18/06/2018, 16:39

Những nhân tố góp phần vào sự hình thành và phát triển đô thị Bắc Giang

Hội phù lão xã Đào Mỹ – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang Khổng Đức Thiêm Có hay không lời nguyền Lạng Giang thục, thiên hạ túc Ở phía Đông Bắc nước ta, từ xưa tồn tại một hiện thực về hai xứ LẠNG, một thể đối lập nhau nhưng lại tương hỗ cho nhau giữa GIANG – ...

hoi-phu-lao-lang-giangbac-giang

Hội phù lão xã Đào Mỹ – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang

 Khổng Đức Thiêm 

  1. Có hay không lời nguyền Lạng Giang thục, thiên hạ túc

Ở phía Đông Bắc nước ta, từ xưa tồn tại một hiện thực về hai xứ LẠNG, một thể đối lập nhau nhưng lại tương hỗ cho nhau giữa GIANG – sông nước, ruộng đồng với SƠN – núi cao, rừng rậm. Khi thiên nhiên đã tạo ra và lịch sử đã thừa nhận HAI LẠNG NON SÔNG MỘT GIẢI LIỀN như Ngô Thời Nhậm đã từng chỉ ra, chắc chắn phải đi từ một nguyên cớ nào đó.

Phải chăng, với LẠNG SƠN, vùng đất Lạng ôm trọn vòng cung Bắc Sơn đồ sộ và LẠNG GIANG, vùng đất Lạng thu nhận hạ lưu sông Cầu, sông Lục, sông Thương chầu về đã chỉ ra cái vị thế phên dậu cho Thăng Long – Hà Nội của hai Lạng khi nó hoàn toàn án ngữ và kiểm soát mọi ngả đường tiến thoái của quân binh cũng như đi lại thông thương từ vùng Lưỡng Quảng – Trung Hoa vào trung tâm quốc gia Đại Việt.

Phải chăng, những giá trị ấy chỉ xuất hiện đối với quá khứ và chủ yếu thuộc về lĩnh vực quân sự. Vậy thì, đối với hiện tại và lĩnh vực kinh tế, những tiềm năng quý giá trên liệu có được mở ra. Để tìm câu trả lời, chúng ta hãy bắt đầu từ một lời nguyền Lạng Giang thục, thiên hạ túc đã từng tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Trước hết, để giải mã lời nguyền này ta hãy bắt đầu tìm hiểu về phạm vi bao quát và hàm chứa của địa danh Lạng Giang. Vào thời Lê – Nguyễn, địa danh này dùng để chỉ một đơn vị hành chính cấp phủ thuộc trấn Kinh Bắc tiếp liền với đất Lạng Sơn. Phủ Lạng Giang khi đó gồm các huyện:

– YÊN DŨNG: ngày nay là một nửa huyện Yên Dũng còn lại ở hữu ngạn sông Thương, bao gồm các xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng, Tư Mại, Cảnh Thụy, Đồng Phúc, Đồng Việt, Tiến Dũng, Đức Giang còn lại là một phần huyện Việt Yên (Bích Sơn, Trung Sơn, Hồng Thái, Minh Đức, Nghĩa Trung, Hoàng Ninh, Vân Trung, Ninh Sơn, Quảng Minh, Hương Mai, Thượng Lan, Tự Lan, Việt Tiến, Tăng Tiến) một phía huyện Tân Yên (Ngọc Châu, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Thiết Nham), một nửa thành phố Bắc Giang (Đa Mai, Song Mai, Mỹ Độ, Tân Mỹ, Đồng Sơn, Song Khê).

– YÊN THẾ: ngày nay gồm hầu hết huyện Tân Yên, một phần huyện Yên Thế (Phồn Xương, Tân Hiệp, Tam hiệp, Xuân Lương), một phần huyện Hiệp Hòa (Ngọc Sơn), một phần huyện Đồng Hỷ – Thái Nguyên (Mỏ Sắt).

– BẢO LỘC: ngày nay gồm hầu hết huyện Lạng Giang, một phần thành phố Bắc Giang (Xương Giang, Thọ Xương, Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Trần Phú, Trần Nguyên Hãn) một phần huyện Lục Nam (Bảo Sơn, Đồng Phú, Đông Hưng, Tam Dị), một phần huyện Lục Ngạn (Đông Cốc, Mỹ An, Nghĩa Hồ, Phượng Sơn, Quý Sơn, Chũ).

– PHƯỢNG NHỠN: ngày nay gồm một phần thành phố Bắc Giang (Dĩnh Kế, Tân Tiến), một phần huyện Lạng Giang (Dĩnh Trì, Thái Đào, Đại Lâm), một nửa huyện Yên Dũng phía tả ngạn sông Thương (Hương Gián, Xuân Phú, Tân An, Quỳnh Sơn, Trí Yên, Lãng Sơn, Lão Hộ), một phần huyện Lục Nam (Đan Hội, Vũ Xá, Cẩm Lý, Thanh Lâm, Phương Sơn, Bắc Lũng, Khám Lạng, Tiên Nha, Tiên Hưng, Yên Sơn, Chu Điện, Bảo Đài, Lan Mẫu) và một phần huyện Chí Linh – Hải Dương (Trạm Điền, Kiếp Bạc, Trung Khuê, Đại Bộ, Quất Bàng, Cổ Mệnh).

– LỤC NGẠN: ngày nay thuộc hầu hết huyện Lục Ngạn, phần lớn huyện Lục Nam (Cương Sơn, Huyền Sơn, Nghĩa Phương, thị trấn Đồi Ngô, thị trấn Lục Nam, một phần xã Cẩm Lý, Bình Sơn, Lục Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Trường Giang), một phần huyện Sơn Động (Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Giáo Liêm, Phúc Thắng, Quế Sơn – một số diện tích nằm trong khu vực Trường bắn Quốc gia (TB1).

– HỮU LŨNG: ngày nay gồm phần lớn thuộc huyện Yên Thế (Canh Nậu, Đồng Lạc, một phần xã Phồn Xương, Tam Tiến, Tân Sỏi, Bố Hạ, Đồng Hưu, Đồng Kỳ, Đông Sơn, Đồng Vương, Hương Vĩ, thị trấn Bố Hạ), một xã thuộc huyện Tân Yên (Phúc Hòa) và hầu hết các xã của huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn.

Xem ra, đất đai của phủ Lạng Giang cũ chiếm tới 70% diện tích của tỉnh Bắc Giang ra đời vào hồi tháng 10-1895. Số 30% đất đai còn lại thuộc một phần huyện Yên Dũng (Nham Sơn, Thắng Cương, Yên Lư) vốn của Việt Yên cũ và một phần Việt Yên ngày nay (Tiên Sơn, Vân Hà, Quang Châu và một phần các xã Ninh Sơn, Hoàng Ninh) và phần lớn huyện Hiệp Hòa. Việt Yên và Hiệp Hòa vốn thuộc phủ Đa Phúc. Riêng huyện Sơn Động nhận về từ Lạng Sơn coi như đổi lại huyện Hữu Lũng.

Được gọi là Lạng Giang, tất nhiên đặc điểm lớn nhất, đặc trưng nhất để phân biệt với Lạng Sơn, đó là độ cao thấp của địa hình, sự đa dạng về núi non và độ phong phú về mật độ sông lớn – tính đặc hữu làm ra giá trị cho cả lĩnh vực quân sự và lĩnh vực kinh tế trong lịch sử.

