18/06/2018, 16:14

Nam tiến (bài 3)

Cuộc Nam tiến dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 – 1757) Sơ đồ Nam tiến thời chúa Nguyễn (nguồn: “Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả”, Nxb Thuận Hóa, 1995, tr197). Đổng Thành Danh Nguyễn Hoàng vào Nam trấn thủ Thuận – Quảng. Lịch sử Việt Nam ...

Cuộc Nam tiến dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 – 1757)

Sơ đồ Nam tiến thời chúa Nguyễn (nguồn: “Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả”, Nxb Thuận Hóa, 1995, tr197).

Sơ đồ Nam tiến thời chúa Nguyễn (nguồn: “Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả”, Nxb Thuận Hóa, 1995, tr197).

Đổng Thành Danh

  1. Nguyễn Hoàng vào Nam trấn thủ Thuận – Quảng.

Lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử cuộc Nam tiến nói riêng xem việc Nguyễn Hoàng vào Nam năm 1558 là một cột mốc lịch sử rất quan trọng. Đối với quá trình Nam tiến, sự kiện Nguyễn Hoàng vào Nam, đã đưa đẫy quá trình này phát triển rất nhanh về thời gian lẫn không gian lãnh thổ mở rộng. Biên niên sử nhà Nguyễn – Đại nam Thực Lục ghi lại một biểu dâng của Trịnh Kiểm lên vua Lê về sự kiện này như sau: “…Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn. Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi  theo  họ  Mạc,  sợ  có  kẻ  dẫn  giặc  về  cướp,  ví  không  được  tướng  tài  trấn thủ vỗ yên thì không thể xong. Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai đi trấn ở đấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng  nhau  giúp  sức  thì  mới  đỡ  lo  đến  miền  Nam…”[1].

 Dười thời chúa Nguyễn, số lượng những di dân vào Nam ngày càng đông, những vùng đất trải rộng từ những vùng Thuận Hóa – Quảng Nam, trước kia vồn đã thuộc Đại Việt, nhưng số lượng những lưu dân đến đây vẫn chưa nhiều, người Việt sống chung lẫn với người Chăm. Vùng đất Thuận – Quảng ngày đó, đến khi chúa Nguyễn đến vẫn chỉ là một vùng đất hoang sơ, ác hiểm. Sau khi chúa Nguyễn vào trấn thủ, cư dân này mới đông lên nhanh chóng, cuộc sống mới trở nên phồn thịnh.

 Cũng từ khi chúa Nguyễn vào Nam, các đời nối tiếp nhau mà mở đất về phương Nam, không chỉ là mưu lợi cho riêng sự hưng vong của chính quyền gia tộc mình. Đó còn là những vùng đất mà nhân dân bao đời khát vọng, dựng xây một cuộc sống ấm no, sung túc, với biết bao hy vọng. Người dân Việt, đã từ bỏ những vùng quê nghèo nàn, chiến loạn, khó khăn, để vào phương Nam, miền đất trước kia là của người nhưng nay cũng đã ghi dấu biết bao dấu chân của người Việt, mãnh đất đó, cũng đã thấm đẫm nhưng giọt mồ hôi, cùa biết bao người Việt di dân. Vùng đất mới (ở phía Nam), tự bao giờ là “vùng đất giành cho những người không có quyền sống ở vùng đất cũ” (ý kiến của Huỳnh Lứa), Thuận – Quảng bấy giờ, đâu chỉ là đất “dung thân muôn đời” của một dòng họ chúa Nguyễn, mà còn là của lớp lớp thế hệ người Việt di cư.

Kể từ nay, cuộc Nam tiến của dân tộc Việt, không chỉ dừng lại ở một sách lược tiến hành chiến tranh, mở rộng lãnh thổ (cấp độ nhà nước) nhầm thị uy sức mạnh, khẳng định vị trí quốc gia trong khu vực. Mà đã trở thành một đối sách quan trọng liên quan đến sự hưng vong của dòng họ chú Nguyễn và chính thể mà họ lập nên. Cuộc Nam tiến (ở cấp độ nhân dân) từ nay, không chỉ dừng lại ở những cuộc di dân lẻ tẻ, cưỡng bách, thiếu tổ chức chặt chẽ. Mà trỏ thành, những cuộc di dân khổng lồ, lớn về quy mô tổ chức và số lượng. Giai đoạn này tuy ngắn hơn nhiều giai đoạn trước nhưng đáng để lịch sử ghi nhận nhiều hơn với vai trò mở cõi. Cuộc Nam tiến, thật vậy, đã bước từ giai đoạn tự giác sang tự phát.

2. Qúa trình tích hợp và sát nhập phần đất còn lại của Champa vào lãnh thổ Đàng Trong.

  • Nguyễn Hoàng và việc mở đất Phú Yên.

Vùng đất Phú Yên ngày nay, xưa là Ayaru, có lúc thuộc Kauthara, của vương quốc Champa, vùng đất này ở phía Nam đèo Cù Mông, có ranh giới phía Nam là đèo Cả. Đến trước khi Nguyễn Hoàng vào Nam, vùng đất này vẫn thuộc Champa, mãi cho đến năm 1611, vùng đất này mới chính thức thuộc về Đàng Trong. Nhưng trước đó hơn mười năm và còn lâu hơn thế nữa, những cư dân người Việt đầu tiên đã đến đây, do công cuộc tổ chức di dân của chúa Nguyễn, do Lương Văn Chánh phụ trách.

Thời điểm những năm 90 của thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Hoàng ở Thăng Long, nhưng ông vẫn rất quan tâm đến vùng đất phương Nam. Lúc bấy giờ, Lương Văn Chánh, hiện là tri huyện Tuy Viễn, nhận thấy được tài năng của con người này. Chúa Nguyễn Hoàng, với tư cách tổng trấn Thuận – Quảng, ra sắc chỉ ngày mồng 6 tháng 2 năm 1597, ra lệnh cho Lương Văn Chánh đem dân vào khai khẩn vùng đất tiếp giáp ở phía Nam huyện Tuy Viễn, bên kia đèo Cù Mông, tức là tỉnh Phú Yên ngày nay.

Lệnh chỉ của Nguyễn Hoàng ghi rõ: “…Thị Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh năng tòng quân nhật cửu hữu công, quyền Tuy Viễn huyện, An Biên trấn văn: Liệu suất Bà Thê xã trục hạng nhân số tịch khách hộ các thôn phường tòng hành ứng vụ nhưng xuất thủ khách hộ nhân dân tựu Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Niễu đẳng xứ thượng chí nguồn di, hạ chí hải khấu, kết lập gia cư địa phận khai canh hoang nhàn điền thổ thành thục liễm thuế như lệ. Nhược chủ sự nhiễu dân, khám đắc xử tội. Tư thị”[2].

Sắc chỉ trên viết bàng tiếng Hán, ở trên là phiên âm hán ngữ. dịch ra đại ý có nội dung như sau: “ Nay báo cho Phù Nghĩa Hầu lương Văn Chánh , tòng quân lâu ngày có công, quyền ở huyện Tuy Viễn, trấn An Biên rằng: liệu suất kiểm kê hộ tịch các thôn phường ở Bà Thê xã, đến các vùng Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Niễu, trên từ vùng cao của di, dưới đến tận vùng biển, kết lập gia cư, thôn làng khai canh, phát điền thu thuế. Không được nhũng nhiễu dân, nếu không thì xử tội, nay chiếu”.

