18/06/2018, 16:14

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử- Phần 8

Những trận đánh – chiến dịch hải quân nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II ở mặt trận phía Tây Biên dịch : hongsonvh Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945) Thời gian: Từ ngày 03 tháng 9 năm 1939 -> 07 tháng 5 năm 1945 Địa điểm: Đại Tây Dương, Bắc hải, biển ...

Những trận đánh – chiến dịch hải quân nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II ở mặt trận phía Tây

257

Biên dịch : hongsonvh

Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945)

Thời gian: Từ ngày 03 tháng 9 năm 1939 -> 07 tháng 5 năm 1945
Địa điểm: Đại Tây Dương, Bắc hải, biển Ailen, biển Labrador, Vịnh St Lawrence, Caribbean Sea, Vịnh Mexico, Outer Banks, Biển Bắc Băng Dương
Kết quả: Lực lượng Đồng Minh chiến thắng
Các bên tham chiến

Phe Đồng minh

Vương quốc Anh
Newfoundland
Canada
Na Uy
Ba Lan
Lực lượng kháng chiến Pháp
Bỉ
Hà Lan
Hoa Kỳ (1941-1945)
Pháp (1939-1940)
Chỉ huy
Sir Percy Noble
Sir Max K. Horton
Percy W. Nelles
Leonard W. Murray
Ernest J. King
Thương vong
30.264 thủy thủ tầu buôn
3.500 tàu buôn
175 tàu chiến
119 máy bay
( Không thấy đề cập đến thương vong của các thủy đoàn thuộc các tầu quân sự)

Phe Trục

Đức
Italy (1940-1943)
Vichy Pháp
Chỉ huy
Erich Raeder
Karl Dönitz
Martin Harlinghausen (Fliegerführer Atlantik)
Thương vong
28.000 thủy thủ
783 tàu ngầm

Trận chiến Đại Tây Dương là một chiến dịch quân sự liên tục kéo dài nhất trong Chiến tranh thế giới II, (Mặc dù một số người nói rằng đó là một loạt các chiến dịch tấn công của hải quân) từ năm 1939 cho tới sự thất bại của Đức Quốc xã năm 1945, và đỉnh cao của nó là từ giữa năm 1940 tới cuối năm 1943. Trận chiến Đại Tây Dương là những trận đánh của các tầu U-Boad và tàu chiến khác của Hải quân Đức (Kriegsmarine) chống lại các đoàn tầu của Đồng minh. Các đoàn tàu buôn của Đồng minh, chủ yếu xuất phát từ Bắc Mỹ và Nam Đại Tây Dương để đến Vương quốc Anh và Liên Xô, phần lớn các đoàn tầu này được hộ tống bởi lực lượng hải quân và không quân Anh và Canada. Các lực lượng này được hỗ trợ bởi các tàu chiến và máy bay của Hoa Kỳ từ ngày 13 tháng 09 năm 1941. Người Đức cũng được tăng viện bởi tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Italya (Regia Marina) sau khi Italy gia nhập vào cuộc chiến ngày 10 tháng 6 năm 1940.

Cái tên “Trận chiến Đại Tây Dương ” được đặt bởi Winston Churchill trong năm 1941, cho một chiến dịch bắt đầu vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh ở châu Âu và kéo dài sáu năm, nó có sự tham gia của hàng ngàn con tàu và kéo dài qua hàng trăm dặm trên đại dương và vùng biển rộng lớn trong một loạt các trận đánh của hơn 100 đoàn tầu công voa và có lẽ đến 1.000 chiếc tầu chiến đơn lẻ. Những lợi thế chiến thuật trong hơn sáu năm của cuộc chiến là những vũ khí mới, chiến thuật mới và các biện pháp chống trả được phát triển bởi cả hai bên. Người Anh và các đồng minh của họ dần dần giành được thế thượng phong, họ đã đánh bại được các tầu tấn công trên bề mặt của Đức ở đại dương vào cuối năm 1942 và họ cũng quyết tâm đánh bại đội tầu U-Boat trong một loạt các trận đánh của các đoàn công voa vào giữa tháng 3 và tháng 5 năm 1943. Một loại tầu ngầm mới của Đức được hoàn thành vào năm 1945 nhưng chúng đã là quá trễ để tạo được ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến.

Là một quốc gia kiêm một Đế chế ở Hải ngoại ( vốn dĩ nước Anh là một tên kẻ cướp bỉ ổi chứ cũng chẳng là hạng tốt lành gì ), Vương quốc Anh phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn hàng nhập khẩu, bình thường nước Anh cần có hơn một triệu tấn nguyên liệu nhập khẩu mỗi tuần để có thể tồn tại và chiến đấu. Về bản chất, trận chiến Đại Tây Dương là một cuộc chiến về lĩnh vực vận tải đường biển: Cuộc chiến để bảo vệ đường cung cấp của người Anh và quân đồng minh, và cuộc chiến của khối Axis nhằm cắt đứt các tuyến đường vận tải tới nước Anh nhằm loại bỏ quốc gia này khỏi cuộc chiến. Từ năm 1942 trở đi, người Đức cũng tìm cách ngăn chặn việc tập trung các thiết bị chiến tranh của Lực lượng Đồng minh tại các quần đảo thuộc Anh để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược vào châu Âu ( trận đổ bộ vào bờ biển Normandy ). Sự thất bại của các mối đe dọa từ đội tầu U-boat là một điều kiện tiên quyết để đẩy lùi quân Đức.

Kết quả của trận đánh là một chiến thắng chiến lược của Đồng Minh và cuộc phong tỏa của Đức vào nước Anh đã thất bại nhưng cả hai bên đều phải chịu những thiệt hại rất lớn: Lực lượng Đồng minh mất 3.500 tàu buôn và 175 tàu chiến bị đánh chìm để đổi lấy 783 tàu U-Boat của Đức.

