Giải mã truyện họ Hồng Bàng
Viên Như Từ ngày dân tộc ta bị kẻ mạnh cướp mất lãnh thổ và văn hóa, trong tư cách là một kẻ yếu, dĩ nhiên dân tộc ta chắc chắn bị nhiều áp lực từ phương bắc, thậm chí đe dọa tới sự tồn vong của dân tộc, bởi vì kẻ mạnh có thể không có văn hóa, nhưng chúng có khả năng tiêu diệt văn hóa. ...
Viên Như
Từ ngày dân tộc ta bị kẻ mạnh cướp mất lãnh thổ và văn hóa, trong tư cách là một kẻ yếu, dĩ nhiên dân tộc ta chắc chắn bị nhiều áp lực từ phương bắc, thậm chí đe dọa tới sự tồn vong của dân tộc, bởi vì kẻ mạnh có thể không có văn hóa, nhưng chúng có khả năng tiêu diệt văn hóa. Kể từ đó dân ta không được trực tiếp nói về về tác quyền của Dịch học và chữ Vuông, dần hồi, trải qua nhiều thời đại, xem như phương bắc đã thành công trong việc xóa bỏ tác quyền của người Lạc Việt trong vấn đề Dịch học và chữ Vuông. Tuy nhiên, giới trí thức ưu tú của dân tộc, bằng mọi cách, họ đã truyền đạt lại thông tin đó cho con cháu Lạc Việt. Truyền thuyết là một trong những cách đó.
Truyện họ Hồng Bàng là câu chuyện quan trọng nhất trong tất cả truyền thuyết, dĩ nhiên nó cũng chuyên chở thông tin quan trọng nhất của nền văn hóa dân Lạc Việt, đó là: Người Việt – Chủ Nhân của Dịch học và chữ Vuông. Xin trình bày như sau.
鴻龐氏傳
炎帝神農氏三世孫帝明,生帝宜,南巡狩至五嶺,得婺仙之女,納而歸。生祿續,容貌端正,聰明夙成。帝明奇之,使嗣位。祿續固辭,讓其兄。乃立宜為嗣,以治此〔北〕地。封祿續為涇陽王,以治南方,號為赤鬼國。涇陽王能行水府(一作入水),娶洞庭君龍王女,生崇纜,號為貉龍君,代治其國。涇陽王不知所之(一作終)。
貉龍君教民耕稼農桑,始有君臣尊卑之等,父子夫婦之倫。或時歸水府,而百姓晏然無事,不知所以然者。民有事則揚聲呼龍君曰:「逋乎何在(越俗呼父曰逋)?不來以活我些。」龍君即來,其顯靈感應,人莫能測。
帝宜傳子帝來,以北方天下無事,命其臣蚩尤代守國事,而南巡赤鬼國。時龍君已歸水府,國內無主。帝來乃留其愛女(一作妾)嫗姬與眾侍婢居行在,周行天下,遍覽形勝(一作勢)。見奇花異卉,珍禽異獸,犀象玳瑁,金銀椒桂,石乳沉檀,山殽海物,無物不有。又四時氣候,不寒不熱。帝來乃愛慕之,樂而忘返。
南方之民,苦北方煩擾,不得安恬如初,乃相率呼龍君曰:「逋乎何在?使北之侵擾方民!」龍君倏然而來。見嫗姬容貌奇異,龍君悅之,乃化作好兒郎,豐姿秀麗,左右前後侍從者眾,行歌鼓吹,達於宮中,嫗姬悅從龍君,藏於龍岱岩。
帝來還行在,不見嫗姬。命群臣遍尋天下。龍君事神術,變現萬端:妖精鬼魅、龍蛇虎象。尋者畏懼,不敢搜索,帝來乃還。
再傳至帝榆罔,蚩尤作亂,軒轅率諸侯兵戰不克。蚩尤獸形人語,勇猛有加。或教軒轅以獸皮鼓為令戰之,蚩尤乃驚,敗於涿鹿。帝榆罔侵陵諸侯,與軒轅戰於板泉,三戰而敗。降封於洛邑,死之。神農氏遂亡。
龍君與嫗姬居期年而生一胞,以為不祥,棄諸原野。過六、七日,胞中開出百卵,一卵生一男,乃取歸而養之。不勞乳哺,各自長成。秀麗奇異,智勇俱全,人人畏服,謂其非常之兆。龍君久居水國,兄弟母子獨居,思歸北國。行至境上,黃帝聞之懼,分兵御塞外。母子不得歸,回南國,呼龍君曰:「逋乎何在,使吾母子寡居,日夜悲傷。」龍君忽來,遇於曠野。嫗姬曰:「妾本北國人,與君相處,生百男。不同鞠育,使無夫無婦之人,徒自傷耳。」龍君曰:「我是龍種,水族之長;你是仙種,地上之人。雖陰陽氣合而有子,然水火相克,種類不同,難以久居。今相分別,吾將五十男歸水府,分治各處。五十男從汝居地上,分國而治。登山入水,有事相聞,無得相廢。」百男聽從,然後辭去。
