18/06/2018, 16:14

Nam tiến (bài kết)

CHƯƠNG 3: NHỮNG DI SẢN LỊCH SỬ CỦA NAM TIẾN VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC Một gốc sông Đồng Nai nhìn từ Cù Lao Phố, nơi một thời từng được mệnh danh là Nông Nại Đại Phố Đổng Thành Danh Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên nhân, tiền đề, điều kiện phát xuất, cũng như diễn ...

CHƯƠNG 3: NHỮNG DI SẢN LỊCH SỬ CỦA NAM TIẾN VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC

Một gốc sông Đồng Nai nhìn từ Cù Lao Phố, nơi một thời từng được mệnh danh là Nông Nại Đại Phố

Một gốc sông Đồng Nai nhìn từ Cù Lao Phố, nơi một thời từng được mệnh danh là Nông Nại Đại Phố

Đổng Thành Danh

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên nhân, tiền đề, điều kiện phát xuất, cũng như diễn biến, các giai đoạn các sự kiện liên quan đến cuộc Nam tiến của dân tộc. Tôi nhận thấy tầm quan trọng của công việc đánh giá lại những hệ thống các di sản lịch sử của quá trình Nam Tiến đối với diễn trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Khái niệm “di sản” được tôi sử dụng ở đây có hai yếu tố là những di sản thực tiễn hay hệ quả của quá trình Nam tiến và những di sản lý luận, khoa học tức là đánh giá, công lao và vai trò của các tổ chức, các tập thể các cá nhân trong bước được Nam tiến.

Về thực tiễn, Nam tiến để lại cho chúng ta những điều cần phải suy ngẩm, bàn luận, về sự giao thoa văn hóa các tộc người trên quá trình Nam tiến, về sự hình thành chủ nghĩa địa phương ở Nam Bộ thế kỷ XVIII – XIX…hiểu được những điều đó chúng ta sẽ thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, xóa bỏ những ngăn cách vùng miền, quê quán, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, thúc đẩy nội lực phát triển của đất nước.

Về lý luận, di sản lịch sử này để lại cho chúng ta vai trò của các vương triều, các tập thể, cá nhân có công lao trong cuộc mở cõi của dân tộc và nhiệm vụ của chúng ta là phải đánh giá công lao của họ, một cách công bằng, không chung chung, không đại khái… Hướng chúng ta đến với những đánh giá công bằng hơn với các vương triều, tập thể và cá nhân, nhận thức được vai trò của họ với quá trình Nam tiến và với chính lịch sử dân tộc.

Trong chương này, tôi sẽ đánh giá, xem xét những hệ thống di sản đó, của tiến trình Nam tiến. Hầu làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng của tiến trình lịch sử Việt Nam.

1. Hệ quả của quá trình Nam tiến. 

1.1. Mở ra một vùng đất mới, với những điều kiện, nguồn lợi cho sự phát triển.

            Trong lịch sử cổ – trung đại, vấn đề lãnh thổ có một ý nghĩa hết sức quna trọng chi phối sự phát triển, sự hùng mạnh của một quốc gia, một dân tộc. Trong lịch sử thời xưa, một quốc gia muốn phát triển thì phải có một địa bàn rộng lớn để phát triển, tất nhiên bản thân họ phải đủ mạnh để có được và tự bản thân bảo vệ được vùng lãnh thổ đó. Hiếm có một quốc gia nào hùng mạnh không có một địa bàn đủ rộng lớn, ngược lại vào thời đó một quốc gia được xếp là hùng mạnh thì phải có lãnh thổ rộng lớn, và khi đã có lãnh thổ rộng lớn thì lúc nào quốc gia đó cũng muốn mở rộng thêm lãnh thổ của mình.

            Lãnh thổ được mở rộng không chỉ đem lại một diện tích canh tác lớn, những vùng lãnh thổ trù phú với những nguồn lợi quan trọng. Mà đối với một dân tộc đang phát triển, dân số ngày càng đông, tình trạng nhân mãn, càng cho yêu cầu lãnh thổ ngày càng cần thết, đó là một vấn đề sống còn với các quốc gia. Vấn đề lãnh thổ như vậy, vào thời xưa, sẽ là một vấn đề quan trọng, chi phối rất nhiều đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc.                    

            Trước năm 1069, lãnh thổ nước Việt Nam  luôn gắn liền với khu vực lưu vực các con sông Hồng, sông Mã, trên của nước Văn Lang xưa, phía Nam kéo dài chỉ đến tận dãy Hoàng Sơn (nay là ranh giới giữa Thanh Hóa và Quảng Bình). Có thể nói trước năm 1069, đây là phần đất đai gắn liền với hầu hết tiến trình lịch sử của cộng đồng Việt tộc, ngày từ thời nguyên thủy, đến khi hình thành những nhà nước sơ khai, trên cơ sở tập hợp 15 bộ lạc – nhà nước Văn Lang.

            Hiện tại, chúng ta chưa thể xác định được một cột mốc chính thức cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang, nhưng có thể đoán định nó đã tồn tại hơn 500 năm trước công nguyên. Nhự vậy từ thời Văn Lang, sang thời Bắc thuộc hàng ngàn năm, đến năm 1069. Địa bàn cư trú chính và gắn liền với lịch sử dân tộc Việt là phía Bắc dãy Hoàng Sơn, lãnh thổ người Việt ở phía Nam dãy Hoàng Sơn, chỉ mới bắt đầu từ năm 1069, đến thời điểm này chưa đến 1000 năm.

            Trên địa bàn cư trú đó, người Việt cổ nổi tiếng với hoạt động nông nghiệp lúc nước, dân tộc Việt hình thành trên lưu vực các công sông Hồng, sông Mã, dông Chu, những con sông này tạo nên những lượng phù sa lớn, bồi đắp cho lưu vực xung quanh đó, tạo nên những vùng đồng bằng trù phú ở miền Bắc bộ. Và ngay từ thời xưa đã phát triển nghề luyện kim, trước hết là đồ đồng, hoạt đồng làm đổng của người Việt nổi tiếng đến nổi, trống đồng, một sản phẩm kỹ nghệ, văn hóa, đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt, văn hóa Việt.

            Bắt đầu từ năm 1069, người Việt thực hiện cuộc Nam tiến lịch sử của mình, trãi qua bao thâm trầm, biến thiên, trên vùng đất cũ, những người Việt không mảnh đất dung thân, hay vì một hoàn cảnh nào đó. Đưa mình vào Nam, hòa trung vào dòng chảy Nam tiến của dân tộc Việt trên quy mô từ nhà nước đến dân gian. Trên phần lãnh thổ mới, người Việt đã lao động sản xuất và dần dần, từng bước, từng bước, tiến về Nam cho đến ngày gặp mũi Cà Mau.

            Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XVIII, lãnh thổ của người Việt đã tiến từ phía Nam dãy Hoàng Sơn với cột mốc 1069, đến tận mũi Cà Mau với cột mộc 1757. Trong vòng 688 năm đó, người Việt đã mở rộng lãnh thổ của đất nước mình ra gấp ba lần, với những phần lãnh thổ trù phú hơn, đa dạng hơn, đáp ứng được tình trạng nhân mãn ngày càng tăng của dân tộc. Miền Bắc, dù cũng trù phú, đồng bằng màu mỡ, nhưng ngày càng không đáp ứng được, nhu cầu tăng trưởng, phát triển không ngừng của dân cư.

            Nam tiến, buổi ban đầu đã phần nào giúp cho nhiều người Việt thoát khỏi tình trạng đói khổ, vô sản ở phía Bắc, để tiến vào Nam mưu cầu sự phát triển và tự bao giờ Nam tiến đã đưa phần lớn dân cư vào Nam, phát triển dòng giống Đại Việt. Sự đa dạng về tài nguyên ở miền Trung, cũng như sự trù phú bật nhất về lúa gạo của vùng đất Nam bộ, không chỉ giúp cho những cư dân Việt ở đây có một cuộc sống ấm no trù phú, mà còn đỡ được gánh nặng từ tình trạng nhân mãn tăng nhanh cho vùng đồng bằng Bắc bộ.

            Thử làm một so sánh, mấy chục năm trước, trong những miêu tả về nông thôn miền Bắc, luôn là những lối xóm, đường làng chật hẹp, những căn nhà san sát nhau, chằng chịt. Trong khi đó ở miền Nam, ruộng vường bao la, cò bay thẳng cánh, nhà dân sinh sống thì xa nhau, rộng lớn. Nếu như, không có cuộc Nam tiến, phần đông dân chúng phải tập trung ở miền Bắc, vốn đã chật hẹp. Tình trạng, đói kém, mất mùa ở miền Bắc đã nói ở phần một cũng cho chúng ta thấy, gánh nặng của tình trạng nhân mãn thời kỳ này.

            Trở lại vấn đề mở đầu, một quốc gia chỉ hùng mạnh khi có một lãnh thổ đủ lớn. Công cuộc Nam tiến, tự bản thân nó, mang một ý nghĩa quan trọng với tiến trình lịch sử dân tộc, chính nhờlãnh thổ được mở rộng, mà người lưu dân Việt, thoát ra khỏi cuộc sống vô sản, đói kém, vốn chật hẹp, khép kín, tăng diện tích quốc gia lên ba lần, trước hết là đã giải quyết được tình trạng nhân mãn. Sau nữa, cũng sẽ làm cho thực lực quốc gia Đại Việt thêm hùng mạnh, với những nguồn lợi từ tài nguyên, vàng, muối, thủy sản (miền trung), lúa gạo, nông sản (Nam bộ), trước là có thể được tự cường trước kẻ thù truyền kíp ở phía Bắc – Trung Quốc, sau là có thể khẳng định được tầm ảnh hưởng, sự vị nể, kính trọng của các nước lân bang như Chân Lạp, Lào…

            Li tana nhận định về sự hình thành, sự giàu có, lợi thế và triển vọng phát triển của xứ Đàng Trong, một hệ quả của quá trình Nam tiến như sau: “Sự hình thành Đàng Trong là một sự thay đổi sâu sắc và căn bản trong lịch sử Việt Nam, mà tầm quan trọng có thể so sánh với việc Việt Nam giành lại độc lập từ Trung Quốc thế kỷ 10…Trong vài thập niên ngắn, dù là một khu vực mới mở, ít dân hơn, và vào giai đoạn này còn nhỏ hơn đồng bằng sông Hồng, nhưng Đàng Trong trở nên giàu có và mạnh hơn vùng đất phương bắc (mặc dù không đủ mạnh để lật đổ họ Trịnh). Cả điều kiện kinh tế của người dân và sự cởi mở có thể so sánh của xã hội tại Đàng Trong tương phản một cách có lợi so với cái gọi là “chính quyền trung ương” của vương quốc nhà Lê…”[1].

            Có thể nói, quá trình Nam tiến đã đưa cư dân Việt vôn chuyên sống bằng nghề nông, khi xuống vùng đất Trung bộ, khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, hằng năm luôn bị ảnh hưởng của lũ lụt. Nhưng lại nằm ở địa thế bờ biển dài rộng, có chổ neo đậu thuyền bè, nhiều vùng nước sâu, thích hợp cho việc xây dựng các hải cảng, vịnh biển trên dọc con đường “thiên lý” từ Bắc vào Nam, biển miền Trung và Đông Nam bộ đem lại cho Việt Nam một lượng lớn hải sản cá, tôm, mực, ngày nay có một số mặt hàng còn dùng để xuất khẩu ra nước ngoài. Cũng chính nhờ biển của miền Trung và Đông Nam bộ, mà Việt Nam vươn bàn tay của mình ra làm chủ cả một vùng biển rộng đến gần triệu cây số vuông, trên biển Đông, đưa Việt Nam vào hàng các quốc gia biển.

            Riêng vùng đất Nam bộ, gần như là vùng đất trù phú bật nhất cả nước. Khu vực Gia Định – Đồng Nai, ngay từ đầu đã đập vào mắt người Hoa, như là một vùng đất có vị trí, tầm vóc quan trọng cho một trung tâm thương mại sầm uất sau này. Sự có mặt của lưu dân Việt – Hoa tại đây đã giúp tạo nên một vùng phố, những thương cảng “trên bến dưới thuyền”. Có thể nói chính người Việt, người Hoa đã phát hiện ra được tầm quan trọng của khu vực này, xây dựng nơi này phát triển. Ngày nay khu vực này đã trở thành “đầu tàu” của cả nước, nơi tập trung các trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương).

            Đi xa hơn về phía Nam, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất được xem là vựa lúa lớn nhất cả nước. Nguồn lúa gạo ở nơi đây đã trở thành một trong những nguồn cung cấp quan trọng của cả nước, nó không chỉ cung cấp đã lương thực cho nhân dân, mà còn là mặt hàng xuất cảng nổi tiếng ở các thương cảng miền Nam. Ngày nay, lúa gạo ở đây trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta, đưa nước ta vào hàng các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.

            Những phác thảo trên, phần nào giúp chúng ta thấy được những hình dung về vai trò của quá trình Nam tiến trong tiến trình phát triển của dân tộc, của đất nước không chỉ trong lịch sử, mà còn được minh chứng ở hiện tại. Việc mở ra những vùng lãnh thổ mới ở miền Trung và miền Nam, như vậy, không chỉ giải quyết được vấn đề nhân mãn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của một dân tộc, một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ mà còn đem lại một nguồn lớn về vật chất, nguồn động lực quan trọng thức đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của quốc gia và dân tộc.