Các cuộc đụng độ đầu tiên ( tháng 9 năm 1939 -> tháng 5 năm 1940)

Vào năm 1939, Kriegsmarine (Hải quân Đức) không đủ sức mạnh để thách thức một lực lượng kết hợp giữa Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Pháp (Marine Nationale) trên biển. Thay vào đó chiến lược hải quân của người Đức là dựa vào các tàu chiến chủ lực, tuần dương hạm hoán đổi từ tầu buôn, tàu ngầm và máy bay để tấn công các tuyến vận tải đường biển của nước Anh. Nhiều tàu chiến Đức đã ra khơi khi lời tuyên chiến được tuyên bố, chúng bao gồm hầu hết các tầu U-Boat đang sẵn có và các thiết giáp hạm bỏ túi (Hoặc còn gọi là Panzerschiff) như các chiếc Deutschland và Admiral Graf Spee?, chúng đã ra khơi và tiến vào Biển Đại Tây Dương trong tháng 8 năm 1939. Những con tàu này đã bắt đầu những cuộc tấn công ngay lập tức vào các tầu của tàu Anh và Pháp, như chiếc U-30 đánh chìm chiếc tầu thủy chở khách SS Athenia trong vòng vài giờ sau khi lời tuyên chiến được công bố và nó cũng vi phạm mệnh lệnh là không được đánh chìm tàu chở khách. Hạm đội tầu U-boat đã chiếm ưu thế trong một khoảng thời gian dài trong trận Đại Tây Dương có một số lượng ban đầu tương đối nhỏ bé ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, chỉ có khoảng 57 đầu tầu U-Boat là sẵn sàng chiến đấu, trong số đó có cả một số tầu nhỏ và hoạt động tầm ngắn như U-Boat Type II, loại chỉ hữu ích để rải thủy lôi và hoạt động trong các vùng nước ven biển nước Anh. Nhiều hoạt động ban đầu nhằm để tấn công các đoàn tầu vận tải của Đồng minh được tham gia bởi các tầu rải thủy lôi và tàu khu trục, máy bay và tàu U-Boat ở ngoài khơi các cảng của Anh.

Với sự bùng nổ của cuộc chiến tranh, người Anh và người Pháp ngay lập tức bắt đầu một cuộc phong tỏa vào nước Đức, mặc dù việc này có ít hiệu lực tức thì vào các ngành công nghiệp của người Đức. Hải quân Hoàng gia nhanh chóng đưa vào một hệ thống hộ tống đoàn công voa để bảo vệ công tác vận chuyển đường biển, hệ thống này dần dần được mở rộng ra từ quần đảo Anh, cuối cùng đã vươn đến tận Panama, Bombay và Singapore. Các đoàn Công voa cho phép Hải quân Hoàng gia tập trung các tàu hộ tống của nó ở gần một nơi mà chắc chắn các tầu U-Boat của Đức sẽ xuất hiện – các đoàn Công voa ( như vậy là tầu ngầm U-Boat săn các tầu hàng, các tầu chiến Đồng minh lại bám theo tầu hàng để săn tầu ngầm ” đúng là cá ăn kiến ” người đi câu lại ăn cá).

Một số sĩ quan hải quân Anh, và đặc biệt là First Lord of Admiralty (tạm dịch là Bộ trưởng Hải quân), Winston Churchill, tìm kiếm một chiến thuật mới khó chịu hơn, đó là Hải quân Hoàng gia thành lập các nhóm săn bắt chống tàu ngầm dựa trên các tàu sân bay để tuần tra các tuyến đường vận chuyển theo Phương pháp tiếp cận từ hướng Tây (the Western Approaches) để săn cho được tầu U-Boat của Đức. Nhưng chiến thuật này có một thiếu sót lớn vì một tầu U- Boat với hình hài nhỏ bé của nó, luôn luôn có khả năng lẩn trốn các chiến hạm nổi bằng cách lặn sâu trong nước và bất động tại chỗ trong một khoảng thời gian dài trước khi nó bị phát hiện. Công dụng của các tàu sân bay là rất ít ỏi, mặc dù chúng có thể phát hiện các tàu ngầm khi các tầu này nổi lên bề mặt nước, ở giai đoạn này của cuộc chiến tranh các tầu chiến của Đồng minh không có đầy đủ các khí tài để tấn công các tầu U-Boat. Bất cứ chiếc tàu ngầm nào bị phát hiện bởi một chiếc máy bay sẽ kịp thời chuồn đi trong một khoảng thời gian khá dài trước các tàu chiến bề mặt xuất hiện. Chiến thuật nhóm săn bắt trở thành một thảm họa vào ngày 14 tháng 9 năm 1939, khi tàu sân bay hiện đại nhất của Anh, chiếc HMS Ark Royal, suýt bị đánh chìm khi ba quả ngư lôi được phóng từ chiếc U-39 đã phát nổ quá sớm. Chiếc U-39 đã kịp thời bị đánh chìm bởi các tàu khu trục hộ tống và nó trở thành chiếc U-boat đầu tiên bị tiêu diệt trong cuộc chiến (một kỷ lục đáng buồn cho thủy thủ đoàn của con tầu này). Chẳng tiếp thu được tí gì từ bài học này nên ngay sau đó người Anh đã mất một chiếc tàu sân bay, đó là chiếc HMS Courageous, bị đánh chìm ba ngày sau đó bởi chiếc U-29.

Việc sử dụng các tàu khu trục hộ tống để săn bắt các tầu U-Boat tiếp tục là một chiến thuật đúng đắn, nhưng chiến thuật này vẫn ẩn chứa một sai lầm đó là ( các hạn chế trong) tính năng của chiến thuật chống ngầm của Anh trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Các tầu U-Boat gần như luôn luôn kịp tẩu thoát và các đoàn công voa trở nên không có bảo vệ, điều này đã dẫn đến những nguy cơ lớn hơn.

Người Đức đã gặt hái được thành công trong việc đánh chìm chiếc HMS Courageous và sau đó chỉ khoảng một tháng thuyền trưởng Günther Prien cùng chiếc U-47 thâm nhập vào căn cứ Hải quân của Anh tại Scapa Flow và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm cao tuổi HMS Royal Oak lúc nó đang neo. Prien ngay lập tức trở thành một anh hùng thời chiến ở Đức.

Tại vùng biển Nam Đại Tây Dương, người Anh bị gây căng thẳng thần kinh bởi hành trình của chiếc “thiết giáp hạm bỏ túi” Admiral Graf Spee, chiếc này đã đánh chìm 9 tàu buôn với tổng trọng tải lên đến 50.000 tấn biển Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương trong ba tháng đầu của cuộc chiến. Anh và Pháp đã thành lập một loạt các nhóm săn lùng bao gồm 3 tàu tuần dương chủ lực, 3 tàu sân bay và 15 tàu tuần dương để tìm kiếm chiếc thiết giáp hạm bỏ túi này và chiếc chị em của nó – chiếc Deutschland lúc này đang hoạt động tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Những nhóm săn bắt liên tục tung ra các hoạt động trinh sát, tìm kiếm trên các đại dương trong nhiều tháng trời nhưng không thu được sự thành công nào cho đến khi chiếc Graf Spee bị chặn đánh ở cửa sông River Plate bởi một lực lượng nhỏ tầu của Anh. Sau khi bị thiệt hại trong các trận đánh tiếp theo, nó (chiếc “thiết giáp hạm bỏ túi” Admiral Graf Spee) đã phải trú ẩn trong cảng Montevideo trung lập và con tàu đã bị đánh đắm ngay trong tháng 12 năm 1939.