嫗姬與五十男居峰州(今白鶴縣是也),自相推服,尊其雄長者為主,號曰雄王,國號文郎國。東夾南海,西抵巴蜀,北至洞庭湖,南至狐猻精國(今占城是也)。分國中為十五部(一作郡):曰越裳、曰交趾、曰朱鳶、曰武寧、曰福祿、日寧海(今南寧處是也)、曰陽泉(一作海)、曰陸海、曰懷驩、曰九真、曰日南、曰真定、曰文郎、曰桂林、曰象郡等部,分歸弟治之。置其次為將相,相曰貉侯,將曰貉將,王子曰官郎,女曰媢娘,百司曰蒲正,臣僕奴隸曰稍稱(一作奴婢)、臣曰瑰。世世以父傳子,曰逋導。世世相傳,號為雄王,而不易。
時林麓之民漁於水,往往為蛟龍所害,言於王。王曰:「山蠻之種與水族實殊,彼好同惡異,故相侵害。」令人以墨刺畫其身,為龍君之形、水怪之狀,自是民免蛟傷之災。而百粵文身之俗,實始於此。
國初,民用未足,以木皮為衣(一作祇),織菅草為席,以米汁(一作滓)為酒,以榔桄棕桐為飯(一作飲),禽獸魚鱉為鰔,姜根為鹽,刀耕火種,地多糯米,以竹筒炊之。架木為屋,以避虎狼之害。剪短其髮,以便山川之入。子之生也,以蕉葉臥之;人之死也,以杵舂之。令鄰人聞得來救。未有檳榔,男女嫁娶,以鹽封為先,然後殺牛羊以成禮。以糯飯入房中,相食悉,然後交通。蓋百男,乃百越之始祀也。
TRUYỆN HỌ HỒNG BÀNG.
Họ Viêm Đế -Thần Nông, cháu ba đời của Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, đi săn tại phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp con gái Vụ tiên, lấy làm vợ đem về sanh ra Lộc Tục, mặt mày sáng sủa, vốn thật thông minh, Đế Minh rất lấy làm lạ, bảo nối ngôi vị. Lộc Tục cố từ, nhường cho anh. Liền lập Đế Nghi kế vị cai trị đất Bắc. Phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị đất phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương thường về thủy phủ, lấy con gái Động Đình quân long vương, sinh ra Sùng Lãm hiệu Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất.
Long Quân dạy dân việc cày cấy, bắt đầu có tôn, ti, quân thần, đạo cha con, vợ chồng. Thường khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, chẳng hiểu vì sao. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không về sống với chúng con” (Người Việt gọi Cha hoặc là Bô) thì Long Quân tới ngay. Sự linh hiển đó, người đời không ai lường nổi.
Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai. Nhân khi phương Bắc thiên hạ thái bình, bèn sai quần thần là bọn Xi Vưu thay mình trông coi việc nước, rồi đi tuần xuống nước phía nam đến nước Xích Quỷ. Khi đó, Long Quân đã về thủy phủ, trong nước không có vua. Đế Lai bèn để ái thiếp là Âu Cơ và các hầu nữ ở lại nơi hành cung rồi đi chu du thiên hạ, ngắm xem các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, voi, tê, đồi mồi, ngọc ngà, vàng bạc, quế, tiêu, hương, trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai thích thú, vui quá quên về.
