao động. Sự vận động ấy chỉ có ở sự cảm nhận, cái nhìn đầy lạc quan và tình yêu thương con người của một tâm hồn "Nâng niu tất cả chỉ quên mình".

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0