Sau khi một loạt các nỗ lực ban đầu, chiến dịch Đại Tây Dương lắng xuống. Karl Dönitz ( Đô đốc tư lệnh lực lượng tầu ngầm của Đức) đã có kế hoạch một nỗ lực nhằm tối đa hóa năng lực của các đội tàu ngầm trong tháng đầu tiên của cuộc chiến, với việc tung ra gần như ra tất cả các U-Boat vào chiến đấu trong tháng 9. Đó là một mức độ hoạt động không thể được duy trì trong một khoảng thời gian dài bởi vì các tàu U-Boat cần phải quay trở lại bến cảng để tiếp nhiên liệu, thực phẩm và sửa chữa. Mùa đông khắc nghiệt năm 1939-1940 đã làm đóng băng nhiều cảng ở biển Baltic, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cuộc tấn công của người Đức vì chúng tạo ra những chiếc bẫy cho các U-Boat mới trong băng. Cuối cùng thì kế hoạch xâm lược Na Uy và Đan Mạch của Hitler vào mùa xuân năm 1940 đã dẫn tới việc rút các chiến hạm nổi của hạm đội Đức và hầu hết các tầu U-Boat đang hoạt động tại đại dương về để chuẩn bị cho các hoạt động hải quân tại Chiến dịch Weserübung.

Kết quả chiến dịch Na Uy đã bộc lộ lỗ hổng nghiêm trọng trong loại vũ khí chủ yếu của các tầu U-Boat đó chính là tính năng của ngư lôi. Mặc dù độ hẹp của vịnh biển đã làm giới hạn sự cơ động của tầu U-Boat, nhưng mật độ dày đặc của tàu chiến, tầu chở quân và tàu cung cấp của Anh đã tạo ra vô số cơ hội cho tấn công cho tầu U-Boat. Lại một lần nữa, các thuyền trưởng của các tầu U-Boat lại theo dõi các mục tiêu là tầu Anh và bắn chỉ để nhìn xem những con tàu mục tiêu này không hề hấn gì vì những quả ngư lôi phát nổ quá sớm hay không phát nổ, hoặc chạy thẳng xuống bên dưới mục tiêu. Không có một tàu chiến Anh đơn lẻ nào bị đánh chìm bởi một tầu U-Boat trongg hơn 20 cuộc tấn công. Khi tin này lan truyền qua các đội tầu U-boat khác, nó đã bắt đầu suy yếu tinh thần của các thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, tay giám đốc phụ trách phát triển về mặt kỹ thuật của ngư lôi lại tiếp tục đổ lỗi cho đó là lỗi của các thủy thủ đoàn của các tầu U-Boad khi vận hành ngư lôi. Phải đến đầu năm 1942 vấn đề này mới được xác định là vấn đề của sức từ tính mạnh ở vùng vĩ độ cao (to be magnetic problems from the high latitude) và sự rò rỉ từ từ của áp suất không khí cao từ tàu ngầm vào bánh răng điều chỉnh độ sâu của ngư lôi (nguyên văn a slow leakage of high-pressure air from the submarine into the torpedo?s depth regulation gear). Cuối cùng, Kriegsmarine quyết định sao chép theo mẫu thiết kế của một số quả ngư lôi chiến lợi phẩm của Anh và đã tạo được nhiều tin cậy hơn.

Eo biển Gibraltar là một pháo đài mạnh mẽ của người Anh kể từ đầu thế kỷ 18 và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của người Anh. Ngoài vị trí chiến lược của nó, Gibraltar cung cấp sự bảo vệ chặt chẽ cho các bến cảng mà các con tàu từ đó có thể hoạt động trong cả hai vùng biển Đại Tây Dương và Địa trung Hải.

Chiến tranh tầu ngầm

Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1939, cái ngày mà nước Đức nổ súng tấn công Ba Lan, viên thuyền trưởng kỳ cựu Karl Dönitz, chỉ huy đội tầu U-Boat đã trình lên bàn của Đô đốc Erich Raeder một bản ghi nhớ về tầm nhìn của ông cho một cuộc chiến tương lai trên biển: với 300 tầu U-Boat thì nước Đức có thể làm cho nước Anh phải quỳ gối bằng cuộc chiến tổng lực chống lại các tuyến đường vận tải có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trên biển từ nước ngoài vào quốc đảo này (như đã nói ở trên lúc này Hải quân Đức chỉ có 57 đầu tầu U-Boat, đây quả thực là một ý tưởng tuyệt vời của Sói biển số I Karl Dönitz).

Ảnh Phó đô đốc Karl Dönitz, vị tư lệnh của lực lượng U-Boat Đức (BDU), 1935-1943; và là chỉ huy trưởng của Hải quân Đức, 1943-1945. ( ông này bị kết án tử hình tại toà án xét xử Tội phạm chiến tranh Nürnberg - trong khi ối kẻ thảm sát dân thường khác ở cả Hai phe vẫn phởn phơ - đây có thể được coi là sự trả thù ngọt ngào của phe Đồng minh đối với những thiệt hại mà đội tầu U-Boat đã gây ra chăng?)

Ảnh Phó đô đốc Karl Dönitz, vị tư lệnh của lực lượng U-Boat Đức (BDU), 1935-1943; và là chỉ huy trưởng của Hải quân Đức, 1943-1945. ( ông này bị kết án tử hình tại toà án xét xử Tội phạm chiến tranh Nürnberg – trong khi ối kẻ thảm sát dân thường khác ở cả Hai phe vẫn phởn phơ – đây có thể được coi là sự trả thù ngọt ngào của phe Đồng minh đối với những thiệt hại mà đội tầu U-Boat đã gây ra chăng?)

Dönitz đã ủng hộ một chiến thuật được gọi là Rudeltaktik trong tiếng Đức ( hoặc wolf pack theo tiếng Ăng lê và là Sói Bầy theo tiếng của ta), trong đó các nhóm tầu U-Boat sẽ tấn công thành từng đợt lớn ở giữa đại dương giữa và tiêu diệt bất kỳ chiếc tàu chiến hộ tống nào. Trong khi các tàu chiến hộ tống mải tham gia vào một cuộc chơi mèo vờn chuột với các tàu ngầm đơn lẻ, thì phần còn lại của các tàu ngầm trong các Bầy sói sẽ không bị canh chừng và có thể thoải mái tấn công các tàu hàng không bị cản trở. Để đạt được hiệu quả, Dönitz tính toán rằng ông cần phải có đến 300 chiếc tầu ngầm loại mới nhất hoạt động ở Đại Tây Dương (tầu Type VII), đây là một lực lượng đủ để tạo ra sức mạnh tàn phá các tuyến vận chuyển của người Anh và làm cho nước Anh phải đi bằng gối để ra khỏi cuộc chiến (đây là điều hoàn toàn có thể trong 1, 2 năm đầu của cuộc chiến – lúc mà năng lực chống ngầm của người Anh còn nghèo nàn).