Sự thông thoáng của sông Lục Nam kết hợp với các thung lũng đồi được giới hạn bởi hai cánh cung Bảo Đài và Huyền Đinh – Yên Tử tạo ra sự thích hợp đối với sự thâm nhập của các đường giao thông thủy bộ, sự giao lưu nhộn nhịp về kinh tế – văn hóa cùng nhiều hoạt động phong phú khác. Hệ thống sông suối ở đây tuy dầy đặc nhưng nhờ những quãng cách hợp lý, các thung lũng khoáng đạt nên huyết mạch của cả vùng địa lý – dân cư trở nên thông thoáng, nhẹ nhàng. Đường bộ cũng hình thành từ nhiều phương rồi tụ lại ở Biển Động, Chũ và nhất là ở ngã tư Thân để tỏa ra 4 trục quan trọng, men theo các thung lũng hay viền theo triền sông Lục Nam, liên hệ với đồng bằng duyên hải, châu thổ sông Hồng, trung du hoặc các vùng biên viễn xa xôi khác – để vừa tỏa đi ảnh hưởng lại vừa nhận về các tác động của những trung tâm lớn. Cái mạch thông sang Kinh – Quảng, giáp ranh cùng tướng Hán như chữ dùng của Ngô Thời Nhậm, nơi có mạch núi cao vót, nhiều sông quanh vòng như Phan Huy Chú chỉ ra, chỗ đất trung châu, là nơi sung yếu của các tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Quảng Yên như vua Tự Đức thừa nhận, đến đầu thế kỷ XX đã được người Pháp, người Nhật lần lượt chọn đặt làm Tỉnh lỵ ở Lục Nam, Mai Sưu và Cầu Lồ, phần nào tự nó nói lên được nhiều điều.

Sông Thương chảy qua Hữu Lũng rồi đi vào trung tâm của phủ Lạng Giang. Sông Cầu đóng đai ở phía tây, khoanh lại một địa bàn có thể chi phối được các trục giao thông chính, các khu vực quần cư đông đúc. Trung điểm về nông nghiệp, thủ công và thương mại đều phân bố ven theo trục này. Và có một điều lạ hơn nữa, ở mọi thời đại, đây chính là một bãi chiến trường khốc liệt, để lại nhiều biểu tượng quả cảm của dân tộc Việt như Khao Túc, Xa Lý, Xương Giang, Tam Tầng. Chính các nhà thực dân và các sĩ quan quân sự Pháp đã coi nơi này là then chốt khi nhắc đến vai trò của nó ở Bắc Kỳ với các tiêu điểm Phủ Lạng Thương, Kép, Chũ và Nhã Nam.

Thế nhưng, hình như Lạng Giang chưa bao giờ được lịch sử ghi nhận như một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, đủ sức bật dậy những thành phố, những khu công nghiệp lớn. Sách TỨ TRẤN KÝ khi nói về sự trù phú của 4 trấn Kinh Bắc, Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam đã xếp hạng như sau: Phủ thì nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu. Như thế, đứng về cấp phủ, chỉ có Sơn Tây và Hải Đông là xứng tầm. May thay, khi xếp hạng thấp hơn là cấp huyện, thì sách này đã để mắt tới vùng ngày: Nam: Chân, Bắc: Dũng, Tây: Lạc, Đông: Kỳ (Sơn Nam có Chân Định; Kinh Bắc có Yên Dũng; Sơn Tây có Yên Lạc; Hải Đông có Tứ Kỳ),

Đất rộng, người thưa, nương đồng bát ngát đã từng khiến cho người dân trên đất Lạng Giang làm ăn dễ dàng, không cần phải đầu tư nhiều vào các yếu tố nước, phân, cần, giống. Chỉ có một thực tế như Lý Tử Tấn đã từng tổng kết từ thế kỷ XV về những chủ nhân của vùng đất này, dẫu thời bình cũng thường ngoan ngạnh hay như cuốn Bắc Ninh tỉnh chí viết vào thời Nguyễn, cho rằng dân ở đó hơi dũng hãn, duy từ núi Nham Biền về phía Nam là bình nguyên, dân ở đó thì thuần hậu, kẻ sĩ thì dốc lòng vào học hành.

Trong những tháng năm nửa sau thế kỷ XIX, người trực tiếp cầm quân đánh dẹp ngoại phỉ, nội loạn trên đất Lạng Giang là danh tướng Tôn Thất Thuyết đã phải thốt lên rằng:

                     Lạng Giang nhất đái, tổng thị đạo uyên

                     Địa giai tặc tẩu, dân gian tặc binh

                     (Cả dải Lạng Giang đều ổ cường đạo

                     Đất là đất giặc, dân là lính giặc)

Cuối thế kỷ XIX, Cao Xuân Dục cũng tổng kết thành một định đề nổi tiếng: Ngạch trực như Bắc, thuần thục như Nam. Không rõ đây có phải là một gợi ý để ra đời một lời nguyền Lạng Giang thục, thiên hạ túc hoặc sự ngóng trông thì đúng hơn để sao cho người dân ở vùng đất này sớm điêu luyện trong cung cách làm ăn, ứng xử và học hành như vùng Nam Định, Thái Bình, không còn phải sử dụng sở trường ngạch trực như bao trăm năm trước nữa. Cũng giống như vậy, toàn bộ đất đai rộng lớn của phủ Lạng Giang sớm trở nên hữu dụng giúp người dân thực hiện giấc mơ tấc đất tấc vàng.

Nhưng trước khi làm lóe lên những triển vọng “sáng ngời” đó chúng ta thử nhìn lại quá khứ “hào hùng” đã từng diễn trình theo năm tháng ra sao.

Chỉ tính từ thời Trần cho tới thời Lê, đã có hàng chục cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra trên đất Lạng Giang của các thủ lĩnh Tề (1354), Nguyễn Bổ (1379), Trần Cảo (1516 – 1521), Dương Văn Cán (1579), Đinh Văn Trú (1785). Dưới triều Gia Long (1802 – 1819) và Minh Mệnh (1820 – 1840) có gần 40 cuộc nổi dậy phản kháng, trong đó có nhiều cuộc giương cao ngọn cờ phù Lê diệt Nguyễn.

Có lẽ, người nhận ra giá trị vô cùng to lớn của Lạng Giang một cách đầy đủ và khoa học nhất là Phạm Thận Duật. Sau một thời gian trị nhậm tại phủ Lạng Giang, bằng đôi mắt thần tình và một trí tuệ thâm hậu, ông đã có một tầm nhìn vượt hẳn những góc nhìn có phần ác cảm của người đương thời đối với vùng đất và con người nơi đây:

“Người xưa lo, ở chỗ Bắc Ninh ta là nơi khống chế được Cao Bắc, Thái Nguyên, Lạng sơn, ở gần nước Thanh, là cửa ngõ lớn của Bắc Kỳ. Lạng Giang lại là đất xung yếu của Bắc Ninh ta. Bắc Kỳ xem Bắc Ninh ta làm động tĩnh, mà Bắc Ninh ta lại xem Lạng Giang làm động tĩnh. Phong tục của người Lạng Giang chuộng thô chất, biết dũng cảm để làm việc nghĩa. Thời đầu nhà Trần, Hưng Đạo vương xếp Lạng Giang đứng thứ hai sau Vạn Kiếp, nơi giỏi sử dụng dân. Trai tráng đều là binh, nhà giầu đều là nơi dự trữ lương thực.

Bạch Đằng, Vạn Kiếp mấy lần đại thắng, bẻ gẫy được quân Nguyên, sự nghiệp anh hùng vĩ đại vẻ vang, người đời còn truyền mãi. Bọn phỉ nước Thanh là mối họa nơi biên trấn của ta từ bốn năm năm rồi. Lời dạy bảo mực thước thứ nhất là chuẩn bị, hối thúc hương binh, luyện tập để phòng vệ.