Như vậy, trước năm 1611, khoảng 14 năm, những lưu dân đầu tiên đã được tổ chức di dân vào vùng đất Phú Yên để khai phá., lập nên xóm làng. Từ huyện Tuy Viễn, sang vùng đất núi phải băng qua một dãy núi chảy dài theo hướng Tây – Đông đổ ra biển, với nhiều đỉnh cao 600 – 700 m, Cù Mông là địa danh đầu tiên dược nhắc đến trong tờ công lệnh trên, cũng là địa điểm thứ nhất của người Việt khi vào đây, Cù Mông ngày xưa chính là toàn bộ thị xã Sông Cầu và huyện Đồng Xuân ngày nay.

Điểm định cư thứ hai là Bà Đài, sau là Xuân Đài, có thể là huyện Tuy An ngày nay. Bà Đài rộng hơn Cù Mông, có công sông Cái chảy qua, diện tích lưu vực gần 200km vuông, sông về đến hạ lưu chia ra làm năm nhánh, bồi tụ phù sa cho những cánh đồng nhỏ hẹp, nhưng luôn màu mỡ. Bà Đài cũng là vùng trù phú nhất vùng.

Bà Diễn, vùng đất này khô cằn hơn Bà Đài, nhưng rộng lớn, chim bay mỏi cánh, dưới sông cá lội, lại có con sông Đà Rằng chảy qua bồi đấp quanh vùng, tạo nên một vùng đồng bằng có vựa lúa lớn nhất miền Trung. Sông đến địa phận Phú Yên, làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Sơn Hòa và huyện Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn.

Điểm định cư thứ tứ, theo công lệnh chính là Bà Niễu hay Bà Nông, là vùng châu thổ con sông Bàn Thạch, mà ở hạ lưu chảy qua huyện Đông Hòa gọi là sông Đà Nông. Đây là vùng đất cuối cùng trên lộ trình di dân của công lệnh, ở phía Nam nó giáp đèo Cả, cư dân ở đây thời đó nhìn về phía Nam sẽ thấy ngọn núi Đá Bi linh thiên, cao vời vời, còn để lại truyền thuyết khi xưa về việc vua Lê Thánh Tông mở cõi.

Cho dù vậy, có thể vùng đất này chỉ là một bước đệm, lãnh thổ trên vẫn thuộc quyền kiểm soát của Champa, có thể lúc này những cư dân đến đây chỉ chiếm số lượng không lớn trong những người dân khai phá Phú yên. Vì vậy, có thể lúc này, người Việt khi đến đây sẽ còn phải đối mặt với mối đe dọa từ phía Champa, họ chỉ là những người dân đến khai phá vùng đất mới trước rồi sau đó nhà nước mới theo sau. Vào năm 1611, nhà nước đó đã đến, như một quy luật nổi bật quá trình Nam tiến thời kỳ chúa Nguyễn “di dân đến trước, nhà nước theo sau”.

Sử liệu nhà Nguyễn, ghi lại về sự kiện này như sau: “…Tân  hợi,  năm  thứ  54  [1611],  bắt  đầu  đặt  phủ  Phú  Yên.  Bấy  giờ  quâ Chiêm  Thành  xâm  lấn biên  giới.  Chúa  sai  chủ  sự là Văn  Phong (không rõ họ)  đem  quân  đi  đánh  lấy  được  [đất  ấy],  bèn  đặt  làm  một  phủ,  cho  ha huyện Đồng Xuân  và Tuy  Hòa lệ thuộc  vào.  Nhân  sai Văn  Phong làm  lưu thủ đất ấy…”[3]. Còn biên niên sử ghi nhận ông vua Champa thời kỳ này là Ponit trị vì từ năm 1603 – 1613[4], về sự kiện này, sử liệu Champa còn để lại ghi nhận không nhiều nên ít có để đối chiếu ở đây.

Nhiều nhà nghiên cứu, khi đề cập đến quá trình Nam tiến giai đoạn này thường đánh giá rất cao cuộc chiến thắng 1611, xem sự kiện này như là một dấu ấn quan trọng trong việc mở cõi về đất Phú Yên. Tác giả Phan Khoang khi ghi nhân về việc Lương Văn Chánh đưa lưu dân vào khai phá đất Phú Yên sau năm 1611, tức là tác giả (không biết vì lý do gì? Vô tình hay cố ý) mà không đề cập đến sự kiện năm 1597, thực tế tác giả đã ghi nhận sai tiến trình rằng Lương Văn Chánh đã cho dân vào khai phá Phú Yên trước chiến sự 1611, chiến sự năm 1611 chỉ là việc chúa Nguyễn chính thức xát nhập vào Đại Việt, (Đàng Trong vẫn thuộc Đại Việt, ở đây Đại Việt được tôi xem như Đàng Trong) còn việc lưu dân Việt vào khai phá, dựng làng ở đất Phú Yên đã diễn ra trước đó (như đã nêu trên).

Trên thực tế, ngay cả một số tài liệu chính thống của nhà Nguyễn như Đại Nam Thực Lực, Đại Nam Nhất Thống Chí cũng không hề ghi chép về sự kiện này, hệ quả là một số các tác giả sau này, khi biên soạn các tác phẩm có đến cập sự kiện này, hoặc liên quan đến sự kiện 1611, thường rất ít chú ý đến sự kiện năm 1597, khi Lương Văn Chánh đưa di dân xuống các khu định cư ở phía Nam đèo Cù Mông, nếu như không muốn nói là hầu hết tài liệu đều không đề cập. Nhưng theo tôi, sự kiện năm 1597, mới là dấu ấn quan trọng, đáng ghi nhận trong lộ trình Nam tiến. Sự kiện năm 1611, chỉ là hệ quả của sự kiện năm 1597, hay sự kiện năm 1611, có nguyên nhân, tiền đề từ sự kiện năm 1597.

Sự kiện năm 1611, theo tôi có tác dụng chính thức hóa chủ quyền trên vùng đất đã có cư dân người Việt, kết quả của việc thực hiện chủ trương “lưu dân đi trước, nhà nước theo sau”. Sau năm 1611, quá trình khai phá, lập xóm, dựng làng ở Phú Yên mà sử liệu ghi nhận, chỉ là tiếp nối những cuộc di dân từ trước năm 1611. Do đó, trong một đề tài nghiên cứu chuyên sâu như thế này, tôi đánh giá cao tầm quan trọng của cả hai sự kiện trong việc mở đất Phú Yên.

Đến giai đoạn này, lãnh thổ nước Đại Việt đã vượt qua đèo Cù Mông, tiến đến dãy Đại Lãnh với núi Đá Bia linh thiên, như là minh chứng lịch sử chứng kiến cuộc Nam tiến cho dân tộc Việt, để rồi từ đó người Việt sẽ còn tiến xa hơn vượt qua dãy Đại Lãnh, bắt gặp xứ sở trần hương huyền thoại, lãnh thổ của tiểu quốc Kauthara – Champa.

  • Lập hai phủ Thái Khang và Diên Ninh năm 1653.

Hai phủ Thái Khang, Diên Ninh được thành lập năm 1653, khi khu vực hai phủ này được nhập vào lãnh thổ Đại Việt, hai phủ này dười thời Champa thuộc tiểu quốc Kauthara, sau năm 1653, chúa Nguyễn mới lấy khu vực này dựng hai phủ kể trên, cho thuộc vào Dinh Thái Khang, hai phủ này ngày nay chính là địa phận tỉnh Khánh Hòa.