Quan điểm này trái ngược với quan điểm truyền thống của việc triển khai tàu ngầm cho đến thời điểm đó, (theo quan điểm truyền thống thì) tàu ngầm thường tiến hành những cuộc mai phục đơn độc, chờ đợi ở bên ngoài cảng của đối phương để tấn công các tàu vào – ra. Đây là một chiến thuật được sử dụng rất thành công bởi tàu ngầm Anh tại các vùng biển Baltic và Bosporus trong Thế chiến I, nhưng nó không thể thành công khi phải tiếp cận các cảng được tuần tra, phòng bị kỹ lưỡng.

Hiện cũng có những nhà lý luận về hải quân cho rằng hoạt động của tàu ngầm phải gắn liền với hoạt động của hạm đội chính và chúng nên được sử dụng theo cách tương tự như một tàu khu trục- Chiến thuật này đã cố gắng được triển khai bởi người Đức tại trận Jutland và đã thu được những kết quả nghèo nàn vì sự phát triển của mạng thông tin liên lạc ở dưới nước còn đang trứng nước (ý là rất sơ khai). Người Nhật Bản cũng đề cao ý tưởng về một hạm đội tàu ngầm và tàu ngầm của họ (NB) không bao giờ được sử dụng hoặc như là các phương tiện để phong tỏa bến cảng hoặc để ngăn chặn các đoàn tầu hàng.

Tuy nhiên, tàu ngầm lúc này vẫn còn được nhìn nhận bởi phần lớn các cường quốc trên thế giới như là một loại vũ khí hải quân quá ư ” đê tiện ” đánh lén rồi chạy, so với uy tín gắn liền với tàu chiến. Điều này cũng hoàn toàn đúng trong Kriegsmarine và Đô đốc Hạm đội Đức – Erich Raeder, đã thành công trong việc vận động để chi nhiều tiền cho việc đóng nhiều hơn nữa các tầu chủ lực (mà tầu nổi của Đức thì không thể đối chọi với tầu nổi của Anh về mặt số lượng và hỏa lực).

Vũ khí chính để chống tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia trước khi nổ ra chiến tranh thế giới II là các tầu nhỏ tuần tra ven bờ biển, các tầu này thường trang bị các ống nghe dưới nước (hydrophone), một khẩu súng nhỏ và bom chìm (depth charge). Lực lượng Hải quân Hoàng gia cũng như hầu hết các lực lượng hải quân trên thế giới đã không coi chiến tranh chống tàu ngầm như là một chiến thuật quan trọng trong các thập niên 1920 và thập niên 1930. Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế bị cấm bởi Hiệp ước Versailles; Chiến tranh chống tàu ngầm được coi là một chiến thuật “phòng thủ” hơn là tấn công, và nhiều sĩ quan hải quân tin rằng công tác chống tàu ngầm chỉ đơn thuần tương tự như là một cuộc sống trâu ngựa và buồn tẻ với công việc thả thủy lôi. Mặc dù các khu trục hạm cao tốc cũng được trang bị bom chìm, người ta lại chỉ dự kiến chỉ sử dụng các tầu này trong hoạt động hạm đội hơn là để tuần tra ven biển, do đó chúng không được đào tạo một cách rộng rãi để chống lại tầu ngầm.

 Khoảng thời gian gặt hái ( từ tháng 6 1940- tháng 2 năm 1941)

Việc Đức chiếm đóng Na Uy vào tháng tư và các cuộc chinh phục nhanh chóng vào vùng đất thấp (Hà Lan) và Pháp trong tháng năm và tháng sáu năm 1940, cũng như sự tham gia của Ý vào cuộc chiến ở bên phe Axis trong tháng sáu đã chuyển cuộc chiến trên biển nói chung và chiến dịch Đại Tây Dương nói riêng thành 3 giai đoạn chính:

– Nước Anh bị mất đồng minh lớn nhất của nó ( lúc này người Mỹ chưa tham chiến). Năm 1940, Hải quân Pháp lúc này đang là lực lượng Hải quân lớn thứ tư trên thế giới. Chỉ có một số tàu Pháp gia nhập lực lượng Pháp tự do và chiến đấu chống lại người Đức, mặc dù sau này có được sự tham gia cùng một vài tầu hộ tống do người Canada đóng, thực chất thì những tầu này đóng một vai trò nhỏ bé nhưng cũng khá quan trọng trong giai đoạn đầu của chiến dịch. Với việc hạm đội Pháp bị loại ra khỏi cuộc chiến thì Hải quân Hoàng gia bị kéo căng hơn nữa. Và khi người Italy tuyên bố tham chiến vào tháng Sáu thì điều này có nghĩa là nước Anh cũng phải tăng cường Hạm đội Địa Trung Hải của nó và thiết lập một Hải đội tầu chiến mới tại Gibraltar, chúng được gọi là Lực lượng H, để thay thế cho hạm đội Pháp ở Tây Địa Trung Hải (Rất nực cười một điều là kể từ trước Chiến tranh thế giới I, hay nói đúng hơn là trước chiến tranh Pháp -Phổ thì phải đến hàng trăm năm Hạm đội Anh và Pháp là hai kẻ thù không đội trời chung, nhưng với sự xuất hiện của cường quốc mới nổi – nước Đức, người Pháp quay ra bắt tay với kẻ thù cũ của mình- người Anh để mưu toan giữ lại được các thuộc địa của mình, nhưng mệnh trời khó cưỡng người Pháp cứ hết thua sấp lại thua ngửa trước người Đức, rồi thậm chí lại phải quỳ gối mà lậy sống trước cả chú lùn Nhật bản ở Đông Dương nữa ).

– Các đội tầu U-Boat có được khả năng truy cập trực tiếp đến vùng biển Đại Tây Dương. Kể từ khi English Channel chở nên tương đối cạn và bị phong tỏa với các bãi thủy lôi vào giữa năm 1940, các tầu U-Boat nhận được lệnh không đi qua nó nữa và thay vào đó là đi vòng quanh khắp quần đảo Anh để tiếp cận các căn cứ của đối phương và đồng thời tối đa hóa thành quả của nó. Các căn cứ tại Pháp như Brest, Lorient, La Pallice và La Rochelle có khoảng 450 dặm (720 km) để đến vùng biển Đại Tây Dương, tạo nhiều lợi thế hơn các căn cứ Đức trên biển Bắc hải. Điều này giúp mở rộng phạm vi hoạt động của U-Boat ở Đại Tây Dương, cho phép chúng tiếp tục tấn công đoàn công voa phía tây và đồng thời cũng tạo cho chúng thời gian đi tuần lâu hơn, làm tăng gấp đôi hiệu quả của lực lượng tầu U-boat. Người Đức sau này đã cho xây dựng những Boongke rất lớn bằng bê tông làm nơi trú ẩn cho các tầu U-Boat và chúng được gọi là Hầm chứa U-Boat (U-Boat pen) trong các căn cứ cũ của người Pháp ở Đại Tây Dương, các hầm này được cải tiến để chịu được các đợt ném bom của Đồng Minh cho đến khi Barnes Wallis phát triển loại bom tallboy bomb (loại bom thông thường khủng nhất WWII với trọng lượng khoảng trên 5 tấn/ quả). Từ đầu tháng bảy, U-Boat bắt đầu trở về các căn cứ mới ở Pháp khi họ hoàn thành các cuộc tuần tra vùng biển Đại Tây Dương của mình.

