18/06/2018, 16:39

Đại Việt dưới ách đô hộ của nhà Minh- Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti, (5/7/1407-3/1/1428)

giặc Minh xâm lược Vũ Ngự Chiêu “Tát cạn nước biển Đông cũng không đủ rửa sạch vết nhơ; Chặt hết trúc núi Nam không đủ thẻ ghi tội ác.” (“Bình Ngô Đại Cáo;” NTTT, (1976), tr 78 [77-83]) Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 ...

cac-tran-danh-3

giặc Minh xâm lược

Vũ Ngự Chiêu

“Tát cạn nước biển Đông cũng không đủ rửa sạch vết nhơ; Chặt hết trúc núi Nam không đủ thẻ ghi tội ác.” (“Bình Ngô Đại Cáo;” NTTT, (1976), tr 78 [77-83])

Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 tới khoảng năm 1421, Chu Lệ hay Đệ [Zhou Li] miếu hiệu Thành Tổ (Ming Zhengzu, 17/7/1402-22/8/1424) họp triều thần, chấp thuận lời xin của “1120” kỳ lão xứ Giao Châu [An Nam] hơn hai tháng trước là “con cháu nhà Trần đă chết hết không người thừa kế…. Giao Châu là đất cũ của Trung Hoa xin đặt quan cai trị, để sớm được thánh giáo gột rửa thói tật man di.” (1) Hôm sau, 5/7/1407, Chu Lệ ban chiếu thành lập “Giao Chỉ Đô Thống sứ ti” [Jiaozhi dutong tusi], một đơn vị quân chính cấp phủ hay tỉnh [Provincial Commandery]. (2) Và, như thế, sau gần 500 năm tái lập quốc thống dưới tên Đại Việt—hay An Nam, từ 1164/1175—nước Việt trung cổ tạm thời bị xóa tên.

Đô thống sứ ti vừa là tên cơ chế hành chính thực dân xâm lược, được nhà Nguyên (1260-1367) sáng chế và trắc nghiệm trong lãnh thổ dân Tam Miêu [San Miao] ở Quí Châu xuống tới vùng Vân Nam-Tứ Xuyên, tức Nam Chiếu hay Đại Lý khoảng năm 1253-1279. Nhà Minh (1368-1644) đã dựa trên kiểu mẫu này để tái chiếm Vân Nam năm 1380-1382, và sau đó trắc nghiệm ở Đại Việt từ 1402 tới 1437, rồi từ năm 1541 tới thế kỷ XVII (1647). Sứ ti cũng được dùng để gọi các quan tướng Minh phục vụ tại vùng đất bị nhà Minh thống trị. Một tên ngắn khác là “ba ti Đô, Bố, Án.” Nhưng truyền bản sử Lê và Tây Sơn dịch qua chữ Việt mới ghi Giao Chỉ Đô Chỉ Huy sứ ti từ ngày 1/4/1407. Sử Nguyễn, bản dịch Viện sử học, chép vào ngày 5/7/1407. giống Minh thực lục; rồi ghi An Nam Đô thống sứ ti từ ngày 29/4/1541 [đời Mạc].(3)

Sự khai sinh tổ chức quân chính Giao Chỉ đô thống sứ ti là hồi tạm kết của giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt (1406-1428), và mở ra những chương máu, nước mắt nhưng hào hùng của hơn 60 cuộc chiến kháng Minh mà đại đa số người Việt—trong hơn 20 năm kế tiếp, từ thành thị tới thôn quê, sông biển lên rừng núi—đã góp phần vào việc phục hồi và duy trì quốc thống cho tới hiện đại. Ngay đến các tù trưởng Lão Qua và quan tướng Việt-Chàm cũng ít nhiều tham dự, dù ở những ngày tháng đầu của cuộc xâm lược, có một số người đã trung hiếu với nhà Minh, hoặc với chính quyền lợi của mình và phe nhóm. (4) Chiêu bài đạo đức giả “diệt ác, hưng Trần” cùng bạo lực quân phiệt Hán tộc—như hun khói dân tị nạn trong các hang động (Lý Bân [Li Bin]), chặt thủ cấp phơi treo ở chợ búa, bến sông, dọc theo đường xá—hay chất xác nạn nhân thành đống, lùa bắt phụ nữ, thiếu nhi mang đi bán làm tôi tớ (Trương Phụ [Zhang Fu])—khiến tình hình rối ren, không có ranh giới rõ ràng giữa trung thần [Bùi Bá Kỳ] và phản quốc [Mạc Thúy, Nguyễn Huân, Trần Phong]. Nhưng thật hiển nhiên là người Việt đã khẳng khái bảo vệ niềm tin “đất Việt, vua Việt ở” [Nam quốc sơn hà, nam đế cư], đã ghi trong “Sách Trời.” Nói cách khác, chẳng bao giờ có việc dân tộc Việt cầu xin được khai hóa, hay đặt số phận mình và gia đình vào tay những tên đồ tể tham bạo, tội phạm chiến tranh của thế giới văn minh, thường huênh hoang tự so sánh to lớn như Trời Đất, cai quản “muôn dân tộc trong thiên hạ” mà cho đến khoảng năm 1424 mới chỉ biết được tổng cộng khoảng ba chục tên nước “Tây Dương.”

Một số học giả thế giới đã giới thiệu công trình nghiên cứu của họ về giai đoạn này, nhưng tác phẩm nghiêm túc bằng tiếng Việt mới hay chữ Hán còn khá hiếm hoi. Một trong những lý do là kho tài liệu chữ Hán của các triều NguyênMinh-Thanh chưa được khai thác đầy đủ. Hiện trạng duy vật và chính sách xâm lược xã hội chủ nghĩa của Đảng “Cộng Sản Trung Hoa” cũng khó giúp hy vọng những tài liệu khả tín sẽ được mở ra cho giới nghiên cứu trong tương lai gần—nếu không phải sẽ bị ngụy tạo để biện minh cho những mục đích giai đoạn. (5)

Li Dao Yuan (466 [472]-527), et al., Shuijingzhu [Thủy Kinh Chú, Thủy Kinh Chú sớ]. Đoàn Hy Trọng, “Sáu lời bàn về Thủy Kinh Chú;” Thủy Kinh Chú Sớ, Nguyễn Bá Mão dịch (Hà Nội: 2004),tr 857-861.Đa tạ gia đình dịch giả Nguyễn Bá Mão đã tặng bản dịch tiếng Việt mới Thủy Kinh Chú Sớ, gồm tám chương (33-40), dựa trên ấn bản 1999 của Bắc Kinh

 Tài liệu Bắc Kinh tâm đắc là tập ký sự Nam châu dị vật chí của Vạn Chấn, nhưng ít ai biết truyền bản cổ thư này từng mô tả về một tộc cư trú giữa biên giới Quảng Châu và Giao Châu—tức tộc Wuhu hay Ô Hử, Ô Man chỉ thích bắt khách bộ hành ăn thịt, có khi chật nhỏ ra, ướp muối để dành—gây khốn đốn cho quan binh Hán ở Giao Chỉ từ đầu thế kỷ thứ hai tây lịch, cho đến ngày dân Wuhu bị đánh đuổi về phía nam; và một số không nhỏ tái định cư tại Lào, Thái Lan, và Miến Điện hiện nay. Chẳng hiểu Vạn Chấn có chịu ảnh hưởng của Ban Cố [Ban Gu, 32-92], từng nằm mơ thấy thời tiền sử, trước ngày Phục Hy hay Bào Hy xuất hiện, người ta ăn lông ở lỗ, nhai nuốt cả thịt lẫn da, uống máu tươi, khi no bụng thì vất đồ dư thừa trên mặt đất; Phạm Việp [Fan Ye, 398-446], Hou Hanshu [HHT/HHS], dẫn trong CMTB, II:24a-25a, (Sài Gòn: 1967), 2:234-239; (Hà Nội: 1998), I:126-127; Ban Cố [Ban Gu], [Xian] Han shu, dẫn trong The I Ching or Book of Changes; trans into English by Cary F. Baynes, based on Richard Wilhem’s German version (Princeton, NJ: Princeton Univ Press, 1967, 1973), p. 329; Phan Bội Châu, Chu Dịch, trong Phan Bội Châu Toàn Tập [PBCTT], tập IX, (Huế: 2001), Cửu tứ tr. 704-5 [704-8]; Chương này đã sơ thảo từ cuối thập niên 1970, tại Wisconsin, nên sử dụng một số thông tin từ các nghiên cứu của các học giả, đặc biệt là các học giả Mỹ; như John King Fairbank, Wolters, John K Whitmore, Keith W Taylor, v.. v.. tàng trữ tại Thư viện Đại học Wisconsin-Eau Claire và Madison, cùng Đại học Cornell, Ithaca, NY, qua hệ thống mượn sách liên thư viện [Interlibrary loan].(6)

Từ thập niên 2,000, chúng tôi mới trực tiếp tham khảo tư liệu Ttung Hoa, như Zizhi tongjian [Tư Trị Thông Giám], (Sima Guang & Rafe de Crespency, ANU, 1989, 2003), Songshi [Tống sử], Yuanshi [Nguyên sử], Ming shi-lu [Minh thực lục] (Wade, NUS, 2005), v.. v..; chủ yếu là các bản dịch Anh, Pháp ngữ, so sánh với quốc sử Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Phần đóng góp nhỏ mọn của chúng tôi là chuyển từ lịch ta sang Tây lịch, và vượt qua những bức tường lửa tự kiểm duyệt của các nguồn tư liệu cũ, dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học nhân văn của thế kỷ XXI. Tưởng cần nhấn mạnh, chúng tôi chỉ hy vọng bổ khuyết sử Việt bằng các tư liệu ngoại ngữ, không hoàn toàn bác bỏ bất cứ thông tin nguyên bản nào theo chiều hướng nhị nguyên—đúng hay sai. Vì cả hai nguồn tư liệu Việt và Hoa luôn luôn khác biệt và chống đối lẫn nhau, chúng tôi chọn vị thế triết trung, trình bày các dữ kiện theo phương pháp tỉ đối.