            Thời kỳ này, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687). Biên niên sử Nhà Nguyễn ghi tên vua Champa là Bà Tấm, đối chiếu với biên niên sử Champa, thì vua Champa lúc bấy giờ tên là Po Nraop trị vì từ năm 1653. Trước ông là một ông vua nổi tiếng, từng cưới một công nữ của chúa Nguyễn là Ngọc Khoa, vua Po Rame. Về sự kiện này, cũng như sự kiện công nữ Ngọc Vạn cưới vua Chân Lạp Chey Chetta II, biên niên sử của nhà Nguyễn ít ghi nhận, nhưng sử liệu trong biên niên sử hoàng gia Champa xác nhận. Vào thời Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), khoảng năm 1631, ông có gả một công nữ sang cho Champa, sử gia Trần Gia Phụng cho rằng đây là Ngọc Khoa, biên niên sử Champa gọi bà là Bia Ut[5].

Cuộc hôn nhân giữa vua Champa Pô Rame được biên niên sử Champa chép lại, mang nhiều tính truyền thuyết. Nhưng đã phản ảnh một phần sự thật lịch sử, đó là nước Champa, một lần nữa suy yếu hẳn đi sau cuộc hôn nhân Việt – Chăm năm 1631, nhờ đó, người Việt nhanh chóng vượt qua lãnh thổ Champa, xuống đồng bằng sông Cửu Long.

Trở lại năm 1653, Sử quan nhà Nguyễn ghi lại một chiến sự mà sau đó dẫn đến việc Đàng Trong sát nhập vùng đất phía Nam dãy Đại Lãnh, lập ra hai phủ Thái Khang và Diên Ninh như sau: “…Bấy giờ có vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm  xâm  lấn  Phú  Yên,  sai  Cai  cơ  Hùng  Lộc  (không  rõ  họ)  làm  Thống binh,  lãnh  3.000  quân  đi đánh.  Quân  đến  Phú  Yên,  các  tướng  đều  muốn  dừng  lại  để  dụ  địch.  Hùng Lộc  nói:  “Ra  quân  lúc  không  ngờ,  đánh  giặc  lúc  không  phòng  bị,  là  mưu hay  của  nhà  binh.  Nay  quân  ta  từ  nơi  xa  đến,  lợi  ở  sự  đánh  chóng,  cần  gì phải dụ”. Bèn tiến quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành, nhân đêm phóng lửa đánh gấp, cả phá được. Bà Tấm trốn chạy. Lấy được đất đến sông Phan Rang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân mang thư xin hàng.  Hùng Lộc đem  việc báo lên.  Chúa  y  cho,  khiến lấy sông Phan Rang làm  giới  hạn,  từ  phía  đông  sông  đến  địa  đầu  Phú  Yên  chia  làm  hai  phủ  là Thái  Khang  (nay  là  Ninh  Hòa)  và  Diên  Ninh  (nay  là  Diên  Khánh).  Phủ Thái  Khang  có  2  huyện:  Quảng  Phúc  và  Tân  An;  phủ  Diên  Ninh  có  3 huyện  :  Phúc  Điền,  Vĩnh  Xương  và  Hoa  Châu.  Đặt  dinh  Thái  Khang  (nay là  Khánh  Hòa)  cho  Hùng  Lộc  trấn  giữ.  Phía  tây  sông  Phan  Rang  vẫn  về Chiêm Thành, bắt giữ lệ chức cống...”[6].

Từ sự kiện này có thể đưa ra một số kết luận, sau năm 1653, lãnh thổ Đại Việt kéo dài đến tận sông Phan Rang, mà sông Phan Rang ngày nay, lại nằm giữa tỉnh Ninh Thuận. Do đó vùng lãnh thổ này thật sự phải đến tận Phan Rang, và nó không thể chỉ bao gồm tỉnh Khánh Hòa ngày nay được. Nhưng hầu hết các tài liệu đều ghi nhận lãnh thổ mới mở thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay, có thể là những sách ghi nhận biên giới sau năm 1653 đến sông Phan Rang là nhầm. Từ năm 1653, chúa Nguyễn đã dựng nên dinh Thái Khang do Hùng Lộc trấn giữ, lập hai phủ Thái Khang (gồm 2 huyện Quảng Phúc và Tân An) và Diên Ninh (Phước Điền, Vĩnh Xương, Hoa Châu). Về trấn thủ Hùng Lộc, sử liệu không có nhiều ghi chép chi tiết, nên không thể biết được họ, gốc tích và công lao của ông.

Cùng với việc thiết lập hệ thống hành chính, một bộ phận dân cư từ các dinh Thuận Hóa và Quảng Nam…đã bắt đầu vào đây, sinh sống lập nghiệp và tiếp tục mỡ cõi. Thủa ấy, vùng đất này còn khá hoang sơ, dân cư thưa thớt, cư dân bản địa thì sống tập trung ở một số vùng nhất định.  Ban đầu những di dân này đến định cư ở dọc các con sông lớn trong vùng như sông Dinh (Ninh Hòa), sông Cái (Nha Trang – Diên Ninh)…Những cư dân sống bằng nghề biển thì cư trú ở Tu Bông, Dầm Môn (Vạn Ninh), Hòn Khói, Ninh Phú (Ninh Hòa), Xóm Cồn, Hòn Tre (Nha Trang)…Với nhiều chính sách khuyến dân và ưu đãi quá trình chiêu dân, lập ấp điễn ra nhanh chóng, số lượng cư dân, xóm làng ngày càng đông, cũng như bao vùng đất khác, các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, kết hợp với văn hóa bản địa ra đời[7].

Champa lức này chỉ còn thu hẹp lãnh thổ của mình về vùng Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), sự kiện này dẫn đến việc người Việt đã chấm dứt luôn việc tiến ra biển của người Chăm, một đất nước đã từng làm chủ biển khơi và đạt được nhiều lợi ích, thành quả từ biển. Cùng với việc mở rộng đất đai đến Khánh Hòa, song song đó, các chúa Nguyễn đã bắt đầu thực hiên chủ trương đưa lưu dân về phía Nam vùng Đồng Nai, Sài Gòn để khai phá. Hành động lập các sở thu thuế lưu dân người Việt tại vùng Sài Gòn, Đồng Nai (1623) và cho 3000 người Hoa vào đây lập nghiệp, giúp chúa Nguyễn khai phá vùng đất này (1679), thể hiện lúc này các chúa Nguyễn đã bắt đầu tính đến việc mở đất về phía Nam bộ và nghiễn nhiên đã coi vùng Đồng Nai, Sài Gòn là của mình, có quyền cho ai vào lập nghiệp cũng được. Cho dù lúc này, giữa lãnh thổ của chúa Nguyễn và vùng đất Đồng Nai, Sài Gòn vẫn cách nhau bởi một lãnh thổ tiểu quốc Panduranga – Champa (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay), nhưng khoảng cách này không làm cho ước muốn mở đất, quyết tâm làm chủ về Nam bộ của các chúa Nguyễn lung lây. Điều này, một lần nữa báo hiệu cho Champa rằng, lãnh thổ của họ đang ở trong gọng kìm của chúa Nguyễn, để thực hiện cuộc Nam tiến, không sớm thì muộn quốc gia cuối cùng của họ cũng sẽ phải cáo chung trước cuộc hành trình mở cõi của người Việt.

  • Lập phủ Bình Thuận năm 1692, hoàng thành cuộc chiếm đất Champa.

Dười thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), sự liệu ghi lại vào năm 1692, vua nước Champa là Po Soat, mà sử Việt ghi là Kế Bà Tranh, đem quân đánh vùng dinh Thái Khang của chúa Nguyễn. Giải thích nguyên nhân của sự kiện này có thể là do người Champa luôn ấm ức về phần lãnh thổ bị mất, lúc nào cũng có ý chí lấy lại, đây là phản ứng bình thường mỗi khi bị mất đất, mất nước của bất kỳ dân tộc nào. Hoặc có thể, chúa Nguyễn dựng nên những nguyên nhân này, rồi từ đó lấy cớ để đánh Champa. 

            Lấy cớ, năm 1692, Po Soat (Kế Bà Tranh)  làm  phản,  họp quân  đắp  lũy,  cướp  giết  cư  dân  ở  phủ  Diên  Ninh, tháng 8 (âm lịch) chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh (đang là trấn thủ dinh Bình Khang, trước là dinh Thái Khang) làm thống binh đem quân đi đánh Champa. Sang đầu năm sau, Nguyễn  Hữu Cảnh chiếm được Champa,  bắt  được vua  Po Soat ( Kế Bà Tranh)  và  một số tôi thần[8].

            Đến đây, sử liệu ghi nhận sự sụp đổ của vương quốc Cham Pa sau hàng nghìn năm tồn tại. Nhà sử học Trần Trọng Kim nhận định về sự kiện này như sau: “…  Đã là đối địch thì không sao tránh khỏi được cái luật chung của tạo hóa là: khỏe còn, yếu chết.  Vì vậy cho nên từ khi vua Thánh-tông nhà Lê đã lấy đất Quảng nam và đã chia nước Chiêm ra làm 3 nước rồi, thì từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chẳngnhững là đến nỗi mất nước với chúa Nguyễn mà chủng-loại Chiêm-thành bây giờ cũng chẳng còn được mấy nghìn người nữa. Một nước trước như thế mà nay như thế, dẫu rằng nước ấy  đồng hóa với nước ta mặc lòng, song nghĩ cũng thương-tâm thay cho những nước yếu-hèn không tránh khỏi được cái họa: cá nhỏ bị cá lớn nuốt…”.[9]

            Nhưng nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Champa cho rằng thực tế sau năm 1793, dù có một thời gian mất nước, nhưng sau đó không lâu vào năm 1794, chúa Nguyễn lại khôi phục vương quyền cho hậu duệ của người Champa, phong cho Kế Bà Tử mà biên niên sử Champa chép tên là Po Saktiray Daputih (1693 – 1728) làm phiên vương Trấn Thuận Thành, mà các nhà nghiên cứu gọi là vương quốc Panduranga – Champa.. Vương quốc này mang thể chế tự trị thuộc Phủ Bình Thuận, và tuy không còn độc lập như trước kia nữa, nhưng ít nhất thời này vẫn còn tồn tại, một vương triều với những ông vua thế tập, những vùng hành chính, vương quốc này mãi đến năm 1832 mới hoàn toàn chấm dứt.  

            Về tổ chức hành chính ở khu vực này, để trấn giữ miền đất mới, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Cai đội Nguyễn Trí Thắng giữ Phố Hài, Cai cơ Nguyễn Tân Lễ giữ Phan Rí, Cai đội Chu Kim Thắng giữ Phan Rang. Chúa Nguyễn cũng tạm thời giao cho Nguyễn Hữu Cảnh quản lý vùng đất mới, lập ra Trấn Thuận Thành, đến tháng 8 năm 1693, lại đổi thành Phủ Bình Thuận. Do người Champa bản địa buoo6i3 ban đầu ở đây vẩ còn đông, nên chúa Nguyễn, theo kế của Nguyễn Hữu Cảnh, vẫn sử dụng người Champa trong bộ máy hành chính mới, đặc biệt là tại các vùng có đông cư dân người Chăm[10].

            Trong cuộc tổ chức hành chính, thời bấy giờ chúa Nguyễn rất muốn nhanh chóng sát nhập, tổ chức hành chính cho quy cũ, biến người Chăm thành các sắc tộc thiểu số, dần dần đồng hóa họ. Nhưng những cuộc phản kháng mãnh liệt của người Champa, (đặc biệt là cuộc nổi loạn của Ốc nha Thác và một người Hoa ở Thuận Thành tên là A Ban[11]) làm cho mong muốn này, chưa thể thực hiện được, thấy chưa thể đặc ngay quyền thống trị, chúa Nguyễn Phúc Chu đổi phủ Bình Thuận lại thành trấn Thuận Thành. Phong cho Kế Bà Tử (một bầy tôi của kế Bà Tranh) làm phiên vương của trấn Thuận Thành.

Sau khi ổn định tình hình, năm 1697, chúa Nguyễn lại đặt phủ Bình Thuận, lấy đất từ Phan Rang, Phan Rí trở về phía Tây chia thành huyện An Phước và Hòa Đa. Một điểm dặc biệt lúc này, là việc chúa Nguyễn, bên cạnh việc lập phủ Bình Thuận để quản lý hệ thống hành chính mới ở Bình Thuân, nhưng vẫn duy trì trấn Thuận Thành, tức là những vùng lãnh thổ của người Chăm ở Bình Thuận, cho họ hưởng quy chế tự trị, và một người Chăm là Kế Bà Từ được chúa Nguyễn phong là phiên vương, một cơ chế song song người Việt (phủ Bình Thuận), người Champa (trấn Thuận Thành) hết sức đặc biệt, được thành lập trên phủ Bình Thuận thời bấy giờ. Trong biên niên sử Champa, trấn Thuận Thành theo cách gọi của người Việt, chính là vương quốc Panduranga, một chính thể tự trị của người Champa được duy trì cho đến hết năm 1832, một hệ thống triều đình, quan chức, tổ chức địa phương của Champa vẫn được duy trì.

Tóm lại, từ năm 1693, lãnh thổ Đàng Trong, dù có biến cố, dù có một cơ chế hành chính song song cùng tồn tại. Nhưng về cơ bản lãnh thổ, của vương quốc chúa Nguyễn và Đại Việt đã kéo dài đến hết tỉnh Bình Thuận ngày nay, cột mốc năm 1693, còn ghi nhận công cuộc Nam tiến, vậy là đã hoàn thành trên cương vực Champa. Kể từ nay,  đối tượng của hành trình Nam tiến, là vùng lãnh thổ của Chân Lạp, xoay quanh mối quan hệ với Chân Lạp,  Xiêm La, một giai đoạn mới của cuộc Nam tiến đã bắt đầu. 

3. Qúa trình sát nhập đất đai của Chân Lạp, hình thành Nam bộ.

  • Quan hệ chúa Nguyễn và Chân Lạp 1620 – 1679 và những dấu ấn đầu tiên của người Việt ở vùng đất Đồng Nai –  Gia Định.

Trước kia, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp, không phải là không có, nhưng đến thế kỷ XVII, mối quan hệ hai nước mới trở nên trực tiếp và liên hệ liên tục. Vùng đất tiền đồn quan trọng, chứng kiến những dấu ấn của mối quan hệ hai nước chính là vùng đất Đồng Nai, Gia Định. Về tên gọi vùng đất này, có thể thời bấy giờ, nước Chân Lạp chia ra làm vùng đất chính, không rõ họ gọi như thế nào, nhưng sách sử nước ta gọi là Lục Chân Lạp (có thể tương đương với lãnh thổ Campuchia ngày nay) và Thủy Chân Lạp (Nam Bộ Việt Nam bây giờ). Vùng Thủy Chân Lạp, có rất ít người Khmer sinh sống, phần lớn họ đã tập trung ở Lục Chân Lạp, người Khmer ở Thủy Chân Lạp, tập trung ở vùng châu thổ sông Cửu Long ngày nay (Tây Nam Bộ). còn những vùng khác mà ngày nay tương đương với Đông Nam Bộ. thì hầu như không tìm thấy nhiều dấu ấn của người Khmer, thay vào đó là những nhóm cư dân bản địa mà sử Việt gọi là người Man. Nhưng đây không chỉ là một sắc tộc, mà có thể gồm nhiều tộc người mà ngày nay ở các tỉnh miền Đông, lên đến Tây Nguyên còn dấu vết của họ đó như người Mạ, Mnông, Xtiêng[12]…Dân cư của những người này còn thưa thớt hơn cả người Khmer ở Tây Nam Bộ, cuộc sống của họ vào thế kỷ XVII cũng rất lạc hậu, họ còn đang ở trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy.

Vì thế, thủa ấy, vùng đất Nam bộ lúc này vẫn còn rất hoang sơ, địa thể hãi hùng, “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um” dấu chân khai phá rất ít, người bản địa chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định, bé nhỏ trong khu vực. Nhưng, vùng đất này lại rất giàu tìềm năng, đất đai trù mật, xứng đáng là nơi dừng chân lý tưởng cho người Việt trên lộ trình Nam tiến của mình. Sách Phủ Biên Tạp Lục, chép về vùng đất Đồng Nai thời bấy giờ như sau: “… Đất Đồng Nai Từ Cửa Biển Cần Giờ, Soi Rạp, cửa Đại, tiểu toàn là vùng rừng rậm… Đất ấy nhiều ngòi lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ…từ cửa biển đến đầu nguồn đi sáu, bảy ngày hết thảy là đồng ruộng, nhìn bát ngát…”[13]. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức lại viết: “…Gò đồi trùng diệp, rừng rú liên dăng, cây cối cao lớn trọc trời, rậm rạp vài trăm dậm…”[14].

Cùng lúc này, Chân Lạp đang đối mặt với nguy cơ bành trướng của Xiêm La. Nước Chân Lạp, bấy giờ, cũng Champa đã bắt đầu bước vào thời kỳ suy yếu. Nếu như Champa, đang chịu sức tấn công của chúa Nguyễn, thì Chân Lạp phải đối mặt với nguy cơ bành trướng của Xiêm La, quân Xiêm nhiều lần đem quân đánh vào Chân Lạp. Cộng thêm vào đó nội bộ Chân Lạp, liên tục có những chánh chấp vương quyền trong hoàng tộc[15]. Những điều đó càng làm cho quốc gia này suy yếu. Trước bối cảnh đó, Chân Lạp chọn Đàng Trong để hy vọng làm một đối trọng quan trọng trong việc kìm chế sức ảnh hưởng của Xiêm La.

Năm 1620, vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Chey Chetta II, một ông vua có chủ trương cân bằng quyền lực của vua Xiêm, bằng cách kết thân với chúa Nguyễn. Quyết định kết mối giao hảo với chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Nguyên), nên đã cầu hôn một công chúa của Đàng Trong. Biên niên sử nhà Nguyễn và các sử liệu nước ta hầu như không  thấy ghi chép gì về sự kiện này. Nhưng các nhà nghiên cứu đề tài này sau này như Phan Khoang, Phù Lang Trương Bá Phát, Nguyễn Đình Tư, Trần Thuận… dựa vào việc đối chiếu những tài liệu của biên niên sử Campuchia, và tư liệu của nước ngoài… xác nhận sự tồn tại của cuộc hôn nhân này, nên ở đây tôi không giải thích thêm nữa[16].

Cuộc hôn nhân này, là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử bang giao của Đại Việt và Chân Lạp, không ai có thể phủ nhận đây là một cuộc hôn nhân chính trị. Đối với Chân Lạp, cuộc hôn nhân này giúp họ tạo nên một thế cân bằng với Xiêm La, lợi dụng sức mạnh của hai quốc gia hùng mạnh, tiềm lực ngang nhau ở hai phía Đông – Tây, họ sẽ không phải thụ động với Xiêm La, tài liệu của Christopho Borri ghi nhận việc chúa Nguyễn, luôn phải triệu tập binh lính, thuyền lương để viện trợ cho Chey Chetta II, để chống lại Xiêm[17]. Kể từ nay những biến động trong chính trường Chân Lạp, sẽ phần nào chịu những ảnh hưởng của mối quan hệ Việt – Xiêm và quyền lợi của hai quốc gia này ở Chân Lạp.

Đối với, vương quốc Đàng Trong của các chúa Nguyễn, cuộc hôn nhân này, đã đánh một bước ngoặc đầu tiên cho cuộc Nam tiến về phía Nam bộ của chúa Nguyễn, cuộc hôn nhân này không mang lại đất đai trực tiếp cho chúa Nguyễn như cuộc hôn nhân giữa vua Champa và Huyền Trân công chúa (1306), nhưng tự bản thân nó, đã tạo cho chúa Nguyễn  có một vị trí quan trọng với Chân Lạp, cho việc tiếp tục hành trình Nam tiến về phương Nam, tạo điều kiện cho những lưu dân người Việt đầu tiên vượt biển đến khai khẩn vùng đất Đồng Nai, Gia Định, để sau này chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở hai trạm thu thuế ở Sài Gòn ( Prey Nokor).

Từ những năm 20 của thế kỷ XVII, nội bộ Chân Lạp tiếp tục những cuộc tranh giành quyền lực giữa các ông hoàng, lợi dụng tình hình đó Xiêm La, nhiều lần can thiệp vào nội tình Chân Lạp, để nhậm tạo ra một thế lực thân Xiêm, hầu làm hạn chế tầm ảnh hưởng đang lên của chúa Nguyễn đối với Chân Lạp. trước tình hình đó, trước là để duy trì tầm ảnh hưởng của mình, sau là để thực hiện công cuộc mở đất, các chúa Nguyễn cũng tham gia vào dàn xếp nội tình Chân Lạp, tạo nên những lực lượng cầm quyền thân Việt, tranh giành lợi ích với Xiêm La. Kể từ đó, mỗi diễn biến can thiệp của chúa Nguyễn vào Chân Lạp, đều là những dấu hiệu cần thiết cho sự tiến gần đến việc thực hiện công cuộc mở đất của người Việt.