Ảnh hầm chứa U-Boat (U-Boat pen) ở Lorient - Pháp, loại hầm này chỉ chào thua trước loại bom tallboy có trọng lượng lên đến 5,5 tấn/ 1 quả

Ảnh hầm chứa U-Boat (U-Boat pen) ở Lorient – Pháp, loại hầm này chỉ chào thua trước loại bom tallboy có trọng lượng lên đến 5,5 tấn/ 1 quả

Các tàu khu trục của Anh phải chuyển hướng đi từ Đại Tây Dương khi chúng kết thúc chuyến tuần tra của mình. Các Chiến dịch Na Uy và xâm lược vùng đất thấp – Hà Lan cũng như chiếm đóng nước Pháp tạo ra một sự căng cứng vào các đội tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh. Hải quân Hoàng gia đã phải rút nhiều tàu khu trục của nó từ các tuyến đường vận tải để hỗ trợ các chiến dịch ở Na Uy vào tháng Tư và tháng Năm và sau đó chuyển hướng chúng vào English Channel để hỗ trợ việc hàng trăm nghìn quân Đồng minh tháo chạy từ Dunkirk. Vào mùa hè năm 1940 nước Anh phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng từ nguy cơ của một cuộc xâm lược. Các tàu khu trục đã được tổ chức trong các con kênh mà từ đó chúng sẵn sàng để đẩy lùi một hạm đội Đức xâm lược. Các tàu khu trục này bị nặng nề trong các chiến dich này khi chúng bị không kích bởi Không quân Đức Fliegerführer Atlantik. Bảy tàu khu trục đã bị mất trong chiến dịch Na Uy, một lố sáu chiếc bị mất tại trận Dunkirk và thêm 10 chiếc nữa bị mất trong English Channel và biển Bắc vào giữa tháng Năm và tháng Bảy, nhiều chiếc trong số chúng bị tiêu diệt bởi không quân Đức vì chúng thiếu trang bị vũ khí phòng không một cách đầy đủ. Hàng chục chiếc tầu khu trục khác bị hư hại.

Việc hoàn tất các chiến dịch của Hitler ở Tây Âu có nghĩa là các đội tầu U-Boat được thu hồi từ các chiến dịch ở Na Uy từ bây giờ lại được tung ra cho các hoạt động của hạm đội và lại trở về cuộc chiến đánh phá các tuyến đường vận chuyển. Vì vậy, tại thời điểm này số lượng các U-Boat đi tuần tra tại Đại Tây Dương bắt đầu tăng lên đột ngột, số lượng các tầu hộ tống cho các đoàn công voa, trong đó có từ 30 đến 70 tàu hàng chủ yếu là tầu không vũ trang bị giảm đáng kể. Điều an ủi duy nhất cho người Anh là các hạm đội tầu hàng lớn của các nước bị chiếm đóng như Na Uy và Hà Lan đã nằm dưới sự kiểm soát của Anh. Người Anh vẫn chiếm đóng các quần đảo Iceland và Faeroe để có được các căn cứ để tự bảo vệ bản thân và ngăn chặn các quốc gia này rơi vào tay kẻ thù sau sự chiếm đóng của Đức ở Đan Mạch và Na Uy.

Đây có thể nói là một trong những lý do mà Winston Churchill, người đã trở thành Thủ tướng Anh vào ngày 10 tháng 5 năm 1940, lần đầu tiên phải viết thư cho Franklin Roosevelt – Tổng thống Hoa Kỳ để yêu cầu xin vay (nguyên văn loan – hợp với tín dụng hơn ) 50 tàu khu trục lỗi thời của Hoa kỳ (lúc này Hoa kỳ đang ở vị trí trung lập – như vậy ta cũng phải đánh dấu hỏi về sự trung lập của Hoa kỳ chứ nhỉ). Điều này dẫn đến các khoản cho vay (thực chất đây là những khoản bán hàng nhưng được tô vẽ như là một khoản vay vì lý do chính trị) gồm 50 khu trục hạm cũ theo hiệp định về Tầu khu trục (nguyên văn Destroyers for Bases Agreement ) để đổi lấy hợp đồng Hoa kỳ thuê 99 năm các căn cứ của Anh tại Newfoundland, Bermuda và West Indies, một sự mặc cả mang lại mối hời về tài chính cho Hoa Kỳ, trong khi đại đa số dân chúng Hoa kỳ phản đối việc tham gia của nước này vào cuộc chiến nhưng các chính trị gia thì lại coi nước Anh là đồng minh và nó thực sự có thể bị thất thủ (đây cũng là điều mà người Đức ấm ức vì cứ diệt được 1 tầu Anh thì người Mỹ lại tiếp viện 2 chiếc –> đến bao giờ thì người Đức mới chiến thắng nhỉ? chẳng bao giờ cả ). Nhưng cũng phải đến tháng chín những tàu khu trục đầu tiên trong lố tầu này mới được sử dụng bởi các thủy thủ đoàn người Anh và Canada và tất cả các con tầu này phải cần được trang bị lại hệ thống vũ khí cũng như thiết bị ASDIC (thiết bị Sonar). Phải mất nhiều tháng trước khi các tàu khu trục tương đối lạc hậu này bắt đầu có thể đóng góp vào chiến dịch.