1.2. Quá trình mở đất cũng là quá trình tiếp biến, giao lưu văn hóa với các tộc người, tạo nên một bản sắc “Việt Nam mới”.

            Cũng trên quá trình mở cõi về Nam đấy! Người Việt Nam, đã giao lưu tiếp xúc mình với những nền văn hóa, những cộng đồng dân tộc khác. Cộng với một hoàn cảnh tự nhiên, địa lý khác, người Việt Nam đã biến đổi mình, thay thế mình, cho phù hợp với cuộc sống, điệu kiện ở vùng đất mới. Trên cơ sở đó một dân tộc Việt Nam mới, một lối sống mới, một vùng đất mới tạo nên một “Việt Nam mới” (khái niệm được tác giả Litana sử dụng).

            “Việt Nam mới” ở đây, buổi ban đầu là những vùng đất Bồ Chính, Địa Lý, Ma Linh, những Thuận Châu, Hóa Châu, những Chiêm Động, Cổ Lũy. Sau này, chính là xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn, hay sau đó nữa là Gia Định Thành Tổng Trấn dưới thời nhà Nguyễn. Cái “Việt Nam mới” ở đây có thể cần phải được xem xét trên rất nhiều bình diện, trước hết là vùng đất “mới” với những điều kiện, hoàn cảnh mới, điều đó đã đành nhưng không đủ, còn có cả những tư duy mới, nhân sinh quan mới, lối sống mới, văn hóa mới, chính những cái mới đó đã làm nên bản sắc của người Đàng Trong (khác với người Đàng Ngoài), bản sắc miền Trung, miền Nam (khác với miền Bắc).

            Sự mới mẽ hay một cái gì đó khác biệt với trước kia, trên vùng lãnh thổ mới này, đã xuất hiện từ từ qua một quá trình lâu dài, Nam tiến, từ triều Lý, Trần cho đến Lê. Nhưng sự khác biệt mạnh mẻ nhất, rõ ràng nhất được định hình thật sự vào thời phân liệt Đàng Trong (tức là vùng đất mới) và Đàng Ngoài (vùng đất truyền thống). Tác giả Litana viết về điều này như sau: “…Đây không đơn thuần là một sự mở rộng về nam của xã hội và nền kinh tế cũ của người Việt, mà đúng hơn, một xã hội mới đã phát triển, với một nền tảng văn hoá khác và những hoàn cảnh kinh tế, chính trị khác.…phương nam như một thực thể riêng, và sự trỗi dậy của những khác biệt giữa hai khu vực…Những thành công của nhà Nguyễn [ở Đàng Trong] đã tạo nên một xã hội mới và một văn hoá mới…”[2].

            Trong bài viết, Văn hóa chính trị của các chúa Nguyễn trong việc mở mang lãnh thổ Đàng Trong (PGS. TS Võ Văn Sen và thạc sỉ Trần Nam Tiến), các tác giả nhận định: “…Trên bước đường Nam Tiến của tộc Việt…họ đã hình thành một dạng tiếp biến khác bất ngờ trong sinh cảnh mới: từ ăn mấm đồng, mấm tôm đến nước mấm, ruốc; từ quê hương của tin ngưỡng tam giáo đến quê hương của tín ngưởng Ấn Độ giáo…; từ truyền thống “quai đê lấp biển” đến việc đối mặt với Đại dương…”[3] Đó chính là một bản sắc mới, trong sinh hoạt, tín ngưỡng, văn hóa ở vùng đất mới, trên bước đường Nam tiến của người Việt.

            Trong phần này, tôi muốn làm nổi bật tính mới của vùng đất này, thời hậu Nam tiến trên khung nền của vấn đề bản sắc vùng, bản sắc vùng mới ở đây được hình thành từ những cái mới trong hoàn cảnh, lối sống mới, một vùng đất mới, với những cộng đồng tộc người bản địa mới, tạo nên những sự va chạm, tiếp xúc giao lưu giữa những nền văn minh, những cộng đồng tộc người. Chính từ đó, người Việt bắt đầu có những cái mới về tư duy nhận thức, đến hành vi, lối sống, cách sinh hoạt cũng như những nét mới về văn hóa, tín ngưỡng…Cái mới này là cái mới ở cấp độ vùng, để so sánh với cái cũ ở khu vực phía Bắc, cái mới trên bình diện rộng, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong tư duy, bản sặc, lối sống và văn hóa đất nước. Bình diện ruộng ở đây là bình diện vùng, chứ không phải là cấp độ địa phương nhỏ lẻ, cái “mới”, cái phong phú, đa dạng ở đây thuộc hệ quả của Nam tiến là cái mới cấp độ miền Bắc, Trung, Nam chứ không phải cấp độ các tỉnh, huyện hay cấp độ các dân tộc thiểu số nhỏ bé, bởi vì những sự da dạng ở cấp độ này ở riêng miền Bắc cũng có và rất phong phú, rất đa dạng.

            1.2.1. Những cái “mới” về tư duy, nhận thức của vùng.

            Trước hết, khi dân Việt bắt đầu tiến xuống phía Nam, dựng lên những thôn xóm người Việt đầu tiên. Đặc biệt là sau khi họ Nguyễn vào Nam gây dựng cơ đồ riêng cho mình, số lượng những lưu dân di cư đến vùng đất mới mà sử liệu ghi nhận với số lượng rất đông. Trong quá trình định cư đầu tiên ở vùng đất mới, người Việt đã quần tụ nhau, dựng nên các thôn ấp, xóm làng cũng cộng cư, trong quá trình này do những điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm, còn hoang dại, nhiều thú dữ ở vùng đất mới. Người Việt đã tập hợp nhau lại sống theo lối sống quần cư, trên tinh thần đoàn kết, tương thân, hổ trợ lẫn nhau trên bước đường khai thiên mở cõi. Nhưng khác với làng xóm của người Việt ở vùng Bắc bộ, vốn là một đơn vị xã hội khép kín, nằm sâu trong lũy tre xanh với hình ảnh những ngôi đình làng, cây đa, bến nước, con đò truyền thống, dựa trên chế độ công điền công thổ. Thì giờ đây càng về phương Nam, đặc biệt ở Nam bộ, làng Việt ngày càng có tính chất mở, được hình thành theo các sông rạch, nhà cửa nằm ở giữa vườn trái cây, phía trước là con sông, phía sau là đồng ruộng.