Dân phương Nam bị phương Bắc phiền nhiễu, không được an bình như xưa, mới cùng nhau kêu Long Quân “Bố đang ở đâu? Sứ Bắc đang xâm chiếm, gây khổ dân mình!” Long Quân tức thì trở về. Thấy Âu Cơ mặt mày xinh đẹp, Long Quân vui vẽ, liền hóa thành trai trẻ, dáng vẻ hào hoa, trái phải trước sau có người hầu hạ đông đúc. Đánh trống, thổi kèn vừa múa vừa hát, đi vào trong cung, Âu Cơ vui sướng phải lòng theo Long Quân về ẩn tại núi Long Đại Nham.
Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông, biến hóa thành trăm hình vạn trạng, yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi… làm cho bọn đi tìm Âu Cơ đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về phương Bắc. Truyền ngôi đến đời Du Võng, Xi Vưu làm loạn, Hiên Viên dẫn chư hầu tiến đánh mà không thắng được. Xuy Vưu hình thú mà nói tiếng người, mạnh mẽ lại thêm vây cánh, có người khuyên Hiên Viên lấy da thú làm trống đánh làm lệnh tiến quân, Xuy Vưu kinh sợ, bại ở Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên đánh nhau ở Bản Tuyền, ba lần thì thua, giáng phong ở Lạc Ấp rồi chết. Họ Thần Nông hoàn toàn mất hẳn.
Long Quân và Âu Cơ ở với nhau trong năm đó sinh ra một bọc, cho là điềm xấu, vứt hết ra đồng; qua sáu, bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng sinh một con trai, mới đem về nhà nuôi, chẳng nhọc công bú mớm mà các con tự lớn, đẹp đẽ vô cùng, thông minh, mạnh khỏe, mọi người nể phục, đều cho là những kẻ phi thường. Long Quân ở lâu dưới thủy phủ, vợ con sống một mình, nghĩ chuyện quay về đất Bắc. Âu Cơ về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về Bắc được, trở lại phương Nam, lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! Bố đang ở đâu? Sao để mẹ con tôi ngày đêm cô quạnh sầu khổ thế này!”. Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở chốn hoang dã mênh mông. Âu Cơ khóc mà nói rằng: “Thiếp vốn là người phương Bắc, nay ở với chàng nơi xứ này, sinh được trăm trai mà không cùng nhau nuôi nấng, làm cho thiếp và các con thành người không chồng, không cha, thật đáng thương thay!”Long Quân nói: “Ta thuộc giống rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy âm dương tương hợp mà sinh ra con cái, nhưng thủy hỏa khắc nhau, giòng giống không đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia tay. Ta đem năm mươi trai về thủy phủ chia trị các xứ, nàng đưa năm mươi trai về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”. Trăm con nghe theo, sau đó từ biệt mà đi.
Âu Cơ cùng 50 con sống ở Phong Châu (Nay là huyện Bạch Hạc) cùng nhau suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới hồ Động Đình, nam tới nước Hồ Tôn Tinh (nay là Chiêm Thành). Chia nước ra làm 15 bộ (có khi gọi là Quận): Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải (nay là Nam Ninh), Dương Tuyền, Quế Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm và Tượng Quận. Chia cho các em cùng nhau chia trị các nơi đó. Lại đặt các thứ tự tướng văn, tướng võ, tướng Văn gọi Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, các quan gọi là Bồ Chính, Người hầu trai gái gọi là Sảo – Nhỏ (còn gọi nô tỳ). Bề tôi của vua gọi là Côi, đời đời cha truyền cho con, gọi là Phụ Đạo, đều xưng là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Thời ấy, dân sống ở ven rừng núi đánh cá dưới nước thường bị giống giao long làm hại, bèn thưa với vua. Vua nói rằng: “Giống sơn man và giống thủy tộc khác nhau, đều có tánh hung dữ nên nên xâm hại lẫn nhau”. Bèn khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, giống như thủy quái. Từ đó, dân không bị họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đó.