Các tầu U-boat đầu tiên hoạt động từ các căn cứ ở Pháp đã gặt hái các thành công ngoạn mục. Đây là thời kỳ hoàng kim của các “Ách” U-boat lớn như Günther Prien của chiếc U-47, Otto Kretschmer của chiếc U-99, Joachim Schepke của chiếc U-100, Engelbert Endrass của chiếc U-46, Viktor Oehrn của chiếc U-37 và Heinrich Bleichrodt của chiếc U-48, các đội tầu U-boat trở thành anh hùng tại Đức. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1940, hơn 270 tàu Đồng Minh bị đánh chìm: thời kỳ này được gọi bởi các đội U-boat như là “Die Zeit Glückliche,  Happy Time ” thời gian gặt hái, thời gian Hạnh phúc

Ảnh

Ảnh ” Ách” đầu tiên của đội tầu U-Boat Đức trong WWII – thuyền trưởng Günther Prien của chiếc U-47, con tầu này đã không bao giờ trở về sau chuyến xuất phát vào ngày 23/ 05/ 1941

Ảnh chiếc U-47 lúc nó quay trở về sau khi hạ thủ chiếc TSB HMS Royal Oak, bên cạnh nó là chiếc tuần dương hạm chủ lực của Đức - Scharnhorst

Ảnh chiếc U-47 lúc nó quay trở về sau khi hạ thủ chiếc TSB HMS Royal Oak, bên cạnh nó là chiếc tuần dương hạm chủ lực của Đức – Scharnhorst

Máy bay Focke-Wulf Fw 200 của Luftwaffe trong WWII, đây là loại máy bay trinh sát kiêm ném bom tầm xa, rất may cho lực lượng Đồng minh là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Đại Tây Dương người Đức cũng không có nhiều loại máy bay này

Máy bay Focke-Wulf Fw 200 của Luftwaffe trong WWII, đây là loại máy bay trinh sát kiêm ném bom tầm xa, rất may cho lực lượng Đồng minh là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Đại Tây Dương người Đức cũng không có nhiều loại máy bay này

Vào mùa hè năm 1941, khi mà vẫn không có sự đe dọa nào từ trên không tại vùng biển mở Đại Tây Dương. Thủy thủ đoàn của chiếc U-107 thư giãn trong một bài tập vật lý trị liệu trong không khí tươi mát và ánh nắng mặt trời.

Vào mùa hè năm 1941, khi mà vẫn không có sự đe dọa nào từ trên không tại vùng biển mở Đại Tây Dương. Thủy thủ đoàn của chiếc U-107 thư giãn trong một bài tập vật lý trị liệu trong không khí tươi mát và ánh nắng mặt trời.

Để đáp lại người Anh cố gắng áp dụng các kỹ thuật gọi là Operational Research (áp dụng những phương pháp tiên tiến như là: mô hình toán, phân tích thống kê, thuật toán tối ưu hóa … để lập giải pháp chống trả chiến tranh tầu ngầm của đối phương nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Operational_Research) để giải quyết vấn đề và đưa ra hàng loạt các giải pháp chống trả bằng trực quan cho vấn đề về các cuộc đụng độ của các đoàn Công voa. Người Anh đã nhận ra rằng diện tích của một đoàn tầu công voa tăng theo cấp số nhân của chu vi của nó và rằng trong việc định vị thì một đoàn công voa lớn sẽ gặp khó khăn hơn để định vị so với một đoàn nhỏ ( cái này không hiểu một đoàn công voa lớn lại khó bị xác định vị trí hơn một đoàn nhỏ?).

Một đoàn công voa lớn với một lực lượng hộ tống yếu ( tạo ra sự khó khăn hơn trong việc định vị chúng) như vậy chở nên an toàn hơn so với một đoàn công voa nhỏ có hộ tống mạnh.

Thay vì tấn công các đoàn công voa của quân Đồng minh một cách đơn lẻ, tầu U-Boat của Đức được khuyến khích để hoạt động theo bầy (Rudels) sự phối hợp được tiến hành từ Trung tâm chỉ huy qua sóng Radio. Các nỗ lực hóa giải mật mã của Đức ở B-Dienst đã thành công trong việc giải mã mật mã Cypher số 3 Hải quân Anh, điều này cho phép người Đức ước tính tại đâu và khi nào có thể tìm ra đoàn Công voa mà họ mong đợi. Các tàu U-Boat trải ra thành một dòng tầu dài tuần tra và chia cắt các tuyến đường mà các đoàn Công voa của quân Đồng minh phải đi qua. Một khi đã vào vị trí, các thủy thủ đoàn của các tầu U-Boat thay nhau quét đường chân trời bằng ống nhòm để tìm kiếm cột buồm hay khói của các con tàu, hay sử dụng các ống nghe dưới nước ( hydrophone ) để dò những tiếng động từ chân vịt cánh quạt của các đoàn Công voa. Khi một chiếc U-Boat trông thấy một đoàn Công voa, nó ngay lập tức báo cáo những gì đã nhìn thấy về trung tâm chỉ huy U-boat trước khi tiếp tục theo dõi và đợi các tàu U-Boat khác gia nhập vào nhóm để tiến hành tấn công, các cuộc tấn công thường diễn ra vào ban đêm. Thay vì phải đối mặt với 01 tàu ngầm duy nhất, đoàn tầu hộ tống sau đó phải đối phó với các nhóm có khi lên đến nửa tá tầu U-Boat tham gia tấn công cùng một lúc. Các chỉ huy táo bạo nhất, giống như thuyền trưởng Otto Kretschmer, thâm nhập qua đội hình của đoàn tầu hộ tống và tấn công từ bên trong đội hình các cột tầu buôn trong đoàn Công voa. Các tàu hộ tống có quá ít về số lượng và thường thiếu kiên nhẫn, không tìm ra câu trả lời liệu có bao nhiêu tàu ngầm tham gia tấn công trên bề mặt vào ban đêm? cũng như các máy phát hiện ASDIC của họ chỉ làm việc tốt để chống lại các mục tiêu dưới nước. Các radar Hàng hải đời đầu của Anh làm việc theo nguyên lý metric band, thiếu khả năng phân biệt và xác định mục tiêu.

Ảnh chụp Sói bầy khi họ đang dùng ống nhòm để quét đường chân trời để tìm cột buồm cũng như khói của các đoàn Công voa (theo cách ăn mặc của mấy bác sói biển này thì chắc là đang đi săn ở Địa Trung Hải rồi).

Ảnh chụp Sói bầy khi họ đang dùng ống nhòm để quét đường chân trời để tìm cột buồm cũng như khói của các đoàn Công voa (theo cách ăn mặc của mấy bác sói biển này thì chắc là đang đi săn ở Địa Trung Hải rồi).