            Phần lớn những người vào Nam, là những người chấp nhận gian truân, mạo hiểm, họ chấp nhận rời bỏ quê hương, bản quán gắn bó từ bao đời, vĩnh viễn định cư ở vùng đất mới nên. Hơn nữa trong quá trình Nam tiến, nhu cầu xây dựng khai hoang những đất đai rất khó khăn, giữa vùng hoang sơn cùng cốc, thú dữ, đặc biệt một xứ sở khô cằn, nắng nóng, nhưng lại liên tục gặp bão lụt hằng năm như miền Trung hay hoang dại, hiểm trở như Nam bộ, vùng đất mà “dưới sông cá lội trên rừng cọp um”, con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”. Thì yêu cầu, những lưu dân phải xây dựng một ý chỉ, kiên cường, nghị lực phi thường để vươn lên làm chủ tự nhiên, chính điều này tạo nên một phần tính cách miền trung chịu khó,chịu khó, tính cách kiên cường, mạnh mẽ của người Nam bộ trước là trong việc khắc phục, khai thác tự nhiên, sau là chống giặc ngoại xâm, trở thành “thành đồng tổ quốc”[4].

            Điều kiện, đất đai mới với diện tích nông nghiệp lớn, nhưng dân số ít, mật độ nhân mãn không đông như ở Bắc bộ, cũng làm cho người dân phương Nam, đặc biệt là Nam bộ, có tính tình phóng khoáng, tư duy cởi mở, làm ăn, sinh hoạt phong phú hơn các vùng khác. Trong một chỉ dụ của Minh Mạng, nói về tính cách người Nam bộ ông nói: “…nhân dân 6 tỉnh…kẻ sĩ chỉ quen lười biếng, dân phong có thói kiêu sa, ham mê tuồng hát…thóc gạo thì phí phạm, ăn mặc thì xa hoa…[5]”. Đoạn trích trên xuất phát từ thái độ kì thị của Minh Mạng đối với người dân Nam bộ, nhưng cũng phần nào đánh giá đúng hoàn cảnh, lối sống của người dân Nam bộ thời đó. Do những nguồn lợi từ lúc gạo, trái cây, nông sản địa phương cuộc sống của người dân Nam bộ rất sung túc, họ không thiết tha mấy với chuyện học hành theo nho giáo, để ra đổ đạt làm quan như người vùng khác, họ sống phóng khoáng, ăn uống, chi tiền, ăn mặc nhìn có vẻ sang trọng hơn vùng khác.  Điều này, làm cho tư duy, lối sống, cách sinh hoạt văn hóa của người phương Nam có phần nào phóng khoáng, cởi mở hơn, cũng chính là một bản sắc trong tư duy, nhận thức của người dân vùng đất phía Nam.

            Tôi xin mượn nhận định của Li tana để nói về những nét khác biệt trong tư duy, nhận thức và tính cách của người phương Nam, tại vùng đất mới, như là hệ quả của Nam tiến: “…Tính di động dễ dàng ở miền Nam cũng trực tiếp xung khắc với tính cách ưu tiên của tập thể, một giáo lý căn bản của Khổng giáo nhấn mạnh giá trị của nhóm xã hội – gia đình, làng – hơn là nhu cầu hoặc mong ước của những thành viên của nó… Hickey cũng nhấn mạnh điểm này: [Với ngôi làng mới, của miền Nam, được thành lập bởi những người có địa vị thấp chứ không phải bậc vị vọng của xã hội cổ truyền, một số lượng tri thức riêng tư liên quan những phương thức cũ không tránh khỏi bị mất đi… Tuy vậy, cũng theo lý lẽ đó, những người khai hoang lại ít chịu ràng buộc bởi những gò bó của một địa vị xã hội và những quy định trong cách hành xử của xã hội cũ, vì thế họ được tự do sáng tạo, một đặc điểm thiết yếu cho việc thay đổi thành công (và tồn tại) khi họ tiếp tục tiến xuống phía nam].  Những hoàn cảnh như vậy khiến con người cởi mở và tự phát hơn, để trở thành những người dám chịu rủi ro như Nguyễn Hoàng, người mà Keith Taylor đã tinh tế mô tả là “dám mạo hiểm mà không sợ bị quy là phản loạn, bởi vì ông đã tìm thấy một nơi mà chuyện gán ghép này không còn ý nghiã” . Đó là một thế giới rộng hơn, và cho con người cảm thức lớn hơn về tự do…”[6]. 

            1.2.2. Những cái “mới” về lối sống, sinh hoạt, văn hóa.

            Người Việt, khi tiến về phía Nam định cư, họ mang theo nền văn hóa Việt ở nơi quê hương bản quán của mình như truyền thống gia đình, giòng họ, nếp sống cộng đồng, những quan niệm về đạo đức truyền thống. từ truyền thống dung hòa giữa Nho – Phật – Lão, đến những phong tục tập quán như chiếc áo dài tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao…Nhưng khi hướng về phương Nam, người Việt vốn mang đậm bản sắc văn hóa Á Đông, thấm nhuần đạo đức nho giáo. Những nét văn hóa mới trong lòng người dân Việt đã hình thành.

            Văn hóa Champa, ở phương Nam, mạng đậm ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, người Champa súng bái ba vị thần của Ấn Độ giáo là Bhrama, Siva, Vishnu, trong đó thần Siva được tôn thờ phổ biến, dưới biểu hiện của Linga. Nhà vua Champa cổ tôn sùng Ấn giáo, thường đặt tên mình theo Phạn ngữ, dấu ấn Ấn Độ được thể hiện qua hệ thống các đền tháp, các hình tượng nghệ thuật, âm nhạc, văn học lấy nền tảng từ Ấn Độ. Dấu ấn Ấn Độ giáo còn tồn tại cho đến ngày hôm nay trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Chăm.

            Quá trình Nam tiến trước hết đã tạo ra những cuộc va chạm giữa các nền văn minh mà lớn nhất là hai lần va chạm Việt – Chăm, Việt – Khmer. Cả ba nền văn minh này, một ảnh hưởng Trung Hoa (Việt), hai ảnh hưởng Ấn Độ (Chăm, Khmer), nhưng đều có chung một cơ tầng văn hóa bản địa, với những nét văn hóa truyền thống còn được lưu giữ như tôn sùng thần thánh trong dân gian, ăn trầu, và đặc biệt nhất là những cơ sở truyền thống của tín ngưỡng nông nghiệp với tín ngưỡng phồn thực, triết lý nhị nguyên, trong tự nhiên…

            Trong quá trình định cư về phương Nam, người Việt với việc cộng cư hàng trăm năm ở vùng đất mới, cũng đã có những giao lưu tiếp biến với các tộc người bản địa về những dạng thức vật chất đến tinh thần. Những điều đó, phần nào tạo nên những khác biệt giữa người Việt phương Nam với người Việt phương Bắc. Những điều đó, tôi xem như là một hệ quả của quá trình Nam tiến.

            Khi người Việt bắt đầu di cư và thành lập thôn xóm ở phương Nam, bên cạnh họ còn có cả người Chăm, người Khmer…trong quá trình đó các dân tộc này đã cộng cư và ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa của nhau, một quá trình giao lưu, tiếp biến, hòa trộn văn hóa được tiến hành trong cuộc sống, lao động hằng ngày của các cư dân, các tộc người. Qúa trình giao lưu, tiếp biến này người Việt không có ở phía Bắc, bởi vì khi ở phía Bắc dù cũng có rất nhiều dân tộc nhiều nền văn hóa, nhưng văn hóa của người Kinh vẫn là chính, họ chiếm số đông nên quá trình tiếp biến, hội nhập văn hóa của họ không mạnh, không diễn ra trên quy mô văn hóa miền như ở miền Trung và Miền Nam. Trong khi đó nhìn về phương Nam, người Việt mới di cư đến đây, sống trong điều kiện mới, giao lưu, hội nhập với cả một cộng đồng lớn như người Chăm, Khmer, vì thế quá trình giao lưu văn hóa diễn ra trên quy mô lớn. Góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phương Nam của riêng người Việt không lẫn vào đâu được với văn hóa Bắc bộ.

            Quá trình giao lưu, tiếp biến về sinh hoạt, lối sống, văn hóa, văn minh. Để tạo nên một bản sắc mới có thể được làm rõ trên các điểm sau đây:

  • Cái “mới” trên bình diện sinh hoạt vật chất:

            Nông nghiệp: người Việt khi di cư vào phía Nam phải đối mặt với vùng đất đai khô cằn, hằng năm nắng hạn đặc biệt là ở miền Trung, nên họ phải sử dựng giống lúa của người Champa, tục gọi là lúa Chiêm để cày cấy, đây là một giống lúa ngắn ngày và chịu hạn rất tốt. Khi chuyển xuống định cư ở phương Nam, người Việt ở Trung bộ còn kiêm thêm nghề làm vườn, người Nam bộ thì chuyên trồng trái cây…Chế độ gặt lúa thu hoạch hằng năm cũng có nhiều thay đổi để phù hợp đất đai, thổ nhưỡng vùng đất mới như người Việt phương Nam đã biết làm ruộng hai mùa[7].

            Về dụng cụ sản xuất, cái cày của người miền Bắc thì không mạnh ở đế và có một cái lươi nhỏ khá nhẹ, loại cày này này thích hợp với đất không rắn, ít cỏ. Trong khi đó về phía Nam đất rắn và nhiều cỏ, để có thể canh tác tốt, người Việt dùng cây cày của người Chăm, cày của người Chăm cứng, có đế vững nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, loại cày này được còn được người Việt cải biến, nhưng người Việt cũng chế thêm một cái nang để điều chỉnh góc. Các bộ phận của cây cày lấy từ mô hình Chăm thì giữ tên gọi theo tiếng Chăm, trong khi các phần gắn với cái nang thì mang tên Việt (to nang hay tế nang). Loại cày mới này được người Việt mang theo khi họ chuyển đến đồng bằng sông; Người Việt khi xuống miền trung cũng tiếp thu chiếc ghe bàu của người Chăm để làm phương tiện đi lại, sinh hoạt, sản xuất trên biển[8]…

            Tiến xa hơn xuống khu vực phía Nam, người Việt còn cải tiến dụng cụ cắt cỏ, thu hoạch của người Khmer cải biến thành chiếc phảng để thu hoạch lúa, phát hoang cỏ, người Việt còn cải biên bếp của người Khmer tạo nên chiếc Cà Ráng, một dụng cụ dùng để nhóm lửa trên ghe, thuyền an toàn, khó cháy, trong điều kiện một vùng đất đầy sông, hồ, kênh rạch chằn chịt, ghe thuyền là nguồn sinh sống, di chuyển chính[9]…

            Thủ công nghiệp: Trước hết người Việt ở phía Nam học hỏi từ người Chăm các nghề như dệt vãi (trong khi miền Bắc sử dụng phổ biến lụa). Người Việt về phương Nam còn biết làm đường phổi, làm muối (đặc biệt ở Quảng Nam, Quảng Ngãi). Người Việt vào miền Trung, cũng rất giỏi nghề khai thác Vàng, đặc biệt là ở Quảng Nam.

            Người Việt ở phương Nam, còn rất giỏi nghề đi biển, trước đây ở Bắc bộ, nghề đánh cá cũng rất phát triển, nhưng khi người Việt tiến về phía Nam, đặc biệt là khu vực trung bộ, thì bên cạnh nghề nông như truyền thống, phần lớn dân cư Đàng Trong, dân miền Trung sau này sống bằng nghề đánh bắt hải sản biển.

            Về nhà cửa, ăn mặc: nhà cửa của người phương Nam cơ bản như nhà Bắc bộ, nhưng phần đầu hồi trong những căn nhà 3, 5 gian thưởng ngăn có lẽ do tiếp thu từ nhà lá của người Chăm. Nhà của người Huế, thường có thêm những mảnh vườn rộng, theo kiểu nhà vườn, rất diển hình ở các thôn Vĩ Dạ hay Thủy Bạn…Về trang phục người Việt cũng có nhiều tiếp thu như người Việt phương Nam, mặc áo dài truyền thống Việt Nam có cổ, xẽ tà, trong khi người miền Bắc mặc áo từ thân, khăn mỏ quạ, có lẽ do là tiếp thu và có cải biến từ chiếc áo dài Chăm (không cổ, không xẻ tà)[10]…Những dấu vết giao lưu này được nói đến trong sách Ô Châu Cận Lục như: “Đàn bà mặc váy Chiêm, đàn ông dùng quạt Bắc”, ngoài ra hình ảnh trong các bức tranh vẽ về người Đàng Trong của John Barrow, trong sách một chuyến du hành Nam Hà năm 1792 – 1793. Cho thấy những ảnh hưởng về trang phục của người Việt với người bản địa… Về ẩm thực người Việt phương Nam, thì ăn mấm ruốc, nước mắm, khác với người Bắc bộ ăn mắm tôm…

  • Cái “mới” trên bình diện sinh hoạt tinh thần.

            Về tiếng nói: một đặc điểm đầu tiên được nhận thấy như là sự khác biệt giữa người Bắc bộ và Trung, bộ, Nam bộ chính là vấn đề tiếng nói, đi từ Thanh Hóa đến Sài Gòn mỗi vùng miền đều có một tiếng nói đặc trưng riêng của mình vùng Quảng Bình, Quảng Trị khác, vùng Thừa Thiên Huế khác, Quảng Nam khác, Phú Yên, Bình Định lại khác…Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự tiếp xúc với tiếng nói của cư dân bản địa, trong một thời gian dài, hai ba thê hệ ra đời dần dần biến đổi dọng nói, ngữ điệu tùy theo từng vùng.