Lúc mới lập nước, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ tranh làm chiếu, lấy bả cơm làm rượu; lấy cây cau, cây cọ làm đồ ăn; lấy cầm thú, cá, tôm làm mắm; lấy rễ gừng làm muối, cày bằng dao, trồng bằng lửa. Đất trồng được nhiều gạo nếp, dùng ống tre để thổi cơm ăn. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ vào rừng. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh để người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có cau trầu, nam nữ lấy nhau, trước lấy gói muối làm bằng, sau đó mới giết trâu dê thành lễ, lấy cơm nếp để vào phòng cùng ăn, rồi mới thành thân. Trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.
GIẢI MÃ
Câu chuyện Họ Hồng Bàng, theo tôi, được chia làm ba phần:
I .CÂU HỎI BẢN THỂ: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG. NHẤT NGUYÊN.
II . THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG. NHỊ NGUYÊN.
III. LẬP QUỐC VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG NAM.
Đây là một truyền thuyết về khởi thủy của dân tộc Lạc Việt, bên cạnh việc phản ảnh lịch sử lúc bấy giờ, theo tôi, câu chuyện này, thông qua tên gọi của câu chuyện và nhân vật, còn kể về một lịch sử khác, đó là: Dịch học và chữ Vuông là của người Lạc Việt. Chính vì vậy mà câu chuyện được trình bày với tinh thần này. Đồng thời, người viết xin giải thích theo tinh thần đó, chứ không có ý định bàn về chuyện vua Hùng có hay không, cùng các chuyện liên quan đến ngài, vì đây là một vấn đề mà tôi đã tự trả lời cho mình. Đặt vấn đề về vua Hùng là một câu hỏi đã được nhiều người nêu ra, và đã có nhiều giải thích. Bản thân người viết cũng đã đối diện với câu hỏi đó từ người nhiều người. Tất nhiên, thật khó mà trả lời có hay không vua Hùng. Tôi chỉ tự đặt câu hỏi và trả lời như thế này: Chúng ta có Tổ tiên hay không? Tất nhiên là có. Tổ tiên tên họ là gì? Tất nhiên câu trả lời là khó mà nói ra một cái tên cụ thể, cả thế giới này đều như thế, chứ có riêng gì nước Việt đâu. Có chăng, chỉ là nói về nguồn cội, dòng giống và xuất tích từ đâu mà thôi, cho nên, đó là một câu hỏi nêu ra, cốt để làm cho người nghe bị chao đảo niềm tin vào dân tộc mình hơn là đi tìm một câu trả lời. Như vậy ta có Tổ tiên, và ta không biết Tổ tiên họ tên gì, thì việc vua Hùng đại diện cho Tổ tiên là điều cần thiết, vì trong thế giới hiện tượng, ta thường phải dựa vào một đối tượng nào đó để định hướng tư duy cho vấn đề, ở đây là cội nguồn dân tộc. Chính vì vậy trong bài viết này, tôi nghĩ rằng, Hùng Vương là một người có thật, một người đại diện cho dân tộc Việt Nam. Triều đại của dòng họ Hùng kéo dài 18 đời, mỗi đời là một hơi thở của dân tộc Lạc Việt, chừng nào dân tộc này còn, thì chừng ấy triều đại của vua Hùng vẫn còn nối tiếp. Tất nhiên bạn có thể đề nghị một người khác cũng được, miễn là người ấy có các tiêu chí Việt mà toàn dân chấp nhận. Đó là nói về văn hóa cội nguồn dân tộc, còn chuyện sử học thì xin cứ tìm hiểu, nhưng hy vọng bạn sẽ không phủ nhận vua Hùng, vì như thế, bạn cũng phủ nhận cả Lạc Long Quân và Kinh Dương Vương, kết quả bạn sẽ thành mồ côi văn hóa, và sẽ bơ vơ giữa một thế giới chung quanh, nơi nào cũng có một cột móc để cho những con thuyền dân tộc họ neo đậu, mỗi khi gặp bão tố phong ba.