Hai là theo việc cũ nhưng người thời Trần chế ngự quân Nguyên […]. Chỉ còn cách khuyến khích hương ấp cũng là để chia sẻ công việc bên trong, khiến cho trai tráng đều là binh sĩ, nhà giầu đều là kho lương, mong cho Lạng Giang ngày nay còn được như Lạng Giang ngày xưa chăng? Lấy việc giữ yên Lạng Giang, một vùng biên cảnh để làm vững chãi một mặt trường thành phía Bắc của nước ta chăng?”

Những lời nói gan ruột của Tôn Thất Thuyết, sự lý giải của Phạm Thận Duật đều xuất phát từ một thực tiễn là từ giữa thế kỷ XIX, cả một vùng rừng núi rộng lớn của phủ Lạng Giang như Hữu Lũng, Lục Ngạn, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Yên Dũng và Yên Thế luôn rơi vào cảnh điêu tàn bởi nạn cướp phá, bắn giết do lũ Thanh phỉ gây nên. Hơn bao giờ hết nhân dân địa phương lại phải bày tỏ tinh thần thượng võ và lòng yêu quê hương tha thiết của mình.

Đầu năm 1860, Lục Ngạn trở thành một bãi chiến trường. Bọn Lý Đại Ích, Ninh Quốc Kim, Ngô Lăng Vân thường quấy phá Lục Ngạn, nhất là khu vực tổng Cương Sơn giầu có. Theo Đại Nam thực lục – Chính biên (Đệ tứ kỷ – Q. XXII) thì Lãnh tri phủ Lạng Giang là Trần Thiệu đem dân chúng cự lại, nhưng bị thua trận và đã hy sinh anh dũng.

Đến năm 1866, nạn Thanh phỉ hoành hành còn ác liệt hơn nhiều.

Chúng tràn sang Yên Thế và xuống đồng bằng, đi đến đâu cũng tàn sát, giết người cực kỳ man rợ. Các địa phương vừa trải qua đau khổ, chết chóc do cuộc khởi nghĩa Nhâm Tuất (1862) gây ra, vẫn còn chìm trong cảnh thê lương tiêu điều lại phải hứng chịu cảnh tang thương do lũ Thanh phỉ Ngô Côn reo rắc vào năm Kỷ Tỵ (1868):

Nhâm Tuất có loạn Cai Vàng

Đến năm Kỷ Tỵ hai hàng giặc Ngô

Đồng hành với nạn Thanh phỉ, trên đất Lạng Giang khi đó còn bị giày xéo bởi cuộc nổi dậy của Quận Tường (1866 – 1874) và Đại Trận (1970 – 1875), tiêu hao nhiều sức lực và binh tướng của triều đình. Tiếp theo đó là các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược do Cai Biều – Tổng Bưởi lãnh đạo (1884 – 1891) nổ ra trên đất Bảo Lộc; cuộc nổi dậy của Lưu Kỳ – Hoàng Thái Nhân (1884 – 1894) tại vùng Lục Ngạn và đáng kể nhất là phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đình Kinh (1885 – 1888) tại căn cứ Hữu Lũng và dưới sự chỉ huy của Thân Bá Phức, Lương Văn Nắm, Hoàng Hoa Thám tại Quân thứ Song Yên (1885 – 1895).

Chỉ tính từ cuộc nổi dậy của Cai Vàng cho đến khi phong trào Cần Vương kết thúc, hơn 3 thập kỷ Lạng Giang liên tục bị nạn đao binh tàn phá một cách vô cùng tàn khốc. Chính vì lẽ đó mà Tôn Thất Thuyết nhìn đâu cũng thấy những ổ giặc mạnh, đất nào cũng bị giặc chiếm, người dân nào cũng cầm binh khí đứng lên.

Đối với người Pháp, ngay khi tiếp cận với vùng đất Lạng Giang họ đã thấy nhiều khả năng tiềm tàng, nếu có bước đúng hướng sẽ làm bật dậy một sức mạnh khác. Ở một khía cạnh nào đó họ cũng thấy rõ, cuộc đánh chiếm của người Pháp chính là sự tiếp nối gây ra những hậu quả ghê gớm với vùng đất này. Làng xóm xơ xác, ruộng đồng bị bỏ hoang. Theo báo cáo của Công sứ Bắc Giang về cuộc điều tra được tiến hành vào năm 1896 thì ngay khu vực phụ cận Phủ Lạng Thương đã có hàng ngàn mẫu ruộng bị bỏ hoang trong khoảng thời gian từ năm 1888 đến 1892 như Cung Nhượng có gần 100 mẫu, Dĩnh Uyên, Vu Gián, Dĩnh Xuyên, Dĩnh Cầu 611 mẫu; Phương Độ 194 mẫu; Phù Liễn 444 mẫu; Quảng Phúc 219 mẫu; Phú Giã 159 mẫu [139, 50]. Tạ Thị Thúy trong Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ (1884-1918) có lẽ cũng dựa vào báo cáo trên, cho ta số liệu toàn cảnh hơn về tình trạng hoang hóa ở Bắc Giang:

Huyện

Số loại

Yên Dũng Bảo Lộc Phượng Nhỡn Việt Yên Hiệp Hòa Yên Thế
Làng bỏ hoang 11 15 17 27 15 13
DT hoang (mẫu) 3.187 3.392 600 8.594 3.080 3. 800
Năm bỏ hoang 87,92,94 87,88,92 87,88,92 87,92 87,88,92 88

  De Lanessan, Toàn quyền Đông Dương, trong báo cáo của mình, có đoạn: “Năm 1887 tôi đi từ Đáp Cầu đến Phủ Lạng Thương và Kép. Tôi sửng sốt về tình trạng bỏ hoang của cả một vùng. Người ta chỉ nhìn thấy hai bên đường những làng mạc bị đốt phá, hoang tàn và ruộng đồng bị bỏ hoang, đầy cỏ dại. Nhiều năm sau tình hình cũng không khá hơn”.

Với phương châm mà nhà xã hội học người Pháp Le Pley đề ra từ năm 1835, một quốc gia châu Âu muốn giữ vững nền đô hộ và uy danh của nó tại một xứ thuộc địa đông dân thì nó cần phải trở thành và giữ mãi vai trò chủ nhân ông của một quốc gia nông nghiệp, giới cầm quyền Pháp đã hết sức chú trọng tới việc khai thác triệt để thế mạnh nông nghiệp đất Lạng Giang.

Thay vì sự vãn hồi kinh tế, khôi phục đời sống cho dân chúng là một cuộc đua tranh nhảy vào cướp đất, lợi dụng tình thế để lập đồn điền của bọn thực dân. Giới đương quyền cũng ban hành hàng loạt chính sách để khuyến khích sự tước đoạt đó.

Khắp địa bàn Lạng Giang nơi nào cũng diễn ra việc cướp đất, lập đồn điền. Viên thực dân cáo già Thomé, từ năm 1892 đã nhanh chân nhảy vào thung lũng sông Lục Nam tước đoạt của địa phương hơn 4.000 ha.

Tiếp theo đó, quá trình khai thác và thiết lập đồn điền ở Lạng Giang đã diễn ra với tốc độ chóng mặt, mật độ dày đặc nhất Bắc Kỳ. Thống kê đến năm 1907 trong tổng số 244 đồn điền ở Bắc Kỳ thì Lạng Giang đã chiếm 36 đơn vị (đứng hàng đầu).

Đến năm 30, số lượng đồn điền kể trên xê xích không đáng kể: 25 đồn điền Pháp (31.990 ha) và 12 đồn điền Việt. Dưới đây là một số đồn điền lớn (số liệu để trong ngoặc là diện tích trồng lúa) xuất hiện trên đất Lạng Giang cũ:

Công ty Pháp vô danh khai thác nông nghiệp Bắc Kỳ (Société anonyme Francaise de Colonisation agricole de Tonkin – S.A.F.C.A.T, còn gọi là De Monpézat): 10.085 ha (3.446,82 ha).

– Chesnay: 7025 ha (2.630 ha).

Tararin: 6.665 ha (3.722 ha).

Công ty Canh nông Bến Bò (còn gọi đồn điền Loroy des Barres) 1.626,54 ha (355,30 ha).

– Bonnafont: 1.256 ha (228 ha).

Công ty Canh nông Bắc Kỳ (Société agricole du Tonkin – S.A.T): 1.253 ha (1.145,98 ha).

– Touchais (còn gọi là đồn điền Bắc Lệ): 1.112 ha (218 ha).

Gillard (còn gọi là đồn điền Sông Sỏi): 918 ha (80 ha) (1).

– Wiélé (đứng tên vợ là Đặng Thị Vân): 890,91 ha (572 ha).

– Faugère (Phố Vị): 564 ha (85 ha).

– Humbert Lucien (Chiêu Tuấn) 432 ha (50 ha)

– Nhà Chung Hà Nội: 480 ha (447,57 ha)

– Trị Cụ: 400 ha (120 ha).

– Mai Trung Tâm: 194,17 ha (167 ha)

– Nhà Chung dòng Tây Ban Nha (Mission Espagnole): 40,61 ha (36,75 ha).

Trong số các điền chủ người Việt thì Nguyễn Hữu Tiệp có tới 1.816 ha, Đỗ Thúc Phách 760 ha, Kim Lân 445 ha, Cự Hiến 396,27 ha.

Đến đầu thế kỷ XX, khi đó Lạng Giang đã là tỉnh Bắc Giang thì địa phương trở thành một tỉnh trọng điểm về lúa bởi hệ thống đồn điền dày đặc nhất Bắc Kỳ. Sự đầu tư của nhà nước bảo hộ vào đây được coi là lẽ đương nhiên. Chính vì thế mà người ta không lấy làm ngạc nhiên vào năm 1902 hệ thống thủy nông đầu tiên ở Bắc Kỳ lại được khởi công ở Cầu Sơn với tổng chi phí 675.000 phrăng, được hoàn thành năm 1908, mở rộng và hoàn chỉnh trong hai năm tiếp theo. Hệ thống thủy nông Cầu Sơn lấy nước sông Thương qua đập tràn dẫn vào 33km đường kênh chính, 32km đường mương máng lớn, 300km hệ thống dẫn nước nhỏ tưới cho 7.500 ha lúa.

Vào năm 1905 lại hình thành phương án xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu nhằm dẫn nước tưới cho các huyện Hiệp Hòa, Yên Thế, Việt Yên (Bắc Giang), Phú Bình (Thái Nguyên) với khoảng 28.000 ha sẽ được tưới, trong đó có 15.525 ha của hai đồn điền Tartarin và De Boisadam. Tuy nhiên, hệ thống thủy nông Sông Cầu phải chờ đến mãi mấy năm sau thiết kế mới được duyệt với số vốn đầu tư là 3 triệu fr và nó mới được khởi công. Hệ thống thủy nông Sông Cầu khánh thành với một kênh chính dài 52,448km chia ra làm 7 đoạn ngăn nước, 8 âu thuyền và tháo nước khiến cho thuyền bè có thể đi lại từ mực nước sông Cầu 21 mét ở đầu kênh đến mức nước sông Thương 0 mét. Từ kênh chính Bá Vân, 155km kênh chính sẽ mang nước tưới cho hàng chục ngàn ha ruộng, qua 267 lần lấy nước, thửa cuối cùng được tưới với giá 1$81/ha so với giá đầu kênh 1$41/ha.

Dâu tằm vẫn còn là thế mạnh của Lạng Giang.

Sau hàng chục năm khảo sát, tháng 9-1905 Sở Tằm tang Phủ Lạng Thương được xây dựng, tuy danh nghĩa thuộc nhà nước nhưng lại do Công ty Pháp tơ tằm Đông Dương điều hành. Hợp đồng ký ngày 21-9-1906 giữa Thống sứ Bắc Kỳ với Công ty quy định rằng Công ty có trách nhiệm cử một viên chức người Pháp điều hành công việc chuyên môn, đến mùa tằm năm sau sẽ phải cung cấp mỗi năm 3 triệu ổ trứng tằm và sẽ được lĩnh 5.000 đồng/năm để chi phí. Đến tháng 1-1909, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định gọi tên chính thức là Nhà tằm và Trạm Nghiên cứu Dâu tằm Phủ Lạng Thương đặt dưới quyền Thống sứ Bắc Kỳ.

Nhà tằm Phủ Lạng Thương có khách hàng ở 9 tỉnh, trong đó Hà Đông mua nhiều nhất rồi đến Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Trong tỉnh Bắc Giang nó có bạn hàng ở trên 30 làng rải khắp các phủ, châu, huyện. Giám đốc nhà tằm đã tập trung vào việc đầu tư trồng dâu, cho dựng nhiều nhà tằm ở Dĩnh Uyên. Các nhân viên kỹ thuật chia nhau tới Mỹ Độ, Phụng Pháp, Phấn Trì, Ảm Trứ khuyến khích trồng dâu, nuôi tằm.

Ngoài gây giống tằm, nó còn chiết hàng vạn hom dâu tím và chọn được hai giống lúa chiêm Sớm dâu, Sớm hôm đem nhân giống ở Thọ Xương, Mỹ Độ, tổ chức trồng muồng lấy hạt gửi đi các tỉnh.

Sở tằm Bến Lường (Hữu Lũng) là một chi nhánh có nhiệm vụ cung cấp kén cho nhà tằm Phủ Lạng Thương, tổ chức trồng dây đằng làm dược liệu cung cấp cho Trường Đại học y dược Pari, trồng loại chè Assam để lấy hạt giống, tiến hành ươm giống cam sành Bố Hạ, giống bưởi đường và lựa chọn giống sắn cho năng suất cao.

Bắc Giang còn thế mạnh nữa là lâm nghiệp. Rừng ở đây có nhiều gỗ quý (gụ, sến, đinh, dổi, trai, lát, lim, táu, chéo, dẻ) được chia ra làm 13 khu, diện tích khoanh được 42.511 ha: Làng Mẹt 78 (3.017 ha), Tiên Lệ – Cù Sơn (2.772 ha), Cây Sấu 226 (2.000 ha), Cây Sấu 268 (1.000 ha), Suối Gánh 269 (2.835 ha), Hạ Cương 271 (1.000 ha), Khu 271 (1.176 ha), Bến Chăm 272 (1.600 ha), Canh Nậu 273 (14.225 ha), Bắc Lệ 331 (400 ha), Nham Biền 495 (2.828 ha), Yên Tử 517 (5.200 ha), Hòn Hố 530 (4.460 ha) với 5 đồn kiểm lâm (Bắc Lệ, Chũ, Bố Hạ, Phố Vị, Phấn Sơn).

Cơ sở chế biến gỗ tập trung ở Chũ và Bố Hạ. Gỗ thành phẩm được chở đi bán cho nhà máy xi măng Hải Phòng để đóng thùng, bán cho Quảng Yên – Hồng Gai làm gỗ chống lò và ngành đường sắt làm tà vẹt. Nguồn lợi về củi và lâm sản thu được cũng rất lớn.

Người Pháp còn cho lập Nông phố Ngân hàng, tuy thực chất vẫn là một tổ chức buôn bán tiền bạc, thu mua nông sản của địa chủ và tư sản góp cổ phần lập thành vốn cho vay, được nhà nước đỡ đầu nhưng phần nào đã góp phần giúp cho dân cày đỡ khổ trước nạn cho vay nặng lãi hoành hành.

Phát huy các thế mạnh kể trên, người Pháp chỉ nhằm mục tiêu khai thác triệt để, bòn rút cạn kiệt tài nguyên của hai tỉnh. Mục đích cuối cùng và tối cao của nó là bảo vệ sự trường tồn của nhà nước thực dân tại một đất nước đa phần là nông dân.

Thực thi chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, địa bàn Lạng Giang có sự chuyển mình. Ngay từ năm 1885, giới cầm quyền Pháp đã cho mở công trình làm đường số 55 (Gia Lâm – Đáp Cầu), đường số 60 (Đáp Cầu – Lạng Sơn và nhiều đường khác: Gia Lâm – Hải Phòng, Bắc Ninh – Phả Lại, Bắc Ninh – Hải Dương, Bắc Ninh – Cầu Lo, Phủ Lạng Thương – Đào Quán, Phủ Lạng Thương – Thiết Nham và đường chiến lược 13b Phủ Lạng Thương – Đình Lập.

Song song với mạng đường bộ là tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương – Lạng Sơn, khổ rộng 0m60 xong vào tháng 12-1894 rồi trở thành khổ 1m vào năm 1896. Tiếp theo đó là sự thông suốt tuyến Gia Lâm – Phủ Lạng Thương (15-7-1900), khai thác tuyến Hà Nội – Đồng Đăng (8-4-1902).

Cơ sở công nghiệp ở Bắc Giang còn quá bé nhỏ, chỉ mới có xưởng đúc gang Mai Trung Tâm (Việt Yên), nhà máy điện, cơ sở sửa chữa tàu thuyền, sửa chữa ô tô (Phủ Lạng Thương), khai mỏ phốt phát (Hữu Lũng), mỏ chì Liên Xương (Lạng Giang), sắt Mỏ Trạng (Yên Thế).

Về hoạt động thương mại của cả hai tỉnh, nhịp độ khẩn trương nhất có lẽ là tập trung vào việc xuất khẩu thóc gạo. Từ năm 1897, Phủ Lạng Thương đã xuất đi Hải Phòng 900 tấn gạo. Năm 1927, Phạm Thành Tính (Nghị Tính – anh trai Phạm Hồng Thái) xuất thẳng sang Hồng Kông 5.000 tấn gạo. Mỗi năm có chừng 450 lượt xà lúp chuyên chở chừng 13-15 ngàn tấn thóc gạo cùng hàng trăm tấn đỗ, lạc, thầu dầu, hoa hồi xuống Hải Phòng, đó là chưa kể một khối lượng do xe lửa đảm nhận. Mặc dù “buôn bán trong tỉnh hầu hết là thóc gạo [nhưng lại] hoàn toàn nằm trong tay thương gia, hầu hết là Hoa kiều”.

Số làng chuyên buôn ở Bắc Giang không nhiều, chỉ có Thọ Xương, Châu Xuyên (Phủ Lạng Thương), Dĩnh Kế, Mỹ Độ, Đa Mai (Lạng Giang) hoạt động với quy mô nhỏ. Có một biệt lệ như Pierre Gourou đã chỉ ra: nhờ Phủ Lạng Thương là một thị trường sôi động về thóc gạo với nhiều Hoa thương chuyên xuất khẩu gạo đi Hồng Kông nên có nhiều người làm nghề hàng xáo từ Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên và Bắc Ninh đã lên Mỹ Độ cư ngụ để hành nghề hoặc làm thuê cho dân sở tại.

Đặc biệt cũng nên kể đến hệ thống các chợ gia súc ở Bắc Giang (Thanh Dã, Dĩnh Kế, Mẹt, Thương, Thắng) hàng năm đã cung cấp cho các tỉnh Hải Dương, Kiến An, Hồng Gai, Hải Phòng, Thái Bình từ 14-15 ngàn trâu bò, 18-20 ngàn lợn giống. Chợ Thương (Phủ Lạng Thương) là chợ gia súc lớn nhất Bắc Kỳ.

Như vậy, bên cạnh sự tác động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa do thực dân Pháp du nhập, tự thân nền kinh tế hàng hóa ở địa phương đã có những bước phát triển và tăng tiến trên nhiều lĩnh vực trước những bước ngoặt mới.

Rõ ràng, người Pháp sau khi đánh chiếm Lạng Giang đã biết khai mở sức mạnh của thế đất. Đất đai đã trở thành những cánh đồng màu mỡ, nhưng quan trọng hơn nó được tập trung khai thác bởi một phương thức tân tiến hơn nhiều so với sự manh mún của phương thức canh tác tiểu nông. Đất Lạng Giang vì thế trở nên có giá. Hàng vạn gia đình từ các tỉnh vùng xuôi được thu hút về đây, được “áp đặt” lối làm ăn mới của phương Tây. Cái định đề Lạng Giang thục hình như trở thành hiện thực bởi một diện tích lớn của đất đai bắt đầu cống hiến độ phì nhiêu cho cây lúa và nhiều giống cây trồng khác. Tuy vẫn thuộc thân phận tá điền nhưng dân chúng từ thiên hạ – tức là những tỉnh ruộng ít, dân đông đã bắt đầu có cuộc sống sung túc, đủ đầy hơn. Phải chăng, đến đầu thế kỷ XX, lời nguyền Lạng Giang thục, thiên hạ túc đã trở thành hiện thực.

Lạng Giang thục – phải chăng còn có nghĩa là Lạng Giang giỏi giang buôn bán, làm công nghiệp và học hành, một ước vọng để khơi dậy mọi tiềm năng rõ ràng có xuất xứ về sự ra đời của nó trong quá khứ và hy vọng sẽ thành hiện thực trong một tương lai không xa.

  1. Một vùng Phủ Lạng đô hội, đã từng là đầu tầu về đô thị hóa một thời

Với thời Trần – Hồ, phủ lỵ Lạng Giang đã từng là một địa chỉ đô hộ, mà sách TRUYỀN KỲ MẠN LỤC có một truyện mô tả một hiện thực về làng Thương – tên chữ là Thọ Xương từng là một địa chỉ buôn vải lụa từ rất sớm và đã trở thành một kiểu phố làng – phố chợ từ khoảng thế kỷ XIV:

“Làng Thương mới thực quê nhà

Ngoài là thành thị, trong là nông thôn”

Đáng tiếc, cuộc chiến tranh tàn khốc của quân xâm lược Minh đã biến sự đô hội và phồn hoa đó thành tro bụi. Thành Xương Giang mọc lên với tư cách là một cứ điểm với bao trận đánh tàn khốc, mà mãi đến thế kỷ XVI nó vẫn còn phát huy chiến quả trong cuộc phân liệt Nam Triều – Bắc Triều:

“Bên thành, thương hại bao xương trắng

Theo gió, oan hồn đến Thọ Xương”.