            Về tôn giáo, tín ngưỡng: đặc điểm chính của tín ngưỡng người Việt là sinh hoạt theo truyền thống phật giáo, và thờ các vị thành hoàng làng, các người có công với nước với dân, (tùy địa phương), điều này phổ biến trong cả nước. Những ở khu vực miền trung và Nam bộ lại có những hệ thống tín ngưỡng riêng biệt mà miền Bắc không có hoặc không phổ biến. Điều này bắt nguồn từ quá trình tụ cư sinh sống giữa người Việt với lưu dân bản địa, rồi tiếp thu, cải biến các vị thần, các tín ngưỡng của các dân tộc đó, thành tín ngưỡng của mình mang sắc thái vùng miền.

            Một đặc điểm khác biệt, quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt ở phương Nam là sự phi nho giáo, sự quay trở về với tín ngưỡng tự nhiên, truyền thống thờ thần đại phương. Người phương Nam, cho đến tận triều Nguyễn không hề xem trọng đàn xã tắc. Theo nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường, các đền xã tắc không xuất hiện cho mãi đến đời vua Minh Mạng (1819-1841), khi triều Nguyễn, lúc này đã cai trị toàn Việt Nam, có nỗ lực thống nhất tư tưởng tôn giáo trên toàn quốc[11].

            Sự khác biệt giữa miền Bắc và phương Nam trong đặc điểm này. Li Tana nhận định: “…so sánh với miền bắc, nơi chế độ thi cử kiểu Trung Hoa bảo đảm rằng Nho giáo không bao giờ để mất sức hút đối với giai tầng sĩ phu tinh hoa, tư tưởng Nho giáo lại chỉ đóng vai trò xã hội, chính trị nhỏ hơn nhiều ở Đàng Trong. Tôi mượn lời của Nola Cooke:  Nho giáo ở Đàng Trong trở thành chuyện lựa chọn và thực hành cá nhân, ở một mức độ không thấy có ở miền bắc kể từ thế kỷ 13. Trên thực tế, vị trí của nó trong không gian tư tưởng ở phương nam khiêm tốn đến nỗi không ai màng đến việc ghi chép lại sự kiện khi một ngôi đền nhỏ kiểu Văn Miếu đầu tiên được dựng lên ở đó…”[12].

             Nhưng  cũng theo bà, nhà Nguyễn không loại bỏ các truyền thống Việt Nam; đặc biệt, họ lấy Phật giáo Đại thừa làm giải pháp cho nhu cầu tinh thần và ý thức hệ cho một tông tộc cai trị mới. Phật giáo một mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt và củng cố tính hợp pháp cho các nhà cai trị họ Nguyễn. Từ Nguyễn Hoàng trở về sau, các chúa Nguyễn thời kì đầu tất thảy đều là những tín đồ sùng mộ Phật giáo . nhưng chính điều này đã tạo nên sự khác biệt cho xã hội, tôn giáo phương Nam so với phương Bắc cũng thời điểm. 

             Tiếp đến, một tín ngưỡng khá phổ biến và khác biệt nhiều với phương Bắc là tục thờ Cá Ông của người miền Trung và một phần miền Nam. Do truyền thông ngư nghiệp, người ngư dân thường xuyên đi biển, đối mặt với gió to sống lớn, họ tôn thờ cá ông như là một biểu tượng cho đức tin của họ, để Cá Ông phù hộ cho họ trong những chuyến hãi trình dài trên đại dương đài hiểm nguy.

            Mặc khác, cư dân Việt khi đến miền Nam cũng sử dụng các thần linh có nguốn gốc địa phương, vốn là thần của người Chăm hay người Khmer và tôn thờ họ, biến hóa thành thần linh của mình, phủ lên họ một tinh chất Việt. Chẳng hạn như thần Thiên Y Na, mà nguồn gốc có thể từ thần mẹ xứ sở Po Nagar của người Chăm, hay bà Chúa Xứ ở miền Nam bộ…Người Việt Nam Trung bộ gần đây vẫn còn tục Tá thổ, tức là cúng đất của người Chăm, vật phẩm cúng đều là các đồ ăn truyền thống của người Chăm, mang đậm dấu ấn Chăm[13].    

            Về âm nhạc, ca kịch: hành trình Nam tiến, cũng làm biến đổi người Việt về âm nhạc, diễn xướng, nghệ thuật. Chẳng hạn, người Việt ở phía Bắc phát gốc có hát chèo, tuồng, hát xoan, hay nổi tiếng nhất là quan họ. Nhưng khi về phía Nam, ở miền Trung bộ một loại hình  nghệ thuất mới ra đời đó là hát bội, ở phía Nam lại là cải lương, đặc biệt cải lương trở thành những đặc thù cho cả vùng Nam bộ[14].

            Ở trên, tôi vừa nêu lên những điểm khác biệt chính yếu giữa vùng Bắc bộ với phương Nam, một hệ quả trực tiếp của Nam tiến, hệ quả này đã tạo nên một Việt Nam mới, dưới nhiều cái nhìn đã chiều từ tư duy, nhận thức, đến những yếu tố về văn hóa vật chất và tinh thần.

  • Những hệ quả khác.
    • Tính địa phương, tự trị của người Nam bộ.

            Trước hết, cuộc Nam tiến không chỉ tạo ra những biến đổi từ tư duy, nhận thức đến văn hóa, lối sống của người phương Nam, mà nó còn tạo nên những bản sắc địa phương mang màu sắc vùng, rất đậm nét, đặc biệt là ở Nam bộ. Tính đặc thù của Nam bộ thể hiện ở chổ, vùng tập trung của đông đảo các tộc người (mà thời kỳ bấy giờ số lượng người Hoa, người Việt không chênh lệch nhau lắm), thứ hai đây là nơi phát triển của thiên chúa giáo, một tôn giao mà ở các cùng khác bị đàn áp, trong nhận thức và tư duy của người Nam bộ họ xem trọng tư do, khinh thường sự ràng buộc của triều đình Trung ương. Một vùng đất mà tính địa phương rất cao độ, họ yêu cầu sự tự trị, về những quy chế riêng biệt của mình phải được chính quyền trung ương tôn trọng.. Trên thực, vua Gia Long đã nhận ra được điều đó và ông đã cho vùng đất này hưởng tự trị dưới hình thức Gia Định Thành.

            Nhà Nguyễn được thiết lập, những đặc thù của tính khác biệt như trong phậ khinh nho của vùng Đàng Trong không còn nữa, nhà Nguyễn áp đặt nho giáo ít nhất là lên phần đất miền Trung, người miềnTrung ở gần triều đình ngày càng bị giáo hóa theo thuần phong mĩ tục, nho giáo hầu như khó phân biệt với Bắc bộ. Nhưng Nam bộ với tư cách một thực thể riêng vẫn luôn trở thành một phần tách biệt với cả nước, như chính lời nhận xét của Minh Mạng về con người nơi đây: “…Hơn 200 năm nay, nhân dân 6 tỉnh…kẻ sỉ chỉ quen lười biếng, dân phong tập thói kiêu xa, ham mê tuống hát, say sưa thuốc phiện, phí phạm thóc gạo, ăn mặc xa hoa…tự cho rằng ở nơi biên viễn chỉ biết có súy phủ, mà không biết có triều đình!…”[15].

            Như vậy, do một điều kiện sống khác, một hoàng cảnh khác người Nam bộ không trọng nho giáo, không thiết tha với con đường quan trường (kẻ sĩ chỉ quen lươi biếng), trong quá trình lao động thuận lợi, lúc nông nhàn họ thường xem hát làm tiêu khiển, do điều kiện lúa gạo sung túc, giàu có nên họ thường đem gạo buôn bán, phân phát (phí phạm thóc gạo). Cuối cùng họ coi trọng tính địa phương của mình hơn các khu vực khác, họ chỉ biết có chính quyền của mình (chính quyền Gia Định Thành), biết có Tổng trấn của mình, mà không xem trọng triều đình. Hiện trạng này kéo dài cho đến tận thời Minh Mạng, khi ông quyết tâm dùng bạo lực để buộc Nam bộ phải quy phục triều đình.

            Kẻ thù luôn lợi dụng điều đó để làm yếu khối đoàn kết nước ta như thời Pháp đánh Gia Định, rôi sau đó là âm mưu lập xứ Nam kỳ tự trị…Ngày nay, tính địa phương này vẫn còn hiện hữu ít nhiều nhưng không còn mạnh mẽ nữa, đất nước đã bước vào thời kỳ đoàn kết cao độ, ngày nay dân tộc Việt Nam đã là một khối đại đoàn kết thống nhất… Vấn đề này, cần có một nghiên cứu khác chuyên sâu hơn, ở trên tôi chỉ nêu vài dòng lược khảo, để xem đó như là một hệ quả của quá trình Nam tiến.

1.3.2. Sự suy vong của một quốc gia trên tiến trình Nam tiến.

            Để có được sự thành công của công cuộc Nam tiến, không chỉ là mồ hôi, máu xương của người Việt từ bao đời bỏ ra. Mà trong quá trình đó, dân tộc Việt  còn đẩy dân tộc Champa vào con đường suy vong và cuối cùng chấm dứt vĩnh viễn trong lịch sử. Ngày nay, đất nước này chỉ còn để lại một chuổi các di tích dài những đền, tháp lăng tẩm trên dọc dãi đất miền Trung, họ chỉ còn để lại những tộc người vốn là thần dân của vương quốc Champa cổ như người Chăm, người Raglai, và một số các tộc người thiểu số.

            Học giả Trần Trọng Kim nhận định: “…Đã là đối địch thì không sao tránh khỏi được cái luật chung của tạo-hóa là:  khỏe còn, yếu chết. Vì vậy cho nên từ khi vua Thánh-tông nhà Lê đã lấy đất Quảng nam và đã chia nước Chiêm ra làm 3 nước rồi, thì từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chẳng những là đến nỗi mất nước với chúa Nguyễn mà chủng-loại Chiêm-thành bây giờ cũng chẳng còn  được mấy nghìn người nữa. Một nước trước như thế, mà nay như thế, dẫu rằng nước  ấy  đồng hóa với nước ta mặc lòng, song nghĩ cũng thương-tâm thay cho những nước yếu-hèn không tránh khỏi được cái họa:  cá nhỏ bị cá lớn nuốt…”[16].

            Thôi thì quy luật “mạnh được yếu thua”, “cá lớn nuốt các bé” đã đành! Nhưng ngày này, chúng ta cần nên xem trọng những di sản mà tổ tiên người Champa, để lại chấp nhận nó bảo vệ nó, giúp đỡ các cộng đồng các dân tộc ở miền Trung lẫn miền Nam thoát khỏi cái đói cái ngheo, quan tâm ưu tiên đến họ nhiều hơn, đặc biệt công nhận họ là những sắc dân bản địa như người da đỏ ở Mỹ, Úc chẳng hạn. Đàng và nhà nước ta trong những năm gần đây rất quan tâm đến việc cải thiện đời sông người dân tộc cũng như tạo điều kiện bảo tồn lưu giữ nền văn hóa của họ.

  • Sự phân hóa người Bắc, Trung, Nam và những vấn đề xung đột tộc người.

            Một vấn đề tiêu cựu đặc ra trong quá trình Nam tiến rất phổ biến là sự phân hóa người Bắc, Trung, Nam trong một bộ phận người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Do nhận thức yếu kém về lịch sử họ phân biệt nhau, người miền Bắc nói người miền Nam ăn chơi, xa xỉ, như lời nhận định ở trên của Minh Mạng về Nam bộ, còn người miền Nam thì chê người miền Bắc hà tiện, keo kiệt…. Hiện nay, dù tư duy, suy nghĩa có nhiều thông thoáng, nhưng trong một bộ phận người dân vẫn đề cao tính vùng miền, người miền Nam ghét người miền Bắc và ngược lại…

            Cũng như vậy, vấn đề dân tộc một vấn đề được các chính quyền từ xưa đến nay quan tâm. Trước đây, do nhiều nguyên nhân thỉnh thoảng đã có những xung đột sắc tộc nghiêm trọng như cuộc nổi loạn của người Chăm năm 1794, rồi các xung đột tộc người ở Nam bộ vào thời nhà Nguyễn, khi người Khmer nổi lên chống lại người Việt. Gần đây, dưới sự lãnh đạo sáng suốt cảu Đảng và nhà nước, mâu thuẫn dân tộc phần nào được giải tỏa, các công đồng tộc người chung sống hòa bình. Nhưng vấn đề nãy vẫn luôn luôn bị các kẻ thù, các thế lực chống đối lợi dụng kích động người dân tộc đứng lên phục quốc hay chống lại người Việt…  

            Đây là những tư duy, hành động tiêu cực cần nhanh chóng bị loại bỏ, để tạo nên một khối đoàn kết vùng miền, các dân tộc. Đảng và nhà nước ta, cần quan tâm hơn nhầm cải thiện đời sống đồng bào dân tộc, xóa bỏ các rào cản vùng miền, tôn giáo, nhầm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thật vững mạnh. Trong thời gian gần đây, những tư duy nhận thức tiêu cực trên đang ngày càng bị loại bỏ, dân tộc Việt Nam dù vùng miền, dân tộc hay tôn giáo gì thì đều được hưởng mọi quyền lợi như nhau không phân biệt, đều là công dân trong Đại gia đình Việt Nam thống nhất.