Năm 1628, vua Chey Chetta II băng, con là Chau Ponheu To (1628 – 1630) lên làm vua, chú là Preah Outey làm phụ chính, được hai năm thì ông bị giết bởi ông chú Preah Outey, ông này lại lập người em của ông vua trước là Ponhea Nu (1630 -1640) lên làm vua. Năm 1640, Ponhea Nu, đột ngột qua đời, Preah Outey lại lập con mình lle6n ngôi, tức Ang Non I (1640 -1642). Nhưng chỉ hai năm sau, con thứ ba của Chey Chetta II là Chau Ponhea Chan giết chết ông hoàng Preah Outey (người đương khống chế quyền lực ở Chân Lạp) và lật đổ ngôi vua của Ang Non I, tự lập làm vua, sử Việt gọi là Nặc Ông Chân (1642 – 1659).

Năm 1658, hai người con của ông Hoàng Preah Outey bị giết, là So và Ang Tan nổi loạn chống Nặc Ông Chân thất bại, qua trung gian của Ngọc Vạn, họ nhận được sự viện trợ của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Thái tông Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) sai quan phó dinh Trấn Biên (Phú Yên), Nguyễn Phước Yến, đem 3.000 quân sang  đánh  ở Mỗi-xuy (thời Nguyễn tỉnh Biên-hòa, nay là Bà Rịa) bắt được vua nước ấy là Nặc ông Chân đem về giam ở Quảng-bình một độ, rồi tha cho về nước, bắt phải triều cống và phải bênh-vực người Việt sang làm ăn ở bên ấy[18].

Năm 1659, Nặc Ông Chân mất, chúa Nguyễn phong So làm vua Chân Lập, hiệu là Batom Reachea (1660 – 1672). Đáp lại, vua Chân Lạp đã tạo những điều kiện cho người Việt ngày càng đến định cư tại khu vực này (Gia Định, Mỗi Xuy, Biên Hòa). Năm 1672, Batom Reachea bị một người em rể cướp ngôi, tự lập làm vua, hiệu là Chey Chetta II, Ang Tan (em của So, con của ông hoàng Preah Outey) chạy sang cầu viện chúa Nguyễn. nhưng ngay sau đó tân vương lại bị người của vua Nặc Ông Chân giết, Ang Chei (1673 – 1674) con trai của vua Batom Reachea, trở thành vua Chân Lạp, sử ta gọi là Nặc Ông Đài[19].

Nặc Ông Đài, dựng thành lũy tiếp giáp với Mô Xoài, cầu viện Xiêm La đánh lại chúa Nguyễn. Quân của chúa Nguyễn phản công đánh Ông Đài, trên đường lẩn trốn ông bị đồng đảng sát hại. Ang Tan đi theo quân chúa Nguyễn về cũng bệnh chết, Ang Non, mà sử Việt gọi là Nặc Nộn nắm quyền ở kinh đô Udong. Chẳng bao lâu, Ang Saur (em của Ông Đài), sử Việt gọi là Nặc Thu đánh đuổi Nặc Nộn, tự lập làm vua, hiệu là Chey Chetta IV, không biết vì sao mà ông được phong vương, ông là chính vương. Nặc Nộn chạy sang Sài Côn (Sài Gòn), được chúa Nguyễn phong làm Obareach hay nhị quốc vương, ông lúc nào cũng muốn giành lại quyền chính vương. Kể từ đó, tình hình Chân Lạp tạm yên ổn, mối quan hệ Việt – Chân Lạp, cũng tốt đẹp, cả hai vua đều tõ ra thuần phục chúa Nguyễn[20]. 

Mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn Đàng Trong và nước Chân Lạp, từ cuộc hôn nhân công nữ Ngọc Vạn, năm 1620 đến những năm 70 của thế kỷ XVII, ghi nhận những dấu ấn thân thiện đầu tiên, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và vua Chey Chetta II. Nhưng ngay sau đó, những biến động quyền lực ở Chân Lạp, đã tạo những điều kiện để cho chúa Nguyễn can thiệp vào chính trường Chân Lạp. Chính từ đó, những điều kiện quan trọng của công cuộc mở cõi đã phát triển, bằng chứng là sự hiện diện ngày càng đông của người Việt tại vùng Đồng Nai – Gia Định, cũng như vai trò ngày càng lớn của chúa Nguyễn với vùng đất này, cho dù trên danh nghĩa nó chủ quyền vẫn thuộc Chân Lạp, nhưng trong những giai đoạn sau, chúng ta sẽ càng thấy rõ, hy vọng đặt vùng đất này dưới sự kiểm soát hoàn toàn của người Việt ở giai đoạn sau. 

  • Từ sự kiện 3000 người Hoa đến Đàng Trong (1679), đến khi Nguyễn Hữu Cảnh Kinh Lược xứ Đồng Nai – Gia Định (1698).
Một gốc sông Đồng Nai nhìn từ Cù Lao Phố, nơi một thời từng được mệnh danh là Nông Nại Đại Phố

Một gốc sông Đồng Nai nhìn từ Cù Lao Phố, nơi một thời từng được mệnh danh là Nông Nại Đại Phố

Từ năm 1679 đến 1698, những biến cổ dồn dập đã nổ ra xoay quanh mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn với Chân Lạp. Từ sự kiện chúa Nguyễn cho phép, 3000 người Hoa vào tị nạn, khẳng định vị thế mạnh mẽ, cũng như khát vọng làm chủ vùng đất mới. Cho đến khi chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược xứ Đồng Nai năm 1698, chính thức xác lập chủ quyền lãnh thổ Đàng Trong đến vùng đất miền Đông Nam Bộ ngày nay.

Đầu năm 1679, các tướng cũ nhà Minh, không chịu làm tôi nhà Thanh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm, Tổng binh Trấn Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (Huế) và Đà Nẵng, xin được tị nạn. sau khi bàn bạc, chúa Thái Tông Nguyễn Phúc Tần, quyết định chiêu dụ họ, thực hiện cho cuộc khái phá đất Đồng Nai – Gia Định, vì dù trước thời điểm này vùng đất này đã có những lưu dân người Việt, nhưng nhìn chung dân cư vẫn thưa thớt, mục địch của chúa Nguyễn là muốn đi đến xác lập chủ quyền ở vùng đất này. Chúa xuống dụ cho vua Chân Lạp biết, mà tạo điều kiện cho họ, không miệt thị họ[21].

Nhận lệnh chúa Nguyễn,  một bộ phận do Trần Thượng Xuyên đứng đầu, theo cửa biển Cần Giờ, định cư ở một địa điểm có tên là Bàn Lân, thuộc xứ Đồng Nai, Phan Khoang cho rằng Bàn Lân có thể là Biên Hòa ngày nay. Sau này, Trần Thương Xuyên thấy vùng đất Cù Lao Phố phồn thịnh nên mở rộng sang cả vùng này. Sự kết hợp giữa người Hoa, vốn giỏi buôn bán, người Việt giỏi nông nghiệp đã tạo nên một vùng đất vừa trù phú, vừa sầm uất, nhà cửa, xóm làng Hoa, Việt thi nhau dựng lên, thuyền bè Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Dương,… qua lại tập nập. Tạo nên một phố thị ven sông hưng thịnh, được mệnh danh là Nông Nại Đại Phố. 

Một bộ phận khác, do Dương Ngạn Địch đứng đầu, đi theo cửa đại cửa tiểu, đem binh vô đóng ở Mỹ Tho (người Khmer gọi là Mê Sô), nếu như vùng đất Gia Định – Đồng Nai đã có lưu dân người Việt định cư, thì có thể vùng đất Mỹ Tho không có người Việt, hoặc giả có nhưng rất ít[22]. Dương Ngạn Địch cho dân ở đây kết thành xóm làng, lập trang trại cho dân làm ăn và nạp thuế. Dân cư xóm làng ngày càng đông đúc, thuyền bè các nước cũng qua lại tấp nập.

Từ năm 1888, dưới thời chúa Anh Tông Nguyễn Phúc Trăn, biến cố lại xảy ra. Hoàng Tiến là phó tướng của Dương Ngạn Địch, giết chủ tướng, tự xưng là Phần dõng Hổ oai tướng quân, đời đồn chính sang Nan Khê, đắp lũy, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, đanh phá Chân Lạp. Chính Quốc vương Nặc Thu, bỏ cống chúa Nguyễn, tổ chức phòng thủ, chống lại người Việt. Phó vương Chân Lạp là Nặc Nộn, luôn muốn chống đối lại Nặc Thu, nhân đó đem tình hình này báo cho chúa Nguyễn[23].

Năm 1689, chúa Nguyễn cử tướng Mai Vạn Long đi tấn công, quân kéo đến cử biển Mỹ Tho đóng ở Sầm Khê. Sau khi chiêu ân không được Hoàn Tiến và lập kế dụ và công kích Hoàng Tiến, giao quân Long Môn của Hoàng Tiến lại cho Trần Thượng Xuyên. Đội quân này làm tiên phong đi đánh Nặc Thu, Nặc Thu rút về Udong, dùng kế mỹ nhân, nhiều lần xin dâng cống, làm chậm bước quân Mai Vạn Long. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Hào vào thay thế cho Mai Vạn Long làm thống binh, vì sư trể nãi việc quân. Đến Nguyễn Hữu Hào, ông lại bị Nặc Thu dùng mỹ nhân kế, tiền bạc và hứa triều cống làm chậm bước, và quyết định rút binh. Kể từ sau đó, Nặc Thu lại triều cống, xưng thần như trước, riêng Nguyễn Hữu Hào bị chúa Nguyễn cách chức, làm thứ dân[24].

Sự kiện cho lưu dân người Hoa vào khai khẩn ở vùng đất Đồng Nai và Mỹ Tho năm 1679, cho thấy thứ nhất trong tâm thức của chúa Nguyễn ông đã xem vùng đất này, sớm muộn cũng sẽ thuộc về lãnh thổ xứ Đàng Trong, thứ hai nó khẳng định nỗ lực của chúa Nguyễn trong việc xậy dựng một lực lượng hùng hậu, mang ơn và xưng thần với mình đến định cư ở vùng đất này và sau đó sẽ trở thành cư dân chính của vùng đất này, như vậy chúa Nguyễn sẽ danh chính ngôn thuận xát nhập vùng đất này vào đất của mình. Chiến loạn của Hoàng Tiến và Nặc Thu, càng thể hiện sự hùng mạnh của chúa Nguyễn, cuộc hành quân của Mai Vạn Long và Nguyễn Hữu Hào tuy không đánh đổ được Nặc Thu, nhưng đã khiến Nặc Thu phải thừa nhận quyền cai trị bán chính thức của người Việt ở Vùng đất Đồng Nai – Gia Định, những điều kiện cho việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở vùng đất này đã đến[25].

Xa hơn về hướng Bắc, ở khu vực lãnh thổ còn xót lại cuối cùng của người Champa. Chúa Nguyễn bắt đầu nghĩ đến việc phải xát nhập vùng đất này và như vậy có thể nối thông lãnh thổ của mình với xứ Đồng Nai – Gia Định và chính thức đưa vùng đất đó vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1692, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh, làm thống binh, chinh phạt Cham Pa, bắt vua Champa là Po Soat (Kế Bà Tranh), nhập vùng đất Champa của vào lãnh thổ mình, vùng đất này ngày nay là tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Trong khi đó ở vùng đất Đồng Nai – Gia Định, dù dân người Việt – Hoa đã tương đối đông, nhưng do phần đất này vẫn thuộc Chân Lạp nên số phận của họ vẫn chỉ là những người dân ngụ cư, trong thân phận ngoại dân. Sau khi lấy được vùng đất Bình Thuận, các chúa Nguyễn phải giành nhiều năm nữa để bình định những thể lực chống đối sót lại của Champa. Đến lúc này, chúa Nguyễn đã quyết định cử Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược, xứ Đồng Nai – Gia Định, chính thức sát nhập vùng đất này vào bản đồ xứ Đàng Trong nói riêng và quốc gia Đại Việt nói chung.

Năm 1698, chúa sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai (người Tau, mới gọi là Nông Nại) đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên (tức là Tỉnh Biên Hòa, thời Nguyễn); lấy xứ Sài Gòn hay Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (thời nhà Nguyễn là tỉnh Gia Định). Ở mỗi dinh đặt Lư thủ, Cai bạ, Ký lục và các cơ, đội thuyền, thủy, bộ binh. Cả hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn đều thuộc Phủ Gia Định[26].

Chân dung Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại lăng ông ở Đồng Nai.

Chân dung Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại lăng ông ở Đồng Nai.

Lúc bấy giờ, chiến tranh Trịnh – Nguyễn tạm thời kết thúc, Chúa Nguyễn dựng Lũy Thầy hay Lũy Trường Dục để làm biên giới kiểm soát nghiên ngặt, nên từ những năm 1671, người Việt ở Đàng Ngoài đi vào Đàng Trong không nhiều như trước. Sau khi sát nhập vùng đất mới lập nên Phủ Gia Định, chúa Nguyễn mới sai chiêu một dân từ Bố Chính trở vào đến ở, cộng cư cùng với cư dân trước đó, tiếp tục lập xóm, dựng làng. Chính quyền định tô thuế, bộ đinh, bộ điền. Người Hoa, được chính quyền cho lập các xã như xã Thanh Hà cho những người Hoa ở Trấn Biên, xã Minh Hương của những người Hoa ở Phiên Trấn.

Vùng đất Mỹ Tho không thuộc vùng Gia Định, nên thời này chưa chính thực thuộc Đại Việt, nhưng từ đây những lưu dân vào định cư ở Phiên Trấn và Trấn Biên, sẽ tiếp tục vào định cư, làm cho dân cư ngày càng đông Họ lập những thôn, ấp đạt ra những người lãnh đạo, ban đầu chưa có thuế, má. So với nhân dân ở Gia Định họ vẫn tương đối tự do, muốn làm nghề gì, lập đất đai, định cư ở đâu tùy ý, không chịu kiểm soát của chính quyền. Nhưng họ vẫn nạp thuế cho chúa Nguyễn và đổi lại chua Nguyễn sẽ bảo vệ đến tài sản và tính mạng của ho[27].

Việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở vùng đất này, không phải là không gây ra những phản ứng ngược lại từ phía Chân Lạp. Từ năm 1699 – 1700, xung đột hai bên lại diễn ra. Tháng 7 năm 1699, Nặc Thu đấp lũy ở Bích Đôi, Cầu Man (co lẽ thuộc Nam Vang). Sau đó tấn công dân buôn ở đây, ngầm chống lại người Việt. Trần Thượng Xuyên báo lên cho chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chú), chúa lại sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm thống binh, cùng phó tướng Phạm Cảm Long, Nguyễn Hữu Khánh làm tiên phong, lãnh binh từ Bình Khương (dinh) vào chinh phạt Chân Lạp. sang đầu năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh đưa quân đến Ngọc Khê (không rõ) và đấp lũy phòng thủ ở Hoa Phong, trước tiên quân chúa Nguyễn đánh nghi binh, thám thính tình hình địch, rồi cho quân đánh chiếm các lũy Bích Đôi, quân Chân Lạp, phần tan rã, phần vì e sợ sức mạnh của quân Nguyễn nên ra hàng, sau Nặc Thu cũng ra hàng, Nguyễn Hữu Cảnh vào thành vỗ về dân chúng, rồi lại rút về đóng ở cồn Cây Sao tức  Ông Chưởng ngày nay[28].

Từ những chính sách thiết lập tổ chức hành chính, quân sự, thương mại và bình định các thế lực chống đối. Phủ Gia Định ngày càng trở nên quy cũ, hệ thống hành chính và tổ chức canh phòng, an ninh ngày càng vững chắc, tạo sự an tâm làm ăn, sinh sống cho dân chúng. Nhiều nông trại của cư dân làm no6g được tạo ra. Phố xá ngày càng nhộn nhịp, nhiều nhà được xây bằng gạch, có lầu, phố xa đông đúc, trên bến dưới thuyền, nhiều đường xá mộc lên, buôn bán nhộn nhịp. Cù Lao phố trở thành thương cảng lớn nhất của Gia Định, vào thời gian này. Đời sống nhân dân ngày càng giàu có và yên bình, chúa Nguyễn chú trọng đến chính sách an dân, đặc biệt là luôn thực hiện chính sách hòa đồng dân tộc, các sắc dân đa dạng Việt, Hoa, Khmer tạo nên cho vùng đất này những nét văn hóa đa dạng.

Nhìn lại về cuộc khai sáng miến đất Đồng Nai – Gia Định. Đó không phải là những nỗ lực ngày một ngày hai, mà là một quá trình được tích tự, từ nhiều năm, trải qua nhiều sự kiện. Từ cuộc hôn nhân giữa vua Chey Chetta II, và sự di cư của những người Việt đầu tiên đến vùng đất này, đến cột mộc năm 1679, 3000 người Hoa vào đây, cùng người Việt, chung tay góp sức khai phá vùng đất Đồng Nai – Gia Định. Biến vùng lãnh thổ này trở thành của người Việt, chính thức không lâu sau đó, bởi chuyến kinh lược của Nguyễn Hữu Cảnh. Cuộc kinh lược này, đã mở ra một vùng cương vực mới cho Đại Việt, sự mở cõi này không phải chỉ do chiến tranh mà ra, đó là một cuộc mở đất hòa bình, những cuộc bình định chỉ là thứ yếu, không phải là những cuộc chiến lớn. Sự thật, cuộc mở đất Đồng Nai – Gia Định không phải là bằng bạo lực, bằng chiến tranh, mà là bằng uy đức, bằng sức mạnh tinh thần của nền văn minh Đại Việt. “Bàn tay” của chúa Nguyễn đã lan đến vùng đất này, và sẽ còn lan xa hơn nữa, cường tỏa cương thổ xuống tận vùng châu thổ sông Cửu Long.

  • Họ Mạc mở đất Hà Tiên và quy thuận chúa Nguyễn (1708).

Cùng với những đoàn người Hoa, di cư vào xứ Đàng Trong, những năm 70 của thế kỷ XVII. Vì không chấp nhập làm tôi tớ của vương triều Thanh (Trung Quốc), năm 1671, một người Hoa tên là Mạc Cửu cũng dời quê quán (Lôi Châu, Quảng Đông) vượt biển vào xứ Chân Lạp lập nghiệp, ông được giao cho xứ Hà Tiên và xây dựng nó trở thành một vùng đất giàu có. Nhưng trước những đe dọa từ Xiêm La, sự bất lực của Chân Lạp, năm 1708, Mạc Cửu đã quy thuận chúa Nguyễn, để nhận được sự bảo hộ của xứ Đàng Trong, từ đó người Việt bắt đầu đến định cư và lập nghiệp ở nơi đây ngày càng đông, từ đó chúa Nguyễn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình xa hơn, đến tận vịnh Xiêm La, Hà Tiên trở thành một tiền đồn quan trọng cho chúa Nguyễn hoàng thành lộ trình mở đất đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xứ Hà Tiên, được người phương Tây gọi với tên Cancao hay Cancar, dựa theo phiên âm của người Hoa Kang Kao hay Kong Kao (Cảng Khẩu), người Hoa gọi là hay là Phương Thành. Người Khmer gọi là Mang Khảm (thuộc tỉnh Peam (theo Nguyễn Văn Hầu chử này có nghĩa là cửa sông)[29]. Tất cả các tên goi trên đều thể hiện khu vực Hà Tiên là một cửa sông, cửa hải cảng…

Theo Mạc Thị Gia Phả, Mạc Cửu (1655 – 1735), nguyên là người xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, Tỉnh Quảng Đông. Vì không chịu thần phục nhà Thanh, nên năm Tân Hợi (1671), mới 17 tuổi ông đã vượt biển vào Chân Lạp, được vua nước ấy yêu mến, trao cho chức Ốc Nha để lo việc buôn bán. Để độc lập hơn ông xin ra vùng đất Mang Khẩn thuộc tỉnh Peam khai khẩn, tức là Hà Tiên ngày nay[30].

Đại Nam Thực Lục chép về gốc tích Mạc Cửu như sau: “…Cửu  người  Lôi  Châu, Quảng  Đông.  Nhà  Minh  mất,  để  tóc  chạy  sang  phương  Nam,  đến  nước Chân  Lạp  làm  chức  ốc  Nha,  thấy  phủ  Sài  Mạt  ở  nước  ấy  có  nhiều  người buôn  các  nước  tụ  họp,  bèn  mở  sòng  gá  bạc  để  thu  thuế  gọi  là  hoa  chi,  lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân chiêu tập dân xiêu dạt đến các nơi Phú  Quốc,  Cần  Bột,  Gia  Khê,  Luống  Cày,  Hương  úc,  Cà  Mau  (thuộc  tỉnh Hà  Tiên)  lập  thành  7  xã  thôn …”[31].

Như vậy từ những năm 1671 đến trước năm 1698, Mạc Cử ở Hà Tiên đã tổ chức khai khẩn đất đai, chiêu tập nhân dân dựng làng, lập xã. Mạc Cửu còn cho xây một ngôi thành trên bờ biển, lập thành phố xá, thiết lập 7 thôn xã thôn. Mạc Cử đặt tên cho vùng đất này là Hà Tiên[32]. Hà Tiên trở thành một vùng đất phồn thịnh, giàu có. Một nhà du hành người Pháp, Pierre Poivre, ghi chép về vùng đất này trong bài tham luận của mình như sau: “…lãnh thổ của ông [Mạc Cửu] trở thành một xứ của những người Xiêng Năng muốn đến đó lập nghiệp. Hải cảng của ông mở rộng cho tất cả quốc gia. Chẳng bao lâu rừng hoang được khai phá thành ruộng lúa, kênh rạch được đảo đem nước vào ruộng, mùa màng dồi dào, lúc đầu cung cấp cho dân cầy đủ no, sau trở thành một mối lợi cho thương mãi phát triển…cái mãnh đất nhỏ kia, ngày hôm nay đã được coi như một kho lúa dồi dào nhất phần miền đông C

0