Chiến thuật Sói bầy lần đầu tiên được sử dụng thành công trong tháng 9 và tháng 10 năm 1940, chúng có tác dụng tàn phá trong một loạt các trận tấn công các đoàn Công voa. Ngày 21 tháng 9, đoàn HX 72 gồm 42 tầu buôn bị tấn công bởi một bầy gồm bốn tầu U-Boat, kết quả 11 tàu bị đánh chìm và hai chiếc bị hư hại trong hơn hai đêm. Trong tháng 10, đoàn Công voa tốc độ chậm SC 7, với một đội hộ tống yếu gồm hai chiếc sloop và hai tàu hộ tống, đã bị áp đảo và mất tới 59% số tàu của nó. Trận đánh đoàn Công voa số HX 79 trong những ngày sau đó nói theo nhiều cách còn tồi tệ hơn nhiều cho các tàu hộ tống hơn so với những gì xảy ra với đoàn SC 7. Việc mất tới một phần tư đoàn tầu mà không gây được mảy may tổn thất cho tàu U-Boat mặc dù nó có một đội hộ tống mạnh mẽ gồm hai khu trục hạm, bốn tàu hộ tống, ba tàu quét mìn đánh cá và đây là một chứng minh cho sự hiệu quả của chiến thuật Sói bầy của Đức đối với công nghệ chống tàu ngầm khập khiễng của Anh trong thời gian này. Cuối cùng, ngày 01 tháng 12, bảy tầu U-Boat Đức và ba tàu ngầm Ý vây bắt đoàn Công voa HX 90, đánh chìm 10 tàu hàng và làm hư hại ba chiếc khác. Sự thành công của chiến thuật Sói bầy trong việc tấn công các đoàn Công Voa đã làm Đô đốc Dönitz chuẩn y nó ( chiến thuật wolf pack) là chiến thuật chính của mình (các đội tầu U-Boat dưới sự chỉ huy của ông ta).

Cũng không phải chỉ những chiếc U-Boat mới là những mối đe dọa duy nhất với các đoàn Công voa. Sau một số kinh nghiệm trong việc hỗ trợ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến trên biển trong thời gian của chiến dịch Weserübung, không quân Đức đóng góp một phần nhỏ số lượng máy bay trong trận chiến Đại Tây Dương kể từ năm 1940. Đây chủ yếu là những máy bay trinh sát tầm xa, đầu tiên là với loại Focke-Wulf 200, và sau này là loại Junkers 290 – máy bay tuần tra hàng hải. Lúc đầu, chiếc máy bay Focke-Wulf đã rất thành công, ( không quân Đức) tuyên bố đánh chìm 365.000 tấn tầu hàng vào đầu năm 1941. Những chiếc máy bay này có rất ít về số lượng, chúng trực thuộc sự quản lý của Không quân Đức (Đức không có lực lượng không quân thuộc hải quân), các phi công ít được đào tạo về chuyên môn trong kỹ năng tấn công vào các đoàn tầu vận chuyển ( lúc này có lẽ các phi công giỏi nhất và máy bay tốt nhất đang được chuẩn bị để tham chiến ở mặt trận phía Đông chăng?).

Hoạt động của tàu ngầm Ytalia tại Đại Tây Dương

Người Đức cũng nhận được sự giúp đỡ từ đồng minh của họ. Từ tháng 8 năm 1940, một đội tàu nhỏ gồm 27 tàu ngầm của Ytalia được đặt tại căn cứ BETASOM ở Bordeaux để tham gia tấn công tàu Đồng minh ở Đại Tây Dương. Các tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Ytalia (Regia Marina) được thiết kế cho các hoạt động của hạm đội tại Địa Trung Hải, không thích hợp với các hoạt động tấn công các đoàn Công voa Đại Tây Dương vì nhỏ hơn tầu U-Boat của Đức. Mặc dù vậy chỉ trong vài năm, 32 chiếc tàu ngầm Ytalia hoạt động ở Đại Tây Dương đã đánh chìm 109 tàu với trọng tải lên tới 593.864 tấn. Ytalia cũng thành công với việc sử dụng ?o ngư lôi người ?o ở dưới nước, chiến thuật này đã vô hiệu hóa một số tàu của Anh tại Gibraltar.

Mặc dù đã có những thành công như vậy nhưng sự can thiệp của Ytalia đã không được công nhận bởi Dönitz, người luôn có ấn tượng rằng đặc điểm người Ytalia là “không thật sự có đủ sự kỷ luật” và “không thể giữ bình tĩnh khi đối mặt với kẻ thù”. Họ đã không thể hợp tác trong chiến thuật sói bầy hoặc thậm chí không đáng tin cậy để báo cáo địa chỉ liên lạc hoặc điều kiện thời tiết và vùng họ hoạt động thì người Đức đã chuyển đi mà không cùng tham gia chiến đấu ( Đức tỏ không hề tin cậy đồng mình Ytalia của họ).

Thiết bị chống ngầm ASDIC

Sự phát triển của thiết bị ASDIC, bây giờ được gọi là thiết bị sonar, đây là phần rất quan trọng trong trận chiến Đại Tây Dương cũng như sự phát triển của radar trong trận chiến Anh Quốc ( đây là trận chiến của Không quân, nhờ có cải tiến về radar mà KQ Hoàng gia Anh – RAF đã chiến thắng trong trận chiến này trước KQ Đức – Luftwaffe), và trong cả hai trường hợp người Anh đã đưa ra những đột phá quan trọng. Thực tế là âm thanh được truyền đi một cách hiệu quả bởi nước đã trở nên nổi tiếng trong Thế chiến thứ nhất, và micro được đặt trong nước (hydrophone) đã được sử dụng để nghe tiếng động của tàu ngầm tại thời điểm đó (WWI). Tiếng ồn và tiếng vang tự nhiên cũng được phát hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật này, nhưng người Anh là những người đầu tiên phát triển một “đèn rọi theo hướng âm thanh – sound searchlight”. Một sự phát triển quan trọng là sự hội nhập của ASDIC với một bảng vẽ và vũ khí chống ngầm vào thành một hệ thống chống ngầm hoàn chỉnh. ASDIC từ viết tắt thường được cho là xuất phát từ viết tắt Ủy ban điều tra và phát hiện tàu ngầm của Đồng Minh (Allied Submarine Detection Investigation Committee), điều này được đưa ra như là lời giải thích chính thức khi hệ thống này trở thành kiến thức rộng rãi, nhưng bây giờ lại xuất hiện ý kiến rằng đây là một lời giải thích sau sự kiện không thể tìm thấy dấu vết của Ủy ban này để chứng tỏ nó đã tồn tại. Thay vào đó người ta giải thích rằng vì để giữ bí mật trong việc phát triển loại vũ khí này mà các nhà khoa học đã được khuyến khích để giữ chúng ở dạng mã hoá để tránh gián điệp Đức lượm lặt thông tin, ít nhất là các kiến thức cơ bản. Vì vậy việc truyền âm thanh (Ultrasonic) đã được đổi thành ASD-ic (phát hiện và chống tàu ngầm)

ASDIC bao gồm một đầu dò được đặt trong một cái chụp bên dưới con tàu, nó tung ra một chùm hẹp âm thanh trong một loạt các xung có thể sẽ phản ánh quay trở lại từ một đối tượng đang chìm trong nước trong phạm vi tối đa khoảng 3.000 yard (2.700 m). Những cái chụp này được mở về phía biển và phải được bảo đảm rằng nước ở xung quanh đầu dò vẫn còn tương đối là nước chuyển động nhanh và chúng sẽ không tiêu hủy bất kỳ tín hiệu nào. Các tiếng vang – echo tạo ra một phạm vi chính xác để xác định mục tiêu. Nhưng sự khác biệt trong nhiệt độ ở độ sâu khác nhau của nước có thể tạo ra các tiếng vang giả, như thể dòng nước, xoáy nước và các đoàn cá lớn, vì vậy cần có kinh nghiệm để sử dụng thiết bị ASDIC một cách có hiệu quả. Thiết bị ASDIC chỉ có hiệu quả ở tốc độ thấp. Ở tốc độ trên 15 knot (28 km/ h) hoặc tương tự như vậy, tiếng ồn của tàu biển khi đi qua vùng nước có thể sẽ làm át đi những tiếng vọng (có thể phát ra từ đối tượng bị truy tìm).

Hình vẽ quá trình hoạt động của thiết bị ASDIC

Hình vẽ quá trình hoạt động của thiết bị ASDIC

Các bước tiến hành trong thời đầu chiến tranh của Hải quân Hoàng gia Anh là quét ASDIC theo một vòng cung từ một phía của một con tàu cho tới một chiếc khác, dừng các đầu dò lại ở mỗi vài độ để tung ra một tín hiệu. Một số tàu cùng tìm kiếm với nhau được sử dụng ở một khoảng cách một dòng, một dặm hoặc một dặm rưỡi. Nếu một tiếng vang được phát hiện, và nếu người điều hành xác định nó dường như là của tàu ngầm, các con tàu sẽ được chỉ hướng tới mục tiêu và chúng sẽ tiến đến gần với tốc độ vừa phải, phạm vi và hướng của chiếc tàu ngầm sẽ được vẽ lên đồ thị (plotted) theo tiếng vang trong khoảng thời gian truy tìm để xác định hướng đi cũng như tốc độ (của chiếc tầu ngầm) trong lúc các con tầu săn ngầm tiến lại gần trong vòng 1.000 yards (910 m). Một khi người ta quyết định tấn công con tàu sẽ vào gần với tốc độ nhanh hơn, bằng cách sử dụng các dữ liệu thu thập được để tính toán về hướng đi và tốc độ của mục tiêu. Mục đích là để cho con tàu vượt qua phía trước chiếc tàu ngầm một khoảng cách nhỏ, sau đó các quả bom chìm sẽ được lăn từ các máng ở phía đuôi tầu và những nhân viên thả bom chìm sẽ khai hỏa một số quả bom ở khoảng cách khoảng bốn mươi mét ở hai bên. Mục đích là để tạo ra một mẫu được đánh bom chìm theo hình một viên kim cương thuôn dài (elongated diamond), với hy vọng rằng chiếc tàu ngầm sẽ nằm ở đâu đó bên trong chiếc mẫu này. Nhưng để có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa một chiếc tàu ngầm, một quả bom chìm sẽ phải nổ gần mục tiêu trong vòng khoảng sáu mét, bất kể là nó được thả từ tầu chiến cũng như từ máy bay. Lúc đầu cuộc chiến thiết bị ASDIC rất nghèo nàn trong việc xác định chiều sâu nên thường là người ta phải lập một biễn thiên đo độ sâu khác nhau như một phần của mẫu này.

Có những bất lợi trong các phiên bản đầu của hệ thống này. Các bài tập trong cuộc chiến chống ngầm chỉ được hạn chế từ một tới hai khu trục hạm để săn bắt chỉ một chiếc tàu ngầm duy nhất mà vị trí của nó thường bắt đầu được biết đến vào ban ngày và vào thời tiết tĩnh chứ không phải là trong điều kiện bão. U-Boat của Đức có thể lặn sâu xa hơn so với tàu ngầm của Anh hay Mỹ, thậm chí độ lặn sâu nhất của tầu ngầm Đức còn vượt qua cả độ sâu của bom chìm Anh (độ lặn sâu hơn 700 feet (210 m) so với việc lập độ sâu tối đa của bom chìm là 350 feet). Quan trọng hơn, bộ đầu dò ASDIC đời đầu không thể trực tiếp dò xuống, vì vậy người điều hành ASDIC thường mất ?odạng ? của chiếc U-Boat trong các giai đoạn cuối cùng của cuộc tấn công, khoảng thời gian mà chiếc tàu ngầm chắc chắn sẽ vận động nhanh. Tiếng nổ của một quả bom chìm cũng làm ảnh hưởng đến vùng nước đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho người điều hành ASDIC để dò lại mục tiêu nếu cuộc tấn công đầu tiên thất bại.

Với niềm tin ngây thơ rằng thiết bị ASDIC đã giải quyết vấn đề về tàu ngầm, áp lực với ngân sách của thời Đại khủng hoảng và các nhu cầu bức xúc cho nhiều loại vũ khí khác có nghĩa là rất ít tiền được chi cho các tàu hoặc vũ khí chống ngầm. Hầu hết các chi tiêu hải quân và nhiều sĩ quan tốt nhất của Anh được dành cho Hạm đội. Và nghiêm trọng hơn lãnh đạo Hải quân Anh dự kiến rằng giống như ở Thế chiến thứ nhất, tàu ngầm Đức sẽ chỉ hoạt động loanh quanh ở các vùng ven biển và họ chỉ có cách tiếp cận để đe dọa các bến cảng. Kết quả là, Hải quân Hoàng gia bước vào Thế chiến thứ hai trong năm 1939 mà không đủ lực để bảo vệ áp tải các chuyến vận chuyển đường dài trên biển, và không có các sỹ quan có kinh nghiệm trong cuộc chiến chống ngầm tầm xa. Tình hình trong Lực lượng Không quân Tuần duyên Hoàng gia thậm chí còn thảm khốc hơn, nơi mà máy bay có thể tuần tra thông thường thì họ chỉ có súng máy (lắp trên máy bay) khi nhìn thấy một tàu ngầm đang lặn xuống.

Những tầu chiến lớn tấn công bề mặt

Mặc dù gặt hái được những thành công này, tầu U-boat vẫn không được công nhận như là một mối đe dọa chính cho các đoàn Công voa Bắc Đại Tây Dương. Với ngoại lệ như Dönitz, các sĩ quan hải quân cao cấp nhất ở cả hai phía đều coi các tàu chiến bề mặt mới là các vũ khí tối thượng để gây nguy hiểm cho thương đoàn.

Trong nửa đầu của năm 1940, không có tầu tấn công bề mặt nào của Đức tại vùng biển Đại Tây Dương vì Hạm đội Đức được tập trung cho cuộc xâm lược vào Na Uy, chỉ có chiếc tầu chiến bề mặt duy nhất – Đô đốc Graf S

0