31/05/2017, 12:51

Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gợi cho anh/chị cảm xúc gì?

Tính chất khác thường như là phi lí ở câu thơ này. Gió có thể bay theo chiều gió thổi. Mây không thể bay theo đường mây được. Theo lôgic thì gió và mây không thể tách rời nhau. Tính chất phi lí là ở chỗ ấy. Tại sao Hàn Mặc Tử lại miêu tả thiên nhiên như vậy? Dường như có sự chuyển đổi cảm giác ...

Tính chất khác thường như là phi lí ở câu thơ này. Gió có thể bay theo chiều gió thổi. Mây không thể bay theo đường mây được. Theo lôgic thì gió và mây không thể tách rời nhau. Tính chất phi lí là ở chỗ ấy. Tại sao Hàn Mặc Tử lại miêu tả thiên nhiên như vậy? Dường như có sự chuyển đổi cảm giác trong cách miêu tả này. Nhà thơ không nhìn bằng mắt. Cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm. Đó là mặc cảm của sự chia lìa. Cảnh vật nhuốm nỗi buồn của con người: Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.

a)   Thiên nhiên được miêu tả như là sự chia lìa, li tán:

Gió theo lối gió, mây đường mây.

b)  Nhà thơ khoác lên cảnh vật linh hồn con người làm cho cuộc chia li mang cảm xúc đau buồn.

-     Người đau buồn nhất là thi sĩ. Vì cái chết đã cận kề. Cuộc chia li đã định sẵn rồi. Gió một đường, mây một nẻo. Dòng nước cũng lặng lẽ trôi đi. Con người còn biết trông cậy vào đâu? Nó bật lên câu hỏi.

-     Câu hỏi là một lời nhắn gửi:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?.

Hỏi mà nên thơ, nên hoa. Cả một vùng sông nước đầy trăng. Một khung cảnh thơ mộng huyền ảo. Nhà thơ như giãi bày, chia sẻ với trăng nỗi niềm của mình. Tại sao lại hỏi câu "Có chở trăng về kịp tối nay". Có đứng về phía cuộc đời hiện tại của nhà thơ mới thấu hiểu hết nghĩa của câu thơ này. Sự sống đối với Hàn Mặc Tử, lúc này chỉ tính bằng giờ, bằng ngày. Vì thế câu hỏi mang lại nỗi niềm xót thương ở người đọc, người nghe. Mặt khác chỉ còn lại trăng mới hiểu hết được tấm lòng của Hàn Mặc Tử. Dường như trăng xoa dịu nỗi xót xa của con người.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0