Thương mại sớm phát đạt nên con người nơi đây thuần thục, điêu luyện, hoạt bát sớm hơn các vùng khác. Ngay từ thời Trần, nơi đây đã từng sản sinh ra các Thám hoa Quách Nhẫn, ông Nghè Đào Toàn Bân và Trạng nguyên Đào Sư Tích. Đầu thế kỷ XVI, ngoài tiến sĩ Đào Thúc Viện còn có Giáp Hải – con trai một phú thương ở Dĩnh Kế giành được học vị Trạng Nguyên, trở thành bậc tiên hiền của đạo nho ở địa phương. Tiếp theo là Hoàng giáp Lê Trừng và các ông nghè Nguyễn Duy Năng, Giáp Phong, Ninh Triết, Thân Khuê, Thân Duệ, Thân Hành. Sang thời Nguyễn, quốc đô rời vào Huế, việc thi cử trở nên quá khó khăn nhưng chỉ riêng làng Thương cũng góp mặt vài ba cử nhân tài năng xuất chúng như Nguyễn Huy Bính, Nguyễn Đạo Mạch, Trịnh Hữu Bách.

Cũng chính vì đô hội và thương mại phát triển sớm, mà trong phạm vi vài ba km2 đất đai hai tổng Thọ Xương (Bảo Lộc) và Dĩnh Kế (Phượng Nhỡn) cũ, có tới 5 tòa thành được dựng đặt: 3 tòa thành vốn là phủ lỵ Lạng Giang lần lượt được đặt tại Đông Nham (tục gọi là thành Xương Giang), Dĩnh Kế, Châu Xuyên (tục gọi là thành Dền), 2 tòa thành là huyện lỵ Bảo Lộc lần lượt đặt tại Thọ Xương (tục gọi là thành làng Thương) và Nam Xương (tục gọi là thành làng Vẽ).

Cuộc đánh chiếm của người Pháp hồi trung tuần tháng 3-1884 mở ra thời kỳ cận đại đối với địa phương. Bắt đầu từ đây những chủ nhân của nền kinh tế tiểu nông tiệm cận với phương thức kinh tế tư bản phương Tây. Gần như ngay lập tức, danh xưng Phủ Lạng Thương vốn được gắn với những hoạt động quân sự đẫm máu nhất của đội quân viễn chinh ở Viễn Đông bằng sự có mặt của hàng ngàn binh lính, hàng ngàn phu mộ vận tải súng đạn, hàng chục pháo thuyền được gắn đại bác, được chỉ huy bởi nhiều tướng tá có kinh nghiệm trận mạc chuyển sang một đô hiệu – thương hiệu có hạng về hành chính – thương mại khi Phủ Lạng Thương lần lượt được lựa chọn làm tỉnh lỵ cho tỉnh Bắc Ninh (7-1888), tỉnh Lục Nam (6-1891) và cuối cùng là tỉnh Bắc Giang (10-1895); là nơi đầu tiên ở Bắc Kỳ được đường sắt của Pháp quốc hải ngoại đặt những mét đường ray bằng thép (4-1889). Đến đầu thế kỷ XX, danh xưng Phủ Lạng Thương không chỉ in dấu ấn trên thương trường Đông Dương mà còn lan tỏa tới nước Pháp và thế giới. Những đoàn xe lửa chở đầy nông, lâm, thổ sản; những chuyến xà lúp ăm ắp quặng từ Thái Nguyên theo hệ thống thủy nông tập kết về Phủ Lạng Thương; các hãng tàu thủy Châu Long, Châu Giang, Lê Hòa vận chuyển khách hàng và thóc gạo của các đồn điền trải khắp trong tỉnh xuôi về Hải Phòng, tỏa khắp biển khơi.

Một khu vực có tới 5 tòa thành hiện hữu và ngã ba tụ lại của Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Yên Dũng đã là một gợi ý đối với người Pháp khi mới hoàn thành cuộc xâm lược đối với tỉnh Bắc Ninh. Cái mốc mở đầu xảy ra vào ngày 11-7-1888, cách ngày nay gần 130 năm, nhà cầm quyền Pháp đã ra Nghị định chọn Phủ Lạng Thương làm trung tâm hành chính (Poste administratif). LƯỢC KHẢO VỀ TỈNH BẮC GIANG, sau khi chỉ ra sự kiện ra đời của trung tâm hành chính Phủ Lạng Thương để chuẩn bị trở thành tỉnh lỵ thay thế tỉnh lỵ cũ ở Bắc Ninh, sách này còn khẳng định nơi này đã tạo thành một vị trí chiến lược quan trọng mà từ lâu các nhà chức trách quân sự đã thừa nhận tất cả lợi ích của nó.

Vậy là, đô thị Phủ Lạng Thương ra đời trước hết do tầm quan trọng của nó về quân sự, vì nó nằm ngay trên quan lộ Hà Nội – Lạng Sơn và được tiếp tế dễ dàng bằng đường thủy qua sông Thương (LƯỢC KHẢO VỀ TỈNH BẮC GIANG).

Cuốn GHI CHÚ VỀ ĐỊA CHÍ TỈNH BẮC GIANG cho biết căn kẽ hơn: “Trước kia, Phủ Lạng Thương là lỵ sở của một trung tâm hành chính do một viên Chưởng ấn đứng đầu trực thuộc Công sứ Bắc Ninh. Trung tâm hành chính này được thành lập tại Nghị định ngày 11-7-1888… Có thể nói Phủ Lạng Thương hồi đó có một vị trí tầm cỡ về chiến lược. Vai trò của Phủ Lạng Thương trong thời buổi oanh liệt của sự chiếm đóng quan trọng biết nhường nào khi các đơn vị từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Cai Kinh, Lục Nam cũng phải hạ trại tại đây. Phủ Lạng Thương cũng là nơi xuất phát của những binh đoàn có chiến công hiển hách ở Kép, Núi Bóp, Kép Ba và cũng là nơi khởi sự của các toán quân cứu viện sau những cú ác liệt ở Bắc Lệ, Lạng Sơn” (Hồ sơ RST 1548 – 1901 lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, Hà Nội).

Để thực thi Nghị định trên, ngày 21-8-1888, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định bổ nhiệm Sestier làm Chưởng ấn (Chancelier) Phủ Lạng Thương; giúp việc có hai phụ tá người Việt (Trần Văn Thiên, Nguyễn Văn Ban).

Ngay lập tức, khu vực đình và chùa của làng Châu Xuyên được trưng dụng làm trụ sở cho viên quan Chưởng ấn và được hối hả sửa chữa. Lúc này Phủ Lạng Thương mới có hai hạng mục quân sự được xây dựng xong: doanh trại công binh ở khu vực Vườn Hiên (sau này là Tòa sứ Bắc Giang) và nhà thương lính ở Bàn Quần. Tuy vậy, Công sứ Bắc Ninh là Martin Dupon đã sớm ra Nghị định về thể lệ cảnh sát và trật tự đường phố cho Phủ Lạng Thương – trong dó có những điều kiện bắt buộc như khi làm nhà phải dóng thẳng hàng, độ cao nền nhà bằng nhau, cấm làm nhà tranh cùng nhiều điều khoản về vệ sinh, chăn thả súc vật.

Ngày 10 tháng 8 năm 1889, mặc dù chưa có quy hoạch tổng thể cho Phủ Lạng Thương, nhưng với quan niệm quản lý đô thị phải đi trước một bước, Martin Dupon đã có quy định về thể lệ cảnh sát và trật tự đường phố áp dụng cho thị xã Bắc Ninh và các đơn vị trực thuộc khác: Đáp Cầu, Thị Cầu, Phủ Lạng Thương gồm 14 điều. Xin dẫn lại một số điều như sau:

Điều 1: Trong phạm vi đường phố, các chủ nhà và người thuê nhà hằng ngày đều phải quét dọn phần đường, phần đất công cộng trước cửa nhà mình, bao gồm sân vườn mọi chốn, kể cả rãnh nước.

Rác rưởi, đất đào bới phải tập trung vào những nơi quy định có cột đánh dấu để trước 8 giờ sáng có người thu dọn. Tuyệt đối không được vất xuống sông và cống rãnh.

Điều 2: Nghiêm cấm:

  1. Đổ rác rưởi, phân gio và các phế thải ra các bãi đất hoang trong thị xã.
  2. Vất bất kỳ thứ gì ra đường, xuống cống rãnh cũng như không được bỏ mảnh thủy tinh, sành sứ hoặc những vật gây hôi thối, bất tiện cho sinh hoạt nơi công cộng.
  3. Những người bán hàng và nhà buôn đều phải thường xuyên giữ cho phần đường công cộng trước chỗ mình bán hàng sạch sẽ.
  4. Phần đường công cộng không được để nếu xét không cần thiết và không được bày nếu không được phép các đồ đạc, thùng hòm, các vật liệu và mọi thứ khác. Nếu được phép thì ban đêm phải có đèn báo với số lượng vừa đủ.

Điều 3: Nghiêm cấm:

  1. Để trâu bò, dê và gia súc khác lang thang trên đường. Mọi gia súc thả rông sẽ bị bắt giữ và bán lấy tiền sung công nếu trong hạn 15 ngày không có chủ nhận.
  2. Luyện ngựa và cho ngựa tế trên đường, nơi dạo mát công cộng hoặc để ngựa lồng gây nguy hiểm cho khách bộ hành…
  3. Ban đêm xe ô tô, xe ba gác và các loại xe khác không có đèn thì không được chạy.

Điều 5: Không được bắn súng trong thị xã cũng như không được đốt pháo thường, pháo hoa nếu không có giấy phép đặc biệt của Công sứ.

Điều 6: Các quán cà phê, quán ăn, đại lý rượu phải đóng cửa lúc 10 giờ 30′ đêm vào các ngày thường và 11 giờ 30′ đêm vào các ngày chủ nhật, ngày lễ.

Điều 8: Ai muốn xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa phía mặt đường phải thỉnh thị ý kiến quan Công sứ về dóng thẳng hàng và mức độ nền được tôn cao. Nếu không tuân thủ, nhà xây và nhà sửa mặc nhiên bị nhà nước phá đi, phí tổn chủ nhà phải chịu”.

Tại Nghị định ngày 18 tháng 5 năm 1893 do Toàn quyền Đông Dương là De Lanessan ban hành cho Phủ Lạng Thương cũng dành ra hẳn 2 diều về quản lý đô thị như sau:

* Điều 2: Các khoản lệ phí đường phố mà quan Phó sứ đại diện cho quan Công sứ được phép thu cho ngân sách thị xã Phủ Lạng Thương trong phạm vi giới hạn ở điều 1 là những khoản như sau:

+ Đơn đề nghị chính quyền về dóng thẳng hàng, mức nền cho phép được tôn cao, san lấp; đơn xin phép xây dựng, cả hai loại đơn gộp hoặc tách riêng.

1) Nhà ngói 1đ00

2) Nhà tranh         0đ20

+ Đơn xin phép sửa lớn nhà ngói 0đ20.

+ Đơn xin xây cầu tầu (đơn vị tính m2): 0đ20

+ Lắp kho chứa hàng hoặc dựng giàn giáo trên đường công cộng (đơn vị tính m2/tháng): 0đ20.

Mục 2- số và các

…………………………..

Mục 3- lệ phí bắt giữ gia súc, gia cầm, các phương tiện giao thông thủy bộ

+ Trâu, bò, dê (đầu/ngày)        : 0đ20

+ Ngựa                                    : 0đ20

+ Chó, cừu                               : 0đ05

……………………….

Điều 3: Phạt vi cảnh

Những thị dân nào vi phạm các thể lệ cảnh sát và trật tự đường phố và không làm đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách thị xã quy định tại các mục trên đây, trong 24 giờ kể từ khi phát hiện phải nộp tận tay viên chức thu tiền của thị xã. Quá hạn trên phải phạt gấp đôi. Vi phạm của các khoản ở điều 2 phải phạt gấp 3 lần.

Ngoài những quy định kể trên – cách chúng ta hàng thế kỷ, chính quyền thực dân Pháp còn phạt vi cảnh cả những hành vi cãi chửi nhau, phóng uế bậy, để vỉa hè có rêu, lấy phân rác vào ban ngày, cởi trần ra phố.

Đối với chợ búa cũng có những quy định khá cụ thể. Ví như chợ gia súc – còn gọi chợ trâu bò Phủ Lạng Thương, trong quy định ngày 7 tháng 10 năm 1925, Thống sứ Bắc Kỳ cũng có nhiều điều ghi rõ:

“…Điều 5: Cảnh sát thủ y (police vétérinaire), phải tuân theo những điều khoản hiện hành tại các điều 93 và 102 của Nghị định Toàn quyền ngày 2-10-1916. Sau mỗi phiên, nền chợ phải được dọn phân, cọ rửa và tẩy uế.

Điều 6: Trong thời kỳ dịch bệnh, chợ có thể tạm bãi theo đề nghị của thủ y, ý kiến của chính quyền sở tại và đệ trình Thống sứ quyết định”.

Khi đó, đường phố và công trình công cộng xây dựng đến đâu là có tên đến đó ngay. Năm 1898, trường đấu mã Hà Vị ra đời. Tiếp đó là các phố Thọ Xương, Tân Ninh, Châu Xuyên, Tiền Môn, Nghĩa Long. Nơi có nhiều Hoa kiều sinh sống được gọi là phố Khách. Phố trước của Tòa sứ, qua khu chợ, trường học hoặc có nhiều giáo dân được gọi luôn là phố Tòa sứ, phố Trường học, phố Chợ, phố Đạo Đường. Lối gọi dễ nhớ, dễ tìm được cho là một phương thức tốt trong công tác quản lý đô thị.

Mọi công việc chuẩn bị cho Phủ Lạng Thương thành một đô thị mới của một trung tâm hành chính theo kiểu phương Tây đang được hối hả tiến hành thì buộc phải dừng lại bởi chính sách chia để trị trở nên cấp bách hơn. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh truyền thống bắt đầu được xẻ ra để lập thành tỉnh Lục Nam (Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Ngạn và Yên Bác – tên gọi cũ của Sơn động) và đạo Bãi Sậy (cắt một phần các huyện Gia Lâm, Văn Giang, Thuận Thành, Lang Tài để lập huyện mới Văn Lâm đưa vào đạo Bãi Sậy).

Tỉnh Lục Nam chính là bóng dáng đầu tiên của tỉnh Bắc Giang về sau này. Để chuẩn bị cho tỉnh Lục Nam ra đời (do tỉnh lỵ đặt ở phố Lục Nam nên tên tỉnh cũng gọi theo là Lục Nam – một nguyên tắc đặt tên tỉnh mới lập thời đó), ngày 30-6-1898, Toàn quyền Đông Dương Piquet đã ra Nghị định hủy bỏ việc thành lập trung tâm hành chính Phủ Lạng Thương, yêu cầu viên Chưởng ấn kiểm kê tài sản để về Bắc Ninh nhận nhiệm vụ mới.

Thế là thời cơ đầu tiên để Phủ Lạng Thương tiến nhanh trên con đường đô thị hóa bị chặn lại. Phủ Lạng Thương biến dần thành trung tâm chỉ huy của Quân khu Phủ Lạng Thương với đầy đủ trại pháo binh, trại bộ binh, trại lê dương, trại khố đỏ, kho quân lương, nhà sĩ quan cao cấp trải khắp khu vườn Hiên, đồng Kẹm (nay là chợ Thương), khu đình và chùa Châu Xuyên (đầu phố Á Lữ). Nhà khách của lính và tháp canh được dựng ở phố Mỹ Độ. Một khu nhà khách và bãi chăn bò khác được lập ra ở Đa Mai. Công trình phòng thủ ngoại vi được đặt ngay ở đầu làng Thương mới tái lập. Nhiều bốt gác được xây ở thượng lưu và hạ lưu sông Thương. Trường bắn được lập ở khu đồi Quảng Phúc.

Tuy tỉnh lỵ tỉnh Lục Nam (11/1889 – 9/1891) đã được đặt ở phố Lục Nam và mặc dù là một sĩ quan, nhưng viên Phó Công sứ Lục Nam vẫn tha thiết đề nghị chuyển tỉnh lỵ tỉnh Lục Nam về Phủ Lạng Thương vì đường sắt do mới rộng 0m60 nhưng đã có tàu chạy Phủ Lạng Thương – Kép, cầu qua sông Thương do hãng Seyneder Công ty và Vézin thi công dài 130m sắp hoàn thành, chỉ cần mở rộng đường phố chính lên 10-15m là xong. Thống sứ Bắc Kỳ đã chấp nhận giải pháp này nên tháng 6-1891 đã có văn thư điều đình với Tướng Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương:

“Nhà nước định di chuyển Tòa sứ hiện ở Lục Nam về Phủ Lạng Thương vì tầm vóc đường sắt ngày càng phát triển. Vì điều kiện ngân quỹ eo hẹp không cho phép xây dựng mới, chúng tôi sẽ biết ơn Ngài, nếu Ngài vui lòng nhượng lại ngôi chùa số 12 (tức khu đình và chùa làng Châu Xuyên – T.G) mà quan Chưởng ấn ở cách đây 2 năm hiện chỉ có 2 sĩ quan sử dụng”.

Thời đó, đường sắt xuất hiện đồng nghĩa với một hứa hẹn về sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Đáng tiếc, vào tháng 9-1891, sau gần 2 năm hiện hữu, tỉnh Lục Nam bị giải thể. Phủ Lạng Thương lần thứ hai mất cơ hội tiến bước mạnh mẽ trong tiến trình đô thị hóa.

Bất chấp những biến cố đã tạo ra hai lần lỡ hẹn, Phủ Lạng Thương tự chuyển mình một cách nhanh nhẹn lạ thường, dường như với mong muốn thoát khỏi cái bóng của một trại lính khồng lồ mà nó khoác vào ngay từ buổi đầu đô thị hóa. Các việc xây dựng ga xe lửa, cầu tầu, xưởng depot sửa chữa đầu máy xe lửa cùng với việc nắn thẳng các dãy nhà, san lấp hồ ao được xúc tiến một cách nhộn nhịp. Năm 1892, xuất hiện dịch vụ xe hơi Bắc Ninh – Phủ Lạng Thương, dựng Kho bạc, xây nhà giết mổ gia súc. Trong khi các công việc thiết lập Tổng hành dinh cho Quân khu Phủ Lạng Thương, Sở Công binh, Trại Khố xanh còn dang dở thì ngày 16-5-1893, Toàn quyền Đông Dương De Lanessan ra Nghị định xác định địa giới Phủ Lạng Thương, Nghị định cho phép thu vào ngân sách Phủ Lạng Thương các khoan lệ phí liên quan đến đô thị hóa (dóng nhà thẳng hàng, ấn định độ cao của nền nhà, quy chế san lấp, cấp phép xây dựng hoặc sửa chữa nhà, việc xây dựng cầu tầu, lệ phí phạt vi cảnh…). Từ thời điểm này trở đi, số Hoa kiều đến làm ăn, sinh sống ngày một đông, lập thành bang Phúc Kiến và Quảng Đông. Hệ thống giao thông nối Phủ Lạng Thương với Cao Thượng, Đào Quán, Đầm, Vôi, Đáp Cầu đã hoàn thành.

Sau khi tỉnh Bắc Giang được thành lập, kế hoạch xây dựng Tòa sứ được thiết lập – trước hết Trại Pháo binh ở Vườn Hiên phải di dời để nhường cho việc xây tòa nhà chính, vườn hoa, hồ trồng sen, hồ dạo chơi, sân quần vợt, dải rừng nhỏ bao quanh, nhà văn hóa, tọa đệ nhị cấp, trại khố xanh.

Hình như một số tư sản đã biết trước được việc Phủ Lạng Thương sẽ trở thành tỉnh lỵ của một tỉnh mới nên ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XIX đã đầu tư nhiều vào bất động sản. Devaux xây hàng loạt nhà ở các mặt phố lớn, đến thời điểm này thu được một số tiền lớn khi đem nhượng lại cho chính quyền dùng làm công sở. Pigannion mua lại nhà của Lapeui rồi bán lại cho Sở Bưu điện. Công điền, công thổ được điều tra để có cơ sở nhượng bán.

Sau khi lập trường đầu mã Hà Vị, năm 1899 nhà cầm quyền Pháp bán nhượng nốt các khu nhà của pháo binh. Các lô đất trong khu vực thành Dền bắt đầu được chia nhỏ để bán. Đầu thế kỷ XX, Phủ Lạng Thương có 3 khu phố, có Trưởng hộ và điếm canh ở từng khu phố. Ngày 28-10-1902, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định mở rộng ranh giới Phủ Lạng Thương lần thứ hai.

Cùng với việc xây cảng Á Lữ (1903) là việc lập Sở Tằm Tang Phủ Lạng Thương (1905), xây cầu tầu của hãng Roquet, Câu lạc bộ Tây (1907), trường thiếu sinh quân Phủ Lạng Thương, kho bãi của hãng dầu hỏa châu Á (1909), hoàn thành nhà thờ Thiên chúa giáo 91916).

Năm 1922, trường đấu mã được bán để xây dựng sân bay Hà Vị. Kể từ đây giá đất ở các phố lớn, phố chính tăng lên ghê gớm. Ngày 13-3-1923, Thống sứ Bắc Kỳ đã duyệt y dự án của Génédale và ấn định lại các khu vực để làm cơ sở tính giá thuế đất:

Khu vực 1: gồm các phố Khách, Tân Ninh

Khu vực 2: gồm các phố June Fery, Nghĩa Long, Abry, Dugène, Loiet, Thọ Xương, Phủ, Chợ, Đò, Trường Học, Burdét, Ga, Tòa Sứ.

Ngày 25-11-1927, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định mở rộng ranh giới Phủ Lạng Thương lần thứ ba – chiếm toàn bộ đất đai của làng Thương và làng Dền. Từ năm 1930 trở đi, Phủ Lạng Thương bắt đầu có hè phố lát bằng gạch carôximăng, sau đó rải nhựa các đường nằm trên các phố Tân Ninh, Tòa Sứ, Tiền Môn, Nghĩa Long, Châu Xuyên. Dinh Tuần phủ và Án sát Bắc Giang đặt ở phố Thọ Xương.

Phủ Lạng Thương vẫn còn là

0