I. Sự Khai Sinh Của Đại Ngu (12/3/1400-17/6/1407):

Cuộc xâm lược Đại Việt năm 1406-1407 của Chu Lệ hay Đệ là việc làm quen thuộc trong chính sách đối ngoại hay “thông hiếu ” với lân bang mà vua quan Trung Hoa rẻ rúng gọi là mọi rợ bốn phương [tứ di]—bất kể màu da, trình độ khoa học, kỹ thuật và cách sống của dân nước ngoài đó. Lịch sử Trung Hoa là một chuỗi những cuộc xâm chiếm và thôn tính, rồi tái xâm chiếm lân bang, nếu bị đánh đuổi. Năm trong hàng trăm cựu vương quốc bị đế quốc TH cướp đoạt chủ quyền, “đặt vào bản đồ,” “mở quận huyện” còn để lại chứng từ cụ thể là Miêu Cương (Nasu Yi Mu’egu, ca 300-1283) phía Tây Bắc Guizhou [Quí Châu] hiện nay; Nanzhao [Nam Chiếu] và Dale [Đại Lý] ở vùng Yunnan [Vân Nam] và nam Sichuan [Tứ Xuyên]; Đại Lịch/Đại Nam của Nùng Trí Cao; hay Đại Việt [Da Yue]/Nam Hán [Nan Han] của họ Lưu (Quảng Nam Đông và Tây, tức Guangdong [Quảng Đông] hiện nay), Manchuria, Mongols, Tibet, Tân Cương [Xinjiang], Thanh Hải [Qinghai]. (7)

Nhiều người cho rằng cha con Lê Quí Ly (23/3/1400-12/1400-1/1401, TTH, 16/6/1407) —tự Lý Nguyên [Yuan-li]— mời gọi quân Minh xâm lăng và cưỡng chiếm Đại Việt, qua việc cướp ngôi, cùng những hệ lụy hẳn có

 A. Lê /Hồ Nhất Nguyên & Ngu Thuấn :

Theo gia phả nặng phần ngụy tạo, Lê Quí Ly (Li Ji-li, 1336-1407?) liên hệ đến một người Việt gốc Hoa tên Hồ Liêm, con nuôi Tuyên úy Lê Huấn ở Thanh Hóa. Sau khi cướp ngôi cháu ngoại ngày 23/3/1400, Quí Ly hay Lê Nhất Nguyên [Li Yi Yuan] chính thức đổi sang họ Hồ. Tôn “Hồ Hưng Dật,” thái thú Diễn Châu triều Hậu Hán (947-950) [ ?], làm tổ. Hưng Dật, theo Quí Ly, liên hệ với Hồ Công Mãn [Hu Gong-man], dòng giõi “Ngu Thuấn” mà Khổng giáo chọn làm một trong hai thánh đế. Tháng 1/1401, gia phả Quí Ly còn thêm họ Phạm của mẹ và Chu của bà nội (8)

Có lẽ khá quen thuộc với cổ thư Trung Hoa, Quí Ly đổi tên nước thành Đại Ngu (1400-1407), để tưởng nhớ gốc tổ chép trong Thư [Shu, Book of Document], và Xuân Thu [Yinshu, Annals of the Spring and Autumn], rồi được sao chép trong truyền bản Sử Ký [Shiji] của Tư Mã Thiên (145-87 TTL) (Beijing: 1972), cùng các chính sử như Tiền Hán Thư [Xian Hanshu] của Ban Cố (32-92) (Beijing: 1975), Hậu Hán Thư [Hou Hanshu] của Phạm Việp (398-446) (Beijing: 1973), cùng sách khác. (9)

Tại Đại Việt, Nghiêu Thuấn cùng Tam Hoàng [Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông], chính thức xuất hiện trong chiếu dời đô năm 1010 của Lý Thái Tổ (22/11/1009- 3/3/1028). Tuy nhiên, phải từ thời Hậu Lê (29/4/1428-12/7/1527), những sáo ngữ như “vô vi nhi trị” [chẳng làm gì mà đời được trị], hay “mây [gió, mưa] Đường Nghiêu, tiếng đàn Ngu Thuấn” mới được Nguyễn Trãi (1380?-1442) cùng nhóm tân Khổng (neo-Confucianists) hô hào, ca tụng, qua tập Dư Địa Chí, tức An Nam Vũ Cống, với ảo vọng biến một vua trẻ thơ mới mười một tuổi thành “Nghiêu, Thuấn.” Nhưng bọn thái giám Lương Đăng được Lê Nguyên Long hay Lê Lân [Li Lin] tin cậy hơn, nên sử dụng nhạc khí Minh cùng những trò đập gậy, hô xướng “vạn tuế” mỗi khi di chuyển, bỏ quên chiếc khánh Nguyễn Trãi chế tạo bằng đá núi Kinh Chủ, huyện Giáp Sơn, Thanh Hóa theo Chu Lễ. Bi thảm hơn nữa là kết cuộc Trại Vải Bắc Ninh nhân chuyến tuần du Chí Linh của ứng cử viên Nghiêu Thuấn, khiến Nguyễn Trãi và cô vợ lẽ bán chiếu xinh đẹp, bị tàn sát ba đời ngày 19/9/1442. (10)

Dẫu vậy, cho tới thế kỷ XIX, vẫn còn người muốn hướng dẫn Gia Long (1/6/1802- 28/6/1806, Hoàng đế-3/2/1820) thành Nghiêu-Thuấn bằng cách tặng một ấn bản Đại Học [Great Learning] lên ông vua bình định thiên hạ bằng chiến thuyền, đại bác,và đủ loại lính Lê-dương. Hay, năm 1847 cung văn Thiệu Trị (11/2/1841- 4/11/1847), như “đức cao hơn những đời chuộng văn, đạo thịnh hơn những đời chuộng võ.” Từ khi lên ngôi, “phong hóa lan khắp, đạo trị quang minh, trong thì trăm họ nhảy múa mừng Xuân, ngoài thì phương xa lặn lội đến cống, đùn đùn như mây Đường Nghiêu bay, sang sảng như đàn Ngu Thuấn gẩy.” (11)

Một quân phiệt đương thời, Chu Lệ/Đệ—cũng rất kiêu ngạo về thành tích giết cháu cướp ngôi, tru diệt anh em để bá chủ thiêu hạ, tổ một chi mới [Thành tổ, Zhengzu] nhà Minh, nhưng thích tự xưng chính vị thiên tử, đại diện Trời, Đất và thần linh để thống nhất và cai trị vạn vật dưới vòm trời [thiên hạ]—phẫn nộ lên án cha con Quí Ly đảo trời, lật đất, tự coi tài giỏi, uy đức hơn cà Tam Hoàng, Ngũ Đế thượng cổ, đặt niên hiệu là Nguyên Thánh [Yuan Sheng] hay Thánh Nguyên [Sheng Yuan], đi ngược lại trật tự của Trời Đất [hiểu theo nghĩa thực dân, bành trướng Hán tộc] mà Chu Lệ có nhiệm vụ duy trì. (12)

Theo cổ tích Trung Hoa, nhờ hiếu đức với cha, mẹ ghẻ và anh em khác mẹ, Thuấn được Đường Nghiêu (Tang Yao, 2356-2256 TTL) nhường ngôi. Năm 2220 TTL, Thuấn chinh phục Tam Miêu; tám năm sau, 2208 TTL, chết ở Thương Ngô, khi đang “tuần du phương nam.” Tại Hồ Động Đình, Hồ Nam, còn miếu thờ Thuấn và hai vợ vốn là con gái Nghiêu. Vẫn theo truyền thuyết, Chu Vũ Vương [Zhou Wu-wang], người khai nghiệp nhà Chu, lấy đất Trần phong cho con cháu Thuấn, dưới họ Hồ. (13)