I . CÂU HỎI BẢN THỂ: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG. NHẤT NGUYÊN
- Viêm Đế Thân Nông thị tam đại tôn Đế Minh.
炎帝神農氏三世孫帝明.
- Nhất âm nhất dương chi vị đạo.
一 陰一陽之謂道.
Một trong những câu hỏi lớn nhất của con người là: Vạn vật từ đâu mà sanh ra, con người từ đâu mà có, chết rồi đi về đâu? Đây là câu hỏi về sự khởi đầu của sự sống, hay ta thường gọi là câu hỏi nguyên nhân. Từ câu hỏi này mà nhân loại đã sản sinh ra tôn giáo, thường là Độc thần giáo. Truyện Hồng Bàng Thị cho ta biết rằng, từ thuở xa xưa đó, Tổ tiên nước Việt cũng đã nêu lên câu hỏi này; đồng thời cũng đã giải quyết câu hỏi đó. Tổ tiên nước Việt đã lời câu hỏi đó như thế nào?
Sau nhiều ngàn năm chiêm nghiệm tự thân và nhiên giới, Tổ tiên nước Việt đúc kết cái suy nghĩ của mình về câu hỏi nêu trên bằng một khái niệm, được gói gọn trong câu đầu tiên của câu chuyện. Đó là:
“炎帝神農氏三世孫帝明-Viêm Đế Thần Nông Thị tam đại tôn Đế Minh”
Câu này trước giờ nhiều người dịch là – Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế -Thần Nông”. Theo tôi câu này nên hiểu ngược lại là “Họ Viêm Đế – Thần Nông, cháu ba đời của Đế Minh”. Tại sao tôi cho là câu ấy nên hiểu như vậy?
1.1. Câu “炎帝神農氏三世孫帝明” được sử dụng như một ngữ danh từ, vì vậy người ta lược bỏ động từ.
1.2. Như vậy, nếu ta thêm động từ vào thì câu ấy như sau:
“炎帝神農氏[是]三世孫帝明.
Viêm Đế Thần NôngThị [thị] tam đại tôn Đế Minh”, Họ Viêm Đế – Thần Nông là cháu ba đời Đế Minh.
1.3. Từ câu này ta có thể viết lại “炎帝神農氏[是]帝明[之]三世孫”. Viêm Đế Thần Nông Thị [thị] Đế Minh [chi] tam đại tôn. Họ Viêm Đế – Thần Nông là cháu ba đời của Đế Minh.
1.4. Đây là câu trả lời cho câu hỏi về bản thể của vũ trụ, nơi sinh ra thế giới hiện tượng. Trong Dịch học, nó chỉ thể hiện lại câu “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”. Đạo ấy là âm dương nhất thể vậy. Chữ Minh 明 đã nói lên điều ấy. Chữ Minh gồm: Trái: Nhật 日 = Mặt trời = Viêm Đế = Dương, phải Nguyệt: 月= Mặt trăng = Thần Nông = Âm. Như vậy trong Minh đã có Viêm Đế – Thần Nông, hay nói khác hơn, Minh là Đạo vậy. Vì Đạo hay bản thể là như như bất động, nên họ đã gộp cả lại thành một ngữ làm chủ cho vị, tức là cả một đoạn văn về sau, bắt đầu từ “Sanh Đế Nghi……”
1.5. Tổ tiên nước Việt viết “炎帝神農氏三世孫帝明” là có cơ sở, đó là:
- Dương trước Âm sau, tức Càn Khôn hay bản thể của vũ trụ. Từ thường dùng trong triết học là Nhất nguyên.
- Họ cho chữ Thị 氏 vào là báo cho biết từ đây sinh ra thế giới hiện tượng, hay Viêm Đế = Dương – Thần Nông = Âm bước ra khỏi bản thể, làm thành Đế Nghi và Lộc Tục. Khái niệm thường dùng trong dịch học là: Bản thể sinh Nhị nghi, ở đây là Thái cực. Đế Nghi trước, Lộc Tục sau, tức là Âm Dương, hay Thái cực.