            Tóm lại, quá trình Nam tiến có hai hệ quả lớn: một là mở rộng lãnh thổ, sát nhập thêm vào lãnh thổ Việt Nam những vùng miền trù phú, giàu có, tạo những nội lực quan trọng cho sự phát triển của quốc gia và dân tộc. Thứ hai, qua quá trình đưa bản sắc Việt từ phương Bắc vào tiếp xúc với các dân tộc phương Nam, đã tạo nên các bản sắc vùng miền khác với khởi thủy từ vùng Bắc bộ, những bản sắc khác biệt này bắt nguồn từ nhận thức, tư duy đến lối sống sinh hoạt văn hóa (trên các bình diện văn hóa vật chất và tinh thần).

  • Những vương triều, cộng đồng và cá nhân, vai trò của họ với quá trình Nam Tiến.

Trong phần trên, tôi vừa trình bày hệ quả của quá trình Nam tiến, mà tôi còn gọi là di sản thực tiễn của quá trình Nam tiến. Trong phần này tôi xin trình bày di sản về khoa học Lý luận của Nam tiến: theo đó tôi sẽ thử đánh giá, nhận dịnh về công lao và vai trò của các vương triều phong kiến, các cộng đồng, các tổ chức, cũng như vai trò của các cá nhân trong quá trình đó. Từ đó, góp phần đánh giá đúng tầm quan trọng của họ trong quá trình Nam tiến nói riêng, cũng như tiến trình lịch sử dân tộc nói chung.

2.1. Các Vương triều phong kiến Việt Nam với công cuộc Nam tiến.

2.1.1. Các vương triều Lý – Trần – Hồ – Lê.

            Nhà lý, vương triều đã mở đầu cho công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Với tư cách là một vương triều độc lập, vươn lên sau suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, vương triều này không ngửng hoàn thiện mình từ thể chế hành chính, tìềm lực quốc gia về kinh tế cũng như về quân sự.

            Vương triều Lý, trong cương vị lãnh đạo quốc gia đã mưu cầu đến sự phát tiển của quốc gia, thực hiện chính sách “ngự binh ư nông” để cũng cố nông nghiệp và điều khiển quân đội. Nhà Lý từ các vua Lý Thái Tổ, đến Lý Thánh Tông, không ngừng xây dựng hoàn thiện binh chế, không ngừng tăng cường huấn luyện binh sĩ, chế tạo vũ khí đóng tầu thuyền. Trước để xây dựng khả năng tự cường trước nhà Tống, sau là để khẳng định sức mạnh trước các quốc gia lân bang.

            Trên bước đường mưu cầu cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, khẳng định sức mạnh quốc gia, tôn nghiêm quốc thể. Vua Lý Thánh Tông tiến hành cuộc hành quân năm 1069, vua Champa phải dâng ba châu Bồ Chính, Địa Lý, Ma Linh (từ Hoàng Sơn đến Cửu Việt, tương đương Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) nhầm ngăn chặn sự chống đối liên tục của Champa ở phương Nam, giữ vững sự an toàn của biên cương, cũng như mở rộng lãnh thổ quốc gia và sức mạnh của dân tộc[17].

            Năm 1075, một lần nữa nhà Lý đã thể hiện khát vọng quyết tâm cảu mình trong việc giữ vững và khẳng định chủ quyền ở vùng đất mới. Với việc cử Lý Thường Kiệt đi đánh quân Champa ở biên thùy, vẽ địa đồ ba châu và lập chiếu đưa những cư lưu người Việt đầu tiên đến sinh sống. 

            Nhà Lý, như vậy đã đặt những nền tảng đầu tiên cho tiến trình Nam tiến của dân tộc. Dân gian có câu: “đầu xuôi thì đuôi lọt”,với tư cách là một triều đại đi tiên phong trên con dường mở cõi, nhà Lý đã tạo nên những căn bản quan trọng cho các vương triều sau kế tục sự nghiệp Nam tiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

            Nối tiếp nhà Lý, năm 1307, nhà Trần tiếp thu vùng đất châu Ô, Lý (Nam Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và Nam Quảng Nam) một sính lế của vua Champa đâng cho Đại Việt để cưới công chúa Huyền Trân. Đến lượt mình, dù cũng thực hiện quá trình Nam tiến một cách thụ động, nhà Trần cũng đã nhanh chóng khẳng định quyết tâm của mình trong việc xây dựng, giữ vững vùng tuyến biên cương mới này, bằng việc đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa. Cử đại thần Đoàn Nhữ Hài đến vỗ về dân chúng, đặt chức quan, đưa lưu dân vào lập nghiệp trong vùng đất mới[18].

            Như vậy, dù tiếp nhận một cách “thụ động” vùng đất mới nhưng nhà Trần, tiếp nối nhà Lý đã nhanh chóng thiết lập hệ thống hành chính, đưa cư dân Việt vào định cư ở vùng đất mới, cũng là để nhanh chóng cũng cố sức mạnh, tuyên bố chủ quyền với vùng đất Thuận hóa. Nếu như nhà Lý, đã đi tiên phong trong cuộc Nam tiến, thì đến lượt mình nhà Trần, đã nhanh chóng kiểm soát, tổ chức vùng đất mới vào lãnh thổ quốc gia, một vùng  đệm quan trọng cho quá trình Nam tiến. Chính từ thuận Hóa, vùng đồng bằng gần như trù phú nhất miền Trung, vùng đất có địa thế phòng thủ chiến lược của Champa đã thuộc về Đại Việt, từ Thuận Hóa đất đai rộng mở, bước chân Nam tiến của người Việt tự đó mà càng thêm cũng cố và sẽ tạo điều kiện cho những chặng đường tiếp sau.

            Đến thời Hồ, cuộc Nam tiến bắt đầu chuyển sang thế chủ động. Hồ Qúy Ly rồi Hồ Hán Thương nhiều lần chủ trương đánh Champa. Năm 1402, nhà Hồ đánh Champa, ép vua họ phải giao hai vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy (tương đương Nam Quảng Nam và Quảng Ngãi). Nhà Hồ, thật sư đã bước một bước rất lớn trong quá trình Nam tiến, lần đầu tiên người Việt chủ động đánh, rồi lấy đất ở phía Nam.

Cũng chính nhà Hồ, lần đầu tiên thể hiện được một quyết tâm khẳng định và giữ vững chủ quyền của quốc gia trên vùng đất mới, chưa từng thấy từ hai triều đại trước. Đầu tiên, nhà Hồ đã khuyến khích nhân dân đến đây, còn cấp trâu, bò, nông cụ cho họ, tổ chức nhiều đợt di dân cưỡng bách, xây dựng những di dân này theo các quy chế nghiêm ngặt, như “thích chữ lên tay”…Đến đây, thật sự nhà Hồ đã tạo những căn bản nữa cho cu

0