Danh vọng của Quí Ly không qua đường khoa bảng hay công lao chiến trận, mà khởi đi từ đâu đó trong hậu cung nhà Trần. Hai quí phi của Minh Tông (Trần Vượng hay Nhật Phụ [Chen Ri Fu], 3/4/1314 -15/3/1329, TTH 10/3/1357) mà Ly gọi bằng cô, do con gái Nguyễn Thành Huấn lấy người họ Lê sinh ra, đều có con làm vua: Con Hiến từ là Trần Hạo, tức Dụ Tông (2/10/1341- 29/6/1369), rất được Chu Đức Dụ yêu quí, gọi bằng Trần Nhật Khuê [Ri-kui]. Ngày 10/5/1370, Đức Dụ mặc áo tang đích thân tới cửa Tây hóa đón sứ đoàn Việt báo tang từ Hà Nội, và hết lời khen ngợi lòng trung hiếu của “man di.” Minh Từ sinh ra Hiến Tông (15/3/1329-24/7/1341); và, Trần Phủ (Nghệ Tông, 3/12/1370-4/12/1372, TTH – 6/1/1395), hay Trần Thư Minh [Shu-ming], quyền thự quốc sự từ 1370 tới 1374 trong Minh thực lục. Cai trị được hai năm Trần Phủ bị Đức Dụ áp lực nhường ngôi cho Trần Kính (Duệ Tông, 4/12/1372 -4/3/1377), rồi tự xưng làm Khâm Hoàng tới ngày 6/1/1395. (14)

Quí Ly còn liên hệ đến một hoàng hậu họ Lê khác, tức Gia Từ hoàng hậu của Duệ Tông (4/12/1372 -4/3/1377), mẹ Phế đế Trần Hiện (Chen Wei, 19/6/1377 – 3/1/1389). Khi Nghệ Tông chọn Trần Hiện lên ngôi, Gia Từ khóc lóc phản đối, nói con mình đức bạc, không xứng làm vua—hiểu theo nghĩa một vòng hoa vương giả của cả Nghệ Tông lẫn Quí Ly. Hậu bỏ cung điện đi tu, rồi chết bí ẩn năm 1381, chẳng hiểu có liên quan gì đến việc Trần Hiện “dụ giết” con trưởng Nghệ Tông là Câu vương Húc hay chăng. (15)

Qua đường giây “họ ngoại,” Quí Ly trở thành thân tín của Nghệ Tông, biểu trưng uy quyền họ Trần từ năm 1370, khi Hữu tướng quốc Trần Phủ làm đảo chính Trần [Dương] Nhật Lễ (18/7/1369 – 9/12/1370)—tức “Trần Nhật Kiến.” vua thứ tám, khác họ nhà Trần. Mẹ cha Nhật Lễ là đào kép hát (Vương Mẫu và Dương Khương), nhưng Lễ trở thành con thừa nhận của Trần Dục, hoàng tử lớn của Minh Tông và Hiến Từ. Trần Dục không được chọn làm vua vì “ngông cuồng” và chết sớm. Trong nỗi tưởng nhớ và ý định đền bù cho Dục, Hiến Từ lập Nhật Lễ lên kế vị Dụ Tông. Bởi thế, sử Lê chép Dụ Tông lập di chiếu truyền ngôi cho Nhật Lễ. Hữu Tướng quốc Phủ cũng gả con gái cho Nhật Lễ.

Nhưng mẹ Nhật Lễ có thể dính líu đến tham vọng trở lại họ Dương của con. Ngày 12/1/1370, Hiến Từ Tuyên Thánh Thái Hoàng Thái hậu bị đầu độc chết, và Lễ bị tình nghi là thủ phạm. Rồi đến cuộc thanh trừng 18 tôn thất sau cuộc mưu sát hụt Lễ trong một đêm Thu 1370. Bởi vậy, dù Nhật Lễ là vua duy nhất được nhà Minh phong vương khi tại vị, Hữu thừa tướng Phủ, cùng hai em phế Lễ, rồi ngày 9/12, cho lệnh đánh chết cả hai cha con Lễ.

Biến cố trên khiến Vương Mẫu chạy sang Chiêm Thành xin quân đánh Thăng Long, nhưng bị bão lớn, thiệt hại nặng ở cửa biển Đại An. Từ năm này, vua Chiêm—xuất hiện như Chế Bồng Nga (1370-8/2/1390) trong sử Việt, A Da A Zhe trong Minh thực lục, được Chu Đức Dụ phong vương ngày 11/1/1370—tạo ra bao ác mộng. Trong hai chục năm kế tiếp, Chế Bồng Nga đánh phá, cướp của, lùa dân từ Hóa Châu ra tới Nghệ An, Thanh Hóa, và bốn lần cướp Thăng Long (năm 1371, 1377, 1378, 1384). Trần Nghệ Tông, rồi Trần Hiện chỉ biết chạy giặc, chôn dấu kho tàng tới tận Lạng Sơn. Năm 1377, Duệ Tông mang 120,000 quân vào đánh Chiêm, nhưng bị tử trận ngày 4/3/1377 (hoặc 8/3/1377, theo tư liệu Minh) tại chân thành Đồ Bàn (Vijaya). Con trai lớn Nghệ Tông bị bắt sống. Hầu hết tùy tướng của Duệ Tông tử trận. Chỉ có Quí Ly, phụ trách tiếp vận, cùng Đỗ Tử Bình, chỉ huy hậu quân, chạy thoát thân. Cuộc thảm bại này khiến cán cân quân sự giữa hai nước thay đổi hẳn. (16)

Thái độ Chu Đức Dụ với vua Trần cũng lạnh nhạt dần. Thoạt tiên không chịu phúng điếu Duệ Tông, vì “chết đuối” là một trong ba trường hợp cấm kỵ. Rồi không thừa nhận Trần Hiện hay Nghiễn, tức Phế đế (19/6/1377 -3/1/1389). Đức Dụ còn sai bộ Lễ viết thư cho Nghệ Tông, khuyên bảo nên cùng Trần Hiện xét lại việc làm của mình, “trở lại với Đạo Trời. Dân chúng đã phải chạy loạn.” (17)

Sử Việt đều ghi Đức Dụ sai Đỗ Tử Hiền, Ổ [Sư] Lân, [Du] Hình Văn Bác sang Hà Nội phong vương cho Đế Hiện; nhưng tới nơi, Đế Hiện đã chết. Tranh chấp mãi, nhà Minh mới chịu qua phúng điếu; (18)

Minh thực lục chỉ có những thông tin khiến khó thể nghĩ rằng Đức Dụ muốn phúng điếu hay phong vương cho Đế Hiện. Thí dụ như lời chê trách Đế Hiện ngày 24/6/1381 là “đểu giả và ác độc” [villainous], “phóng đãng vô luân” [dissolute] và “hỗn láo” [insulting] trong cuộc tranh chấp đất đai với phủ Tư Minh, cùng quyết định trả lễ cống, và cấm Quảng Tây, Quảng Đông nhận chuyển cống lễ của nhà Trần. (19)

Quí Ly nhiều lần được trao nhiệm vụ chống Chiêm. Năm 1387, Quí Ly lên tới chức Đồng Bình Chương sự, tức tể tướng, cờ biển có bốn chữ “văn võ toàn tài.” Tha hồ kéo phe, kết đảng. Uy quyền Quí Ly mạnh đến độ bất cứ âm mưu chống đối nào đều bị bẻ gãy, kể cả vua Trần Hiện. Được Vương Nhữ Mai, con trí sĩ Vương Dữ Nhu, mật báo âm mưu kềm chế Quí Ly của Đế Hiện cùng Thái úy Trần Nguyên Ngạc, Lê Á Phu [và Dữ Nghị?], Quí Ly theo lời khuyên của nhóm Phạm Cự Luận, dèm xiểm và áp lực Nghệ Tông phế vua ngày 3/1/1389, rồi thắt cổ chết. (20)

Quí Ly còn bày kế cho con Nghệ Tông là Ngạc không nhận ngôi vua, nhường cho em út là Trần Ngung, tức Thuận Tông (24/1/1389 -2/4/1398). Rồi tìm cách giết Ngạc. (21)

Chu Đức Dụ và triều đình Kim Lăng bắt đầu chú ý tới “Lê Nhất Nguyên,” sau cuộc thảm sát Phế Đế ngoài thành Thăng Long đầu năm 1389. Nghệ Tông và Quí Ly dấu kín việc này, nên gần một năm sau, ngày 8/12/1389, sứ nhà Trần là Nguyễn Thông Thư mới tiết lộ sự thực, sau khi nhân viên bộ Lễ khám phá ra việc giả mao tên Trần Hiện (Chen Wei, Trần Huy hay Vi) để cống lễ.(22)

Có tác giả đã chỉ trích Nghệ Tông quá nhu nhược, may sẵn áo tang cho chế độ. Như đầu năm 1393, Nghệ Tông khen ngợi bản điều trần 14 thiên “minh đạo” [làm sáng đạo Trời], trong đó Quí Ly đề nghị trở lại với việc thờ phụng Khổng Khâu trước đời Tùy, xếp Chu Công Đán làm chính vị Tiên Thánh [Xian sheng, First Sage], Khổng Khâu làm Tiên Sư [Xian shi, First Master], phụ tế trong văn miếu. (23)

Quí Ly chê Hàn Dũ là một thứ “đạo Nho,” kẻ ngoài miệng nói chuyện thánh hiền, mà việc làm như kẻ cắp. Chê bọn Tống Nho Chu Mậu Thức [Đôn Di, phái Lý học [Li], Trình Hạo (Cheng Xa, 1032-1085), anh Trình Di (Cheng Yi, 1033- 1107) [học trò Đôn Di, chống việc thờ tượng và ảnh Khổng; chú giải lại Dịch]; Dương Qui Sơn [Thế] (học trò Trình Di), La Trọng Tố, Lý Diên Bình và Chu Hy (Zhu Xi, Chu Nguyên Phối, 1130-1200) [chủ trương chỉ nên tìm ra ý định [intentions] của tiên Thánh khi đọc kinh sách; chống việc thờ tượng và ảnh]. (24)

Sử quan định hướng Khổng giáo hết lời sỉ nhục, trách móc. Ngô Sĩ Liên viết: “Đạo của tiên thánh trước nếu không có Khổng tử thì không rõ được; đạo của bậc thánh sau nếu không có Khổng tử thì không thể làm khuôn phép được. Từ khi có sinh dân đến nay chưa ai hơn Khổng tử; thế mà dám khinh xuất bàn đến, là chẳng biết lượng mình đấy.” Vào thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ còn nặng lời hơn nữa: gọi Quí Ly là “người mù chê mặt trăng, mặt trời không có ánh sáng,” “cái ngu của Quí Ly thì tội không kể xiết.” (25) 

Có lẽ Ngô Thì Sĩ chưa biết rằng ánh trăng là phản chiếu của ánh mặt trời. Và, rõ ràng những người tự nhận môn đệ Khổng chưa sẵn sàng để chấp nhận sự thực: “Tử viết” hay “Tử văn,” “Tử vân” trong Luận Ngữ chưa hẳn là Khổng Khâu lịch sử. Chỉ có Nguyễn Phước Hường Nhiệm, người muốn được hậu thế ca ngợi như Lưu Hằng, tức Hán Văn Đế (179-157 TTL), cho là “chưa hẳn hoàn toàn toàn sai.” (26)

Sự thực có thể phức tạp hơn chúng ta được thông tin. Một trong những yếu tố chưa được đề cập là giao tình ngày một xấu đi giữa Nghệ Tông và Chu Đức Dụ.

Tất cả khởi đi từ cái chết của Trần [Dương] Nhật Lễ ngày 9/12/1370. Đức Dụ rất giận dữ, lên án Nghệ Tông giết vua, mưu toan làm giàu, không khai báo sự thực. Bởi vậy, năm 1374, Nghệ Tông vẫn chưa được phong vương, phải tuyên bố từ chức tạm giữ việc nước vì tuổi già. Em trai Nghệ Tông, Duệ Tông, được kế vị từ tháng 12/1372, cũng vậy. Khi Duệ Tông chết ở Đồ Bàn năm 1377, và Hà Nội báo cáo Duệ Tông bị chết đuối, Đức Dụ không muốn phúng điếu. (27)

Tháng 5/1399 [4 Kỷ Mão, 6/5-4/6/1399], sau khi Nghệ Tông đã chết, và như để chứng tỏ chẳng vui thú gì với món quà bức tranh “tứ phụ” được trao tặng năm 1394, Quí Ly giết thêm Thuận Tông (24/1/1389 -2/4/1398) ở quán Ngọc Thanh [thôn Đạm Thủy, huyện Đông Triều, Hải Dương], sau khi ép con rể đi tu theo đạo giáo. Quí Ly đã sai Nguyễn Cẩn đầu độc, nhưng vua không chết. nên phải dùng Xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Kỵ Vĩnh thắt cổ. Tháng 12/1400-1/1401 [12 Canh Thìn], Quí Ly nhường ngôi cho con thứ là Hán Thương [xuất hiện trong Minh thực lục như Hu Di [Hồ Đại], hay Li Cang [Lê Thương] (12/1400-1/1401- 17/6/1407). (28)

Việc bỏ trưởng, lập thứ này, theo sử Việt, được chính Lê Nguyên Trừng [Li Sheng]chấp thuận—dù có những dấu hiệu bất mãn từ phía Trừng khiến Quí Ly phải làm thơ khuyên bảo. Hán Thương là con Huy Ninh công chúa—được Nghệ Tông gả cho Quí Ly khoảng nửa năm sau ngày chồng cũ là tôn thất Nhân Vinh bị Nhật Lễ giết. Liên hệ huyết thống này giúp Hán Thương có nhiều phần trăm được nhà Minh thừa nhận hơn Trừng.

B. Hu Di [Hồ Đại] và Li Cang [Lê Thương] (12/1400-1/1401-17/6/1407):

Không rõ chuyện gì đã xảy ra từ năm 1400 tới ngày 17/7/1402 vì Minh thực lục khuyết giai đoạn này. Từ ngày 3/10/1402 sử Minh mới chép Chu Lệ sai sứ mang Chiếu lên ngôi tới mười [10] nước lân cận. Ngày 21/4/1403, Hán Thương gửi sứ đến mừng, và xin phong vương. Theo Hán Thương, Trần Nhật Khuê là chúa yi [di] đầu tiên xin cống lễ, nhưng Khuê mất không con nối dõi. Hán Thương là con công chúa họ Trần, nên được dân tôn lên nhiếp chính. Triều Minh đề nghị gửi người qua điều tra vì không thể tin được những man di bạt mạng [reckless] và bốc đồng [impetuous]. Chu Lệ đồng ý. Ngày 3/5/1403, Chu Lệ cho Hán Thương biết Dương Bột [Yang Bo] sẽ được giao trọng trách tìm hiểu này. Sử Tây Sơn và Nguyễn chép sứ Minh là Dương Bột, nhưng không nói rõ ngày tháng. Sử Lê không chép, chỉ ghi Chu Lệ sai Ổ Tu sang báo tin lên ngôi.

Theo Minh thực lục, ngày 28/12/1403, Dương Bột trở lại Kim Lăng với một sứ đoàn của Hán Thương, và tờ biểu cầu phong thứ hai, kèm theo tờ trình của các thế gia, kỳ lão nội dung cũng tương tự như trước, tức vua Trần chết, không con, nên dân tôn lập Hán Thương quyền thự quốc sự bốn năm qua, xin Chu Lệ sớm phong tước để yên vỗ man di. Ngày 6/1/1404, Chu Lệ sai Hạ Chí Sơn [Xia Zhishan] xuống phong Hán Thương làm An Nam Quốc Vương. (29)

Đây là một chiến thắng ngoại giao lớn cho cha con Hán Thương. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ khởi đầu. Những vấn đề tồn đọng từ thời nhà Trần—ngoài lãnh thổ như Chiêm Thành, trong lãnh thổ như vấn đề “tranh chấp đất đai,” nên hiểu theo nghĩa xâm lấn, hiếu chiến; và nhất là các thế lực nội thù, sẽ đưa Đại Ngu tới nghĩa trang trong hơn ba năm ngắn ngủi sắp tới. Liên hệ huyết thống với một vua “thánh hiền” Khổng giáo không đủ cứu cha con Quí Ly khỏi họa diệt vong. Quốc thống từ thời Trưng Vương thêm một lần bị cướp đoạt sau hơn bốn trăm năm tự chủ từ họ Khúc, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, sáu đời vua Lý, tới mười hai đời vua Trần.

Để tránh xúc phạm đến họ Lê ở Thanh Hóa và họ Hồ ở Diễn Châu-Nghệ An, từ đây, chúng tôi sẽ chỉ dùng tên Quí Ly [Ji-li], Trừng [Sheng] và Hán Thương [Cang hay Hu Di], cắt bỏ họ Lê mà Quí Ly không muốn liên hệ, cùng họ Hồ nửa người nửa thánh mà chẳng ai có thể thiết lập liên hệ với Quí Ly, và theo chúng tôi trộm nghĩ, không hề hiện hữu..

II. Những Vấn Đề Tồn Đọng:

A. Trụ Đồng Mã Viện:

Trong lịch sử bang giao Hoa-Việt, có rất nhiều huyền thoại. Văn gia Hoa từng đưa bang giao giữa hai nước lên tới năm 1110 TTL, tức triều Chu Thành Vương với Chu Công Đán phụ chính. Truyền bản Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng ghi lại giấc mơ Chu Công Đán ban cho sứ Việt Thường năm [5] cỗ xe có dụng cụ xác định hướng nam, đi dài theo duyên hải từ Thiểm Tây tới Phù Nam, Lâm Ấp, tròn năm mới về tới Việt Thường. Vài văn gia đời Tống còn nằm mơ thấy chuyện cúng rùa ngàn tuổi cho Nghiêu, trên lưng có chữ giáp cốt, và Nghiêu dựa theo đó làm thành lịch rùa. Kinh hoàng hơn nữa, có người còn đưa lịch sử thông hiều Hoa-Việt đến thời Chuyên Húc, tức một trong những sứ giả của vua cổ tích Trung Hoa đã tới đo đạc mặt trời cùng tinh tú ở “Nam Giao,” rồi hồn nhiên phán rằng “Nam Giao tức Giao Chỉ.” (30)

Huyền thoại nổi danh hơn nữa là việc Mã Viện [Ma Yuan] đã đánh dẹp cuộc nổi dạy của Hai Bà Trưng (40-43) đời Lưu Tú (5/8/25-29/3/57), rồi trồng trụ đồng hay bia đá để khoa trương võ công. Chẳng hiểu tại sao bỗng nảy sinh thêm tin Mã Viện dùng trụ đồng làm biên giới đế quốc Hán. Rồi đến suy luận trụ đồng là biên giới tây-nam Hán-Việt, hay biên giới Giao Châu và Lâm Ấp [Lin-yi] tức cổ Champa. Một tự điển khá nổi tiếng Hán ngữ là Từ Hải còn ghi trụ đồng Mã Viện ở trên đèo Cả—tức biên giới Đại Việt đời Hậu Lê sơ, hoặc các chúa Nguyễn vào đấu thế kỷ XVII. Chỉ có Lê Tắc, trong truyền bản An Nan Zhi-luo [An Nam Chí Lược] xếp loại nó vào loại cổ tích từ thế kỷ XIII-XIV, Bài thơ ca ngợi công đức hai Phục ba tướng quân họ Lộ và họ Mã được ghi lại một chứng từ khác, “Đồng tiêu, Nhật Nam đoan.” (31)

Tuy nhiên, vì hãi sợ những sự thực Lê Tắc đã ghi lại, người ta tảng lờ những điểm chính yếu của ANCL.

Qblai Khan (Hốt Tất Liệt, 1260-18/2/1294) và nhà Nguyên thường được giới thiệu như đã biến huyền thoại trụ đồng Mã Viện thành một dữ kiện lịch sử xâm lược—qua hai cuộc hội khám tháng 4-5/1272 (Uriyang Qadai-Lê Kính Phu) đời Trần Thánh Tông (30/3/1258-8/11/1278, TTH 3/7/1290), và tháng 8-9/1345 (Vương Sĩ Hành-Phạm Sư Mạnh) đời Trần Dụ Tông [hiểu theo nghĩa TTH Minh Tông (15/3/1329-10/3/1357). (32)

Tuy nhiên, hai thông tin trên cần được nghiên cứu lại. Mặc dù trong thư gửi Trần Thuận Tông ngày 20/3/1397, sứ giả của Chu Đức Dụ là Trần Thành [Chen Zheng] nhắc đến hai chi tiết này, nhưng chúng có thể chỉ được bịa đặt ra giống như Tập Cận Bình cùng Bộ Chính Trị Đảng CSTH của thế kỷ XXI đang ngửa mặt lên trời cả cười về hai ồng tre “tài liệu cổ sử” chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Chu Đức Dụ tức Minh Thái tổ mới có lẽ là người hâm nóng tinh thần thực dân, xâm lược Hán tộc qua chiêu bài “kim tiêu” biên giới, và võ công “Mã Phục Ba [Ma Fu-Bo] chế ngự man di. Ngay sau khi đánh thắng quân Nguyên, từ góc đông nam của đế quốc Trung Hoa, Đức Dụ đã nhắc đến trụ đồng biểu dương sự khuất phục Man Yi (còn được biết như Nam Man và Tây Nam Man Di từ đời Hán) trong chiếu lên ngôi, hay chiếu sắc ban phong Nhật Lễ làm An Nam Quốc Vương năm 1370. (33)

Năm 1381, vấn đề tranh chấp đất đai biên giới lại bộc phát. Đầu mối xuất phát từ gia đình Thổ tri phủ Tư Minh Hoàng Quảng Thành. Thổ hào Thành đã hoang tưởng ra việc Đồng Đăng là đất Đồng trụ của Mã Viện, nên xin đòi trả lại 200 lý [ca 82 kms] phía bắc và đông trụ đồng mà An Nam đã lấn chiếm. Trần Hiện bác khước. Điều này khiến Đức Dụ giận dữ, không tiếc lời chỉ trích họ Trần. (34)

Năm 1396-1397, Chu Đức Dụ lại sai bọn Trần Thành và Lữ Nhượng qua Hà Nội thảo luận, nhưng Trần Ngung tức Trần Thuận Tông không chịu nhân nhượng. Trong kho bằng chứng lịch sử của nhà Minh, Trần Thành nhắc đến câu tuyên bố của đại diện Việt về tục lệ tiếp đón hay đưa tiễn sứ Trung Hoa ở Khâu Ôn [Qiu Wen], để cưỡng từ đoạt lý rằng Khâu Ôn là ải địa đầu của Giao Chỉ, không phải trạm đổi ngựa ở Đồng Đăng; nên đòi đất Khâu Ôn, Như Ngao [Ru Ao], Khánh Viễn [Qing-yuan], Uyên [Yuan] và Thoát [Tuo]. Mặc dù bị Thuận Tông bẻ gãy gian ý—như đặt câu hỏi tại sao năm 1285 hay 1288. Thoát Hoan không lui về giữ biên giới Vĩnh Bình lại chạy tới Tư Minh—Đức Dụ đành tuyên bố “An Nam sẽ bị tai họa,” nhưng chờ dịp thuận tiện hơn. (35) 

Ngày 1/5/1404, Quảng Thành lại xin đòi đất bị Annam “xâm lấn.” Chu Lệ đồng ý. Ngày 25/7, Chu Lệ chính thức đòi đất đã mất. Đòi hỏi này bỗng có sức nặng của núi Thái Sơn hay Thập Vạn Đại Sơn sau khi Bùi Bá Kỳ cùng Trần Thiên [Thiêm] Bình xuất hiện tại Kim Lăng mùa Thu 1404, van lậy Chu Lệ dùng uy đức [moral powers] trừng trị cha con Quí Ly tội ác giết vua, truy sát tôn thất, cướp ngôi; lại ngạo mạn tự xưng dòng giõi Thánh đế Thuấn, đặt tên nước Đại Ngu, đặt niên hiệu Nguyên Thánh. Bởi vậy, năm 1405, cha con Quí Ly sai “cát địa sứ” Hoàng Hối Khanh—thái học sinh khóa 1384—cắt trả phủ Tư Minh 59 xã thôn đất Lộc Châu hay Cổ Lâu, Lạng Sơn. Thừa thắng, Chu Lệ còn đòi bảy [7] khu vực của châu Ninh Viễn, Vân Nam, bị Đại Ngu lấn chiếm. Trong khi đó, sai Lý Kỳ [Li Qi] và Vương Thư [Wang Shu], cùng phó sứ Lưu Quang Dĩnh, xuống An Tôn điều tra, với lời dọa nạt cha con Quí Ly: “Cái ác của các tội bay gây ra cao tày trời” [The evil of your crimes reaches to Heaven]. Sau khi cha con Quí Ly sai Nguyễn Cảnh Chân theo Lý Kỳ lên Kim Lăng ngày 22/7/1405 đề nghị cho Thiên Bình về nước, ngày 5/8 Chu Lệ sai Niếp Thông dẫn Cảnh Chân trở lại An Tôn, mang theo sắc dụ phong Hán Thương làm Thượng Công, Tri phủ Thuận Hóa, hưởng thực ấp toàn phủ, cha truyền con nối, nếu đón Thiêm Bình về làm vua. Văn thư trên vẫn có những lời đe dọa về tội lỗi tày trời “giết vua,” “truy diệt tôn thất.” (36)

Năm 1440, Chu Kỳ Trấn (Minh Anh Tông, 1435-1449, 1457-1464) lại nêu lên vấn đề ranh giới và trụ đồng. Lần này, nhân việc Hoàng Khoan đem 290 hộ dân và lãnh thổ ở châu Khâm [Qin], Quảng Đông, xin qui phụ An Nam từ thời Tuyên Tông (1425-1435). thổ quan châu Khâm tin rằng sau khi Mã Viện trừng phạt man di và vãn hồi hòa bình đời Hán (42-44), tất cả lãnh thổ từ trụ đồng Mã Viện tới Phân Mao Lĩnh [Fen Mao Range] là đất châu Khâm. Bản đồ và tư liệu lịch sử khẳng định rẳng trụ đồng nằm ở động Cổ Sâm [Sum, hay Lâu], cách châu Khâm ba [3] lý, là biên giới tây nam; và Phân Mao Lĩnh, nơi cỏ tranh chia mọc theo hai ngả bắc nam như một biên giới trời sinh, là mốc biên giới tây bắc. An Nam đã xâm lấn qua trụ đồng 200 lí, và chiếm vượt qua Phân Mao Lĩnh 300 lí. Ngay đến anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cùng nho thần nhà Hậu Lê cũng bị ám ảnh bởi cơ quan tuyên truyền khổng lồ của nhà Minh, viết vào truyền bản Dư Địa Chí: “số 26: Vân Cừ, Kim tiêu, Phân Mao, [ở về An Bang, sau tránh húy, đổi làm An Quảng].” (37)

Năm 1442, Lê Thái Tông (Lê Lân, 20/10/1433-7/9/1442) nhận lỗi; nhưng không rõ cắt trả lại châu Khâm bao nhiêu đất. Đời Lê Thánh Tông (26/6/1460- 3/3/1497), năm 1471-1472, nhà Minh lại đòi đất An Bang—để có thể nhìn ra biển Đông Nam Á, khiến Thánh Tông phải sai cha vợ là Nguyễn Đức Trung trấn giữ An Bang, và nhiều hơn một lần căn dặn các đại thần rằng “ai cắt một tấc đất của Thái Tổ để lại sẽ bị tru di.” (38) Chẳng hiểu đây là lập trường của vua, hay chỉ tuyên bố cho sử thần ghi vào “Nhật lịch.”

Cuộc cướp ngôi nhà Lê của cha con Mạc Đăng Dung năm 1527 mở ra cho Chu Hậu Tổng (Thế Tông, 27/5/1521-23/1/1567) cơ hội lấy lại núi “Phân Mao” thuộc châu Khâm, Quảng Đông. Chu Khứ Phi (Zhou Qufei, 1100-1178) đời Tống đã nằm mơ thấy một hay hai trụ đồng Mã Viện, trên đó khắc hàng chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” ở khu hang động Cổ Sâm, Khâm Châu, và kể lại trong tập Lĩnh Ngoại Đại Đáp [Lingwai dai da; Reponses from outside the Ling Pass]. Đại Thanh Nhất Thống Chí cũng chép “Đèo Phân Mao” ở động Cổ Sâm, phía Tây châu Khâm khoảng 3 lí [1.5 km]. Mã Viện dựng trụ đồng ở đây. (39)

Theo sử cũ—đã được sử quan Nguyễn hiệu đính—Ðăng Dung cử Phạm Chánh Nghị qua Vân Nam, đút lót vàng bạc, nói con cháu nhà Lê đã chết hết. Năm 1534, Chu Hậu Tổng sai Cừu Loan và Mao Bá Ôn dẫn quân đến biên giới, loan tin sẽ đánh Mạc. (Thông sử, Long (1978), tr 270-271, 277)

Minh thực lục ghi từ năm 1522 tới 1536, liên hệ với An Nam bị cắt đứt. Mãi tới năm 1536, Chu Hậu Tổng và các sứ quân ở Quảng Đông/Quảng Tây, Quí Châu/Vân Nam mới thắc mắc về việc An Nam thiếu tiền cống lễ đã trên 20 năm. Vì ngân khố eo hẹp, Chu Hậu Tổng và cận thần muốn “hỏi tội” An Nam. Ngày 7/12/1536, Bộ Binh dâng biểu xin thành lập một Bộ tư lệnh đánh An Nam; gồm một tư lệnh, hai Phó tư lệnh, bốn phụ tá, bốn chỉ huy trưởng kỵ mã, một quan văn phụ trách dân sự và hành chính, cùng hai đại diện tại hai quân khu Quảng Đông/Quảng Tây và Vân Nam. Thị lang bộ Hộ ra sức can ngăn, nhắc nhủ Hậu Tổng về những gương sáng của triều Chu Lệ—như hao quân, tốn của, hàng trăm nghìn người chết mà không giữ được Giao Chỉ. Ngân khố chỉ còn hơn bốn [4] triệu nén bạc, tình trạng biên giới với “rợ Hồ” phức tạp. Hơn nữa, không thể dùng luật lệ của một nước đội mũ, mặc áo để cai trị man di.(40)

Khoảng hai tháng sau, sứ thần của Nguyễn Cam tự Kim—dưới danh nghĩa một con cháu nhà Lê là Lê Ninh—tới Bắc Kinh. Trịnh Duy Liêu khai rằng đã tới Chiêm Thành hai năm trước, nay mới tới được cửa Trời. van xin Hậu Tổng ra oai trừng trị phản nghịch Mạc Đăng Dung [Mo Deng Yong] tội đuổi Lê Huệ [Li Hui, hay Y, tức Lê Chiêu Tông], cháu vua Lê Tương Dực [Li Zhou], đã lên tạm coi quốc sự sau ngày Trần Cảo nổi loạn, giết vua năm 1516. Sau đó, Dung lập Lê Khoáng [Li Kuang], rồi giết Khoáng, chọn con mình lên thay. Sau khi Lê Huệ chết, con là Lê Ninh dấy binh chống Dung. Nhiều lần gửi sứ qua Bắc Kinh đều bị Dung chặn giết. Bộ Lễ tỏ ý nghi ngờ, vì Liễu đã ở trên tàu Quảng Đông hai năm tại Chiêm Thành mà không hề tiếp xúc với sứ Minh. Hậu Tổng cho Liễu được tạm trú tại Viện Thông Ngôn theo qui chế sứ đoàn. (41)

Một số người không muốn xuất quân. Pan Zhen [Bàn Chân], Tả thị lang bộ Binh cho rằng cả hai phe đều có lỗi, chẳng nên bênh phe nào. Giặc Hồ đang đe dọa ở biên giới. (juan 199:4b-5a). Pan Dan, phụ trách quân sự ở Quảng Đông/Quảng Tây cho rằng Mạc Đăng Dung kiểm soát 80 phần tram lãnh thổ, và đã gửi người đến xin cống lễ. (juan 199:6b-7b). Ngày 27/5/1537, bộ Binh đưa ra 11 cách giải quyết, và đề nghị sử dụng lực lượng hỗn hợp Hán và địa phương. (juan 199:6b-7b).

Ngày 20/5/1537 ra hịch kể mười [10] tội của Đăng Dung: (1) Đuổi Li Hui [Lê Huệ, tức Lê Y] cướp ngôi; (2) ép một công chúa lấy Đăng Dung; (3) Giết Li Kuang [Lê Xuân hay Cung Hoàng]; lập con làm vua; (4) Đuổi Lê Ninh chạy đi; (5) Tự xưng Thượng hoàng; (6) Đặt niên hiệu Minh Đức, hay Đại Thánh; (7) Bố trí lính ở các đèo, cản trở lưu thông; (8) tàn bạo và vô luân; (9) ngăn chặn đường đi cống; (10) tự động bổ nhậm quan lại; Ai bắt được một tội nhân sẽ thưởng 22,000 nén vàng và ban quan tước. (42)

Tuần phủ Thịnh còn gửi thư văn cho Lê Ninh, yêu cầu trỉnh bày rõ ràng sự thực. Bởi vậy, năm 1437, Nguyễn Cam gửi thêm sứ đoàn thứ hai do Trịnh Viên cầm đầu tới Vân Nam, mang theo tờ biểu nói rõ việc Đăng Dung đuổi Lê Huệ và giết Lê Khoáng.. Trịnh Viên còn được gặp đặc sứ của Chu Lệ là Đào Phương. Tờ biểu thứ hai này của Lê Ninh khiến Chu Lệ tạm ngưng việc xuất quân. (Shizong, juan 204:1b).

Mặt khác, qua đề nghị của Án sát châu Khâm và Đô Ngự sử, kiêm tuần phủ Vân Nam Uông Văn Thịnh [Wang Wen-Sheng] tiếp tục điều tra tình hình, và mở đường cho cha con Đăng Dung đầu hàng, dâng nạp sổ sách đất đai, dân đinh, sẽ được tha tội chết

Đồng thời, chiêu mộ những thổ hào chống cha con họ Mạc, giúp họ dùng võ lực hưng Lê. Hai lá bài được Hậu Tổng và các cận thần đồng tâm ủng hộ là Lê Ninh, tức Lê Trang Tông, do Nguyễn Cam và đồng minh họ Trịnh chế tác, và hai anh em “chúa Bầu” Vũ Văn Uyên-Vũ Văn Mật, thủ lĩnh xóm Khao Bầu, xã Đại Đồng, Tuyên Quang. (Đại Nam Nhất Thống Chí , q XVII: Hải Dương và q XXIII: Tuyên Quang, ghi sự tích phù Lê chống Mạc của hai anh em Vũ Văn Uyên và Mật; ĐNNTC, XVII: Hải Dương (1997), 3:449 [373-466]; XXIII: Tuyên Quang, (1997), 3:360-362 [333-363];

Năm 1537, Vũ Văn Uyên tình nguyện mang 10,000 quân từ đèo Chi Long xuống đánh một vị trí của Dung. Mạc Đăng Doanh thân chinh đi đánh anh em Vũ Văn Uyên, nhưng không thắng. Tổng binh Mộc Chiêu Phúc và Tuần phủ Thịnh cho quân tới đóng ở ghềnh Liên Hoa, châu Thủy Vĩ để hỗ trợ anh em Uyên.

Châu Thủy Vỹ thuộc Hưng Hóa, nằm sát huyện Vân Sơn, Vân Nam, cách biên giới khoảng 11 dặm hay 5 cây số; đông giáp Vị Xuyên, Tuyên Quang. Đời Chu Lệ, là cửa ngõ xâm nhập Đại Ngu của Mộc Thạnh. Một phần lãnh thổ phía bắc, kể cả Mông Tự và ghềnh Liên Hoa bị Trung Hoa xâm chiếm; ĐNNTC, XXIII: Tuyên Quang, (1997), 3:284-285 [333-363];

Ninh Viễn [Ning Yuan] là phủ An Tây hay Mường Lễ; thuộc Hưng Hóa (trấn Tuyên Quang đời Trần; phủ Tuyên Hóa đời Minh), cát cứ của Đèo [Điêu] Cát Hãn. Sau khi Quí Ly cướp ngôi, Đèo Cát Hãn xin sát nhập vào Vân Nam. Năm 1432-1433 bị Lê Lợi đánh giết. Năm 1761, đời Lê Hiển Tông (1740- 1786) mất vào tay nhà Thanh sáu [6] trong số mười [10] châu—Tung Lãng [nay là Quang Lãng], Hoàng Nhâm, Hợp Phì, Lê Tuyên, Tuy Phụ và Khiêm. Ngày nay chỉ còn châu Chiêu Tấn, tức Mường Thu hay Mường So; ĐNNTC, XXIII: Tuyên Quang, (1997), 3:285-286 [333-363];

Năm 1405, Chu Lệ buộc tội Hán Thương đánh chiếm [bảy [7] công sự phòng thủ [stockades] bằng thân cây sát mặt đất]. Tháng 1/1432, Lê Lợi sai Tư đồ Lê Sát và Tư Tề mang quân đánh Mường Lễ, vì thổ tù Đèo Cát Hãn tư thông với Phạm Văn Xảo; sau lại móc nối với vua Ai Lao đánh Mường Mỗi.

Tháng 2-3/1432, đích thân vua cũng xuất chinh. Đánh được Mường Lễ; giết Kha Lại. Đổi Mường Lễ thành Phục Lễ. (Lê Quí Đôn, Đại Việt Thông Sử, bản dịch Ngô Thế Long, trong Lê Quí Đôn Toàn Tập III (Hà Nội: KHXH, 1978), tr 92-94. [Sẽ dẫn: Thông sử, Long (1978)],; CMCB, XV:30, (Hà Nội: 1998), I:863-864; ĐVSK, BKTT, X:73b-74a..

3/4/1432 [3/3 Nhâm Tí]: Lê Lợi hồi kinh. Ban chiếu việc đánh Mường Lễ: Đèo Cát Hãn phản. Không cống lễ. Khuấy nhiễu các trấn Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quí Hóa, Gia Hưng. Làm phản do âm mưu của thằng [Phan Văn] Xảo. Năm ngoái, Bế Khắc Thiệu mưu làm phản ở Thái Nguyên, do thằng [Trần Nguyên] Hãn xúi dục. (Thông sử, Long (1978), tr 92-4)

Lê Sát và Tư Tề thắng giặc ở Đà Lãng, truy kích tới Mường Bồ. [Con] Hoàng Hối Khanh bị bắt giết, nạp thủ cấp. Đinh Quế cùng vợ con bị bắt sống. Bắt được hơn 3 vạn thuộc hạ và vợ con Cát Hãn, cùng hơn 100 voi.

Tháng 11 Nhâm Tí [23/11-22/12/1432]: Đèo Cát Hãn về hàng. Vua phong chức Tư Mã. (Thông sử, Long (1978), tr 94) Năm sau, giết đi. (ĐVSK, BKTT, X:74a, Lâu (2009), 2:382 ghi là tháng Giêng Quí Sửu [1-2/1433]) CMCB, XV:30, (Hà Nội: 1998), 1:864)

Ngày 16/6/1537, Mao Bá Ôn tới kinh đô, nhận trách nhiệm điều khiển kế hoạch đánh An Nam. Bá Ôn đưa ra năm [5] đề nghị, mà chính yếu là chỉ loại bỏ Mạc Đăng Dung, nhưng giữ các thuộc hạ; sẽ sử dụng quân Quảng Đông/ Quảng Tây và Vân Nam. (Shizong, juan 200:1b-2a). Hậu Tổng chấp thuận, và cách chức (thị lang Pan Zhen), hay phạt lương hai tháng một đại thần từng đề nghị ngưng hành quân vì lương thực ở Hoa Nam gần cạn. (Shizong, juan 200:8b-9a).

Cha con họ Mạc—trước mối đe dọa của một cuộc chiến mà cơ quan tuyên truyền của Hậu Tổng thổi phồng lên tới 300,000 quân từ Quảng Đông/Quảng Tây, và Vân Nam; cùng tờ hịch nêu lên mười [10] tội của cha con Dung sau khi sứ đoàn thứ hai do Trịnh Viên cầm đầu của Nguyễn Cam tới Vân Nam gặp Tuần phủ Uông Văn Thịnh và đặc sứ của Hậu Tổng, trình nộp một điều trần về tội giết vua, cướp ngôi của cha con Dung—quyết định đi xa và nhanh hơn bất cứ đối thủ nào. Đăng Doanh dàn xếp cho Nguyễn Văn Thái [Ruan Wen-tai] —người từng soạn chiếu nhường ngôi của Lê Khoáng năm 1427—và Phan Chính Nghị đưa ra những đề nghị mà Hậu Tổng và các quân phiệt địa phương khó từ chối.

Ngày 22/4/1538, Đăng Doanh sai Phan Chính Nghị đi nộp biểu xin đầu hàng. Lời lẽ vô cùng nhã nhặn và nội dung khiến Hậu Tổng đẹp dạ. Đưa ra những điều kiện khiến Hậu Tổng không thể từ chối: (a) cắt trả đất bốn động cho Khâm Châu, (b) sẽ trà hết số cống lễ còn thiếu 20 năm; (c) không dủng võ lực đánh nhau với Lê Ninh và Vũ Văn Uyên; và (d). xin trao số mệnh vào sự phán xét của Cừu Loan cùng Mao Bá Ôn. Nhưng Nghị cũng tố cáo Lê Ninh (tức Lê Trang Tông) vốn họ Nguyễn. (Shizong, juan 210:4a-5a).

Hậu Tổng lập tức cho lệnh hoãn hành quân, và bốn ngày sau, 26/4/1538, bổ nhiệm Cừu Loan [Qiu Luan] làm Chinh Di Phó tướng quân, và Mao Bá Ôn làm quan quản trị, hay Tổng quản, với ấn guan fang.(43)

Ngày 14/3/1539, Nguyễn Văn Thái đích thân tới Trấn Nam Quan, dâng biểu xin hàng mới của Đăng Doanh. Đăng Doanh cung kính tuyên bố tất cả đất đai An Nam đều thuộc về Thiên Triều, sẽ trả lại tất cả những đất có tranh chấp. Đăng Doanh cũng nộp sổ sách, địa đồ của 53 phủ, 176 châu, 49 huyện, 300,000 hộ với 1,750,000 đinh. (44)

Ngày 8/9/1539, Hậu Tổng chấp thuận trên nguyên tắc tha tội chết cho cha con Đăng Dung, nếu họ Mạc thành thực. Để bảo đảm sẽ đạt được kết quả, Hậu Tổng cho tiến hành việc chuẩn bị, cử Mao Bá Ôn [Mao Ba-wen] một thị lang bộ Công, trông coi việc xây dựng,.phụ trách. Bá Ôn đưa ra một kế hoạch năm [5] điểm, nhắm vào cha con Đăng Dung mà thôi, quan tướng các cấp sẽ được giữ nguyên chức vụ cũ, nếu ngả theo nhà Minh. Ngoài ra, Bá Ôn chủ trương dùng hai phiên ti Quảng Đông/Quảng Tây và Vân Nam chia nhau quản thúc các lãnh chúa Việt. Lê Ninh, anh em Vũ Văn Uyên cùng các thổ hào biên giới Trần Thông [Chen Cong], Hoàng Công Cang [Huang Gong Gan], tri huyện Thủy Vỹ Đào Cát Hãn [Tao Xian] đặt dưới sự điều động của tuần phủ Thịnh và Tông binh Mộc Chiêu Phúc.Vũ Văn Uyên còn thành lập một hành dinh ở Ghềnh Liên Hoa, châu Thủy Vỹ, nhưng bị nhà Minh xâm chiếm. Cha con Mạc Đăng Dung dưới sự cai quản của bọn Thái Tĩnh, quân vụ trưởng Quảng Đông/Quảng Tây. Và Tổng binh Lưu Huân [Liu Xun]

Lực lượng xâm lược, dự trù lên tới 300,000 quân, chia làm hai cánh chính. Cánh quân Quảng Tây/ Quảng Đông, kể cả chính binh và kỳ binh (quân lưu động), dự trù lên tới 220,000, chia làm ba mũi xâm phạm Ðại Việt theo ngả Qui Thuận, Ô Lôi [Khâm Châu, phủ Liêm Châu], và Bằng Tường, Long Châu, Tư Minh. Vân Nam gửi ba đội tiễu binh, mỗi đội 21,000, từ ghềnh Liên Hoa (Mông Tự, phủ Khai Hóa nhà Thanh [nguyên là đất của Ðại Việt]) theo ba [3] cánh tràn vào Ðại Việt. (45)

Cái chết đột ngột của Đăng Doanh ngày 3/3/1540—vì bị sét đánh, theo một nguồn tin—khiến việc thương thuyết bỗng chậm lại.

Ngày 11/5/1540, Án sát châu Khâm là Lâm Hy Nguyên [Lin Xi-Yuan] dâng biểu yêu cầu Đăng Doanh trả lại bốn [4] động đã lấn chiếm sau ngày quân Minh rút chạy khỏi Đông Quan năm 1428. Tuy nhiên, Hậu Tổng không cứu xét, chờ đợi những viên chức có trách nhiệm. Ngày 31/7/1540, Cừu Loan và Mao Bá Ôn dâng biểu, đề cập đến nguồn tin Đăng Doanh đã chết. Cách nào đi nữa, không ai biết Doanh đang ở đâu. Nếu cha con Đăng Dung không gấp rút đầu hàng, có lẽ phải xuất quân. Sẽ dùng 36,000 quân Hán và Tartar ở Quảng Đông; 75,000 thổ binh Quảng Tây; cùng lực lượng Hồ Quảng và hải quân. Số lương thực cần cho một năm là 380,000 thạch gạo; 800,000 lạng bạc; và hơn 800,000 ngựa. Xin được giữ lại số tiền thuế bạc 23,200 lạng, và thuế muối, sắt khoảng 107.000 lạng chưa chuyển về kinh. Hậu Tổng chấp thuận. (48)

Ngày 20/10/1540, một biến cố bất thần xảy ra tại Quảng Tây. Cừu Loan và Tổng binh Liu Xun [Lưu Huân] nảy sinh hiềm khích về tướng lệnh, và Cừu Loan bắt Lưu Huân phải sửa áo giáp để quì lạy mình. Thế Tông bèn triệu hồi Cừu Loan về kinh, (49)

Ngày 30/11/1540—bị dồn vào tình trạng mà Mạc Đăng Dung thú nhận là “lợn trong chuồng”—Dung bàn giao chính quyền cho con trưởng Đăng Doanh là Mạc Phúc Hải (Mo Fu-Hai, 8/3/1540-5/6/1546), rồi cùng cháu là Minh Văn và 42 thuộc hạ qua Trấn Nam Quan làm lễ đầu hàng.

“[M]ỗi người đều cầm thước, buộc dây lụa vào cổ, đi chân không đến bò rạp ở mạc phủ nước Minh, giập đầu quì dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai quân dân quan chức trong nước để xin xử phân, nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù của châu Vĩnh Yên, trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc lệ vào Khâm Châu.” (50)

Rồi sai cháu là Văn Minh, cùng 29 người, kể cả Hứa Tam Tĩnh, Nguyễn hay Vũ Duy Quế đi Yên Kinh dâng biểu đầu hàng lên Chu Hậu Tổng.

Điều đáng nhấn mạnh không chỉ có một vùng lãnh thổ rộng lớn khoảng 300 lý của Am Quảng trả cho châu Khâm. Hay, mở ra cho thổ dân một “trục lộ tơ lụa hàng hải” tới Vịnh Bắc Việt

Quan trọng hơn nữa là cha con Dung từ bỏ vị thế một nước chư hầu [vassal state], trở lại với thể chế đô thống sứ ti thời Minh thuộc. Tên Giao Chỉ được đổi thành An Nam, nhưng vua An Nam năm nào trở thành chức quan tùng nhị phẩm— tùy thuộc hai phiên ti Quảng Đông/Quảng Tây và Vân Nam. Không thể không tự hỏi việc xin bãi bỏ vị thế một quốc gia, xuống làm một đơn vị quân chính [An Nam Đô thống sứ ti] của Trung Hoa này có liên quan đến huyết thống cùng giấc mơ của bọn Mạc Thúy, Mạc Địch, Mạc Viễn năm 1407—tức tờ biểu với “1120 chữ ký” của các kỳ lão xin được sát nhập, cho đặt quận huyện như thời Bắc thuộc—hay chăng? (46)

Từ ngày này đến năm 1647, vương quốc Đại Việt không có vua [wang], mà chỉ còn những sứ quân [đô thống sứ ti] thống lĩnh các lãnh thổ cát cứ của mình [commandery]; tìm cách chém giết tàn hại lẫn nhau để có đủ cống lễ nộp cho vua Minh. Các vua Lê Trung hưng từ Lê Duy Đàm (Thế Tông, 2/2/1573- 12/10/1599), Lê Duy Tân (Kính Tông, 15/10/1591-23/6/1619), đến Lê Duy Kỳ (Thần Tông, 23/6/1619-1643-1648-1662) đều chấp nhận phải hành sử như những tên man di soái bị chế ngự—giống như lời dạy bảo của Chu Hậu Tỏng với Mạc Phúc Hải khi trao cho sứ đoàn Mạc tại Bắc Kinh năm 1543. (51) Tháng 3-4/1667, Huyền Hoa (Khang Hy, 1661-1722) cũng phong Lê Huyền Tông (1662-16/11/1671) làm ANQV; mở một chương thông hiếu mới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. (52)

Tháng 3-4/1667, Huyền Hoa (Khang Hy, 1661-1722) cũng phong Lê Huyền Tông (1662-16/11/1671) làm ANQV; mở một chương thông hiếu mới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. (52)

Chúng tôi đã chứng minh trụ đồng không hề hiện hữu, và chỉ là một cuộc nam tiến trong sử sách quen thuộc của các nhà cai trị Trung Hoa từ thế kỷ VIII-IX, giống như tấm bản đồ biển Đông Nam Á tự in, tự phổ biến, của Trung Nam Hải từ năm 2009-2010; và đang xây cất những cứ điểm quân sự tại đây, bất chấp luật biển và luật quốc tế hiện hành. (53)

B. Chiêm Thành [Champa]:

Vấn đề nổi cộm thứ hai là Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt.

Chiêm Thành xuất hiện vào khoảng thế kỷ X, tại vùng lãnh thổ từng được biết như Lâm Ấp [Lin-yi] hay cổ Champa, rồi Hoàn vương. Theo sách cổ Trung Hoa năm 100 Tây lịch, thổ dân quận Cửu Chân, thuộc Giao Châu (tức cổ Việt) nổi loạn, bắt giết trưởng lại, đánh phá quận ấp. Năm 137, di soái Khu Liên tự xưng vua. Cư ngụ tại vùng duyên hải đông nam lục địa Á Châu, dân cổ Chàm và cổ Việt bị đẩy vào những cuộc chiến lớn nhỏ bất tận để phân chia ruộng đồng, sông núi, cùng những duyên hải theo luật kẻ mạnh

Từ giữa đời Đông Hán (25-220), Lâm Ấp và Giao Châu mới bắt đầu có những mảnh vụn sử thành văn nhờ một sắc tộc có nền văn hóa khá cao ở phía bắc ghi lại. Theo những tư liệu thành văn còn sót lại, nước cổ Việt bị Trung Hoa cưỡng chiếm trong thời khoảng từ thế kỷ thứ III TTL tới năm 112-111 TTL—hoặc có thể sớm hơn khoảng 70, 80 năm, một cách gián tiếp qua đế quốc Nan Yue [Nam Việt], chư hầu của Tây Hán từ khoảng năm 196 TTL. Không rõ cổ Chàm bị xâm chiếm từ thời điểm nào, nhưng năm 100 bắt đầu “làm loạn,” và trở thành nước Lâm Ấp từ khoảng năm 137 tới 192. Dân cổ Chàm và cổ Việt cũng có ngôn ngữ, văn hóa, và thể chất khác biệt nhau. Người Chàm da đen, tóc quăn, mắt to; trong khi người Việt da nâu, tóc đen, mũi tẹt và mắt nhỏ; (thuộc loại DNA M 119; khác với DNA người Hoa, loại M 117).

Tục truyền, Lâm Ấp và Giao Châu, tức cổ Việt, tranh nhau vùng đất Nhật Nam trong vòng bốn năm thế kỷ. Từ năm 248 tới 268, Lâm Ấp chiếm Nhật Nam. Đến đời Lưu Tống bị Lâm Ấp chiếm. Nhà Tuỳ mới lấy lại, đặt làm Đãng Châu, rồi đổi làm quận Tị Ảnh. Sau nhập vào Chiêm Thành. [Nay là Quảng Bình

0