Từ quan điểm đó ta có Hồng Bàng Thị, hay Họ Hồng Bàng.
Như vậy, từ ngàn xưa Tổ tiên nước Việt đã hiểu rằng: Không hề có một đấng tạo sinh tối cao nào cả, có chăng thì đó là Tạo hóa, tức sự vận hành Âm Dương mà thôi.
- HỒNG BÀNG THỊ: Tượng trưng cho THÁI CỰC và VÔ CỰC, tức là VIÊM ĐẾ – THẦN NÔNG.
2.1. HỒNG BÀNG 鴻龐: Con rồng lớn.
TĐTC.
鴻. Lớn, cùng nghĩa với chữ hồng 洪. Như hồng hi 鴻禧 phúc lớn.
龐. Bàng. Nhiều – Khổng lồ – Họ Bàng.
Với các nghĩa cho trên, ta có thể hiểu, Hồng Bàng là một điệp ngữ chỉ sự rất lớn, như Đại hồng chung, vĩ đại hay như ta thường nói: To lớn. Như vậy Hồng Bàng Thị có nghĩa là Họ rất lớn. Tuy nhiên, lẽ nào Tổ tiên ta lại chỉ viết như thế để khoa trương hóa, chắc phải có lý do khác.
Chữ Bàng龐 còn có dị thể là 厖. Cụ thể bài thơ trên nóc điện Thái Hòa.
文 獻 千 年 國 Văn hiến thiên niên quốc. Nước ngàn năm văn hiến
車 書 萬 里 圖 Xa thư vạn lý đồ. Cháu con rộng cơ đồ.
鴻 厖 開 闢 後 Hồng Bàng khai tịch hậu. Hồng Bàng truyền sau mãi
南 服 一 唐 虞 Nam phục nhất Đường Ngu. Nam lại nối Đường Ngu
Chữ Bàng 厖 lại có dị thể http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra01232.htm đây cũng chính là dị thể của chữ Long – Rồng 龍 = 䮾. http://www.zdic.net/z/29/zy/9F8D.htm
TVGT.
龐. 高屋也。从广龍聲。薄江切.
Bàng. Cao ốc dã. Tùng nghiễm long thanh. Bạc hồng thiết.
Bàng. Cao lớn vậy. Theo nghiễm âm long. Bạc hồng = Bồng.
Về sự chuyển âm từ /ô/ sang /a/ ta có Nôm – Nam, Bổn – Bản, Hột – Hạt. Như vậy Bồng – Bàng là có cơ sở. Tuy nhiên, như đã trích dẫn trên, chữ Bàng厖 còn viết là 龐, chữ này có dị thể là 䮾, đồng thời cũng là dị thể của 龍. Âm thượng cổ của chữ Long 龍 theo tự điển phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ là:
郑张尚芳 b·roŋ
白一平(Baxter) b-rjoŋ
潘悟云 [g]roŋ
http://www.eastling.org/oc/oldage.aspx
Như vậy chữ Bồng 龐 có thể nguyên trước đọc là Rồng.
Như vậy Hồng Bàng 鴻龐 là Rồng lớn.
Chữ Hồng 鴻 còn là tên một loài chim Hồng hộc 鴻鵠, tức chim Cốc. Âm Cốc này là phái âm của Cóc, chỉ Thái cực, thuộc Dương, thuộc phương Nam, tức là Núi, nơi Âu Cơ làm dâu. Rồng tượng trưng cho nước – Thủy phủ, nơi Lạc Long Quân trú ngụ. Như vậy hai chữ Hồng Bàng có nghĩa là Chim Rồng. Điều này chứng minh rằng, câu “Con Rồng cháu Tiên” là hoàn toàn có cơ sở. Đấy là nói về chuyện ngữ nghĩa của con chữ, như đã nói trên, bài này tập trung vào Dịch học, thông qua tên gọi của truyện và tên gọi nhân vật. Xin trình bày tiếp.
2.2. HỒNG BÀNG 鴻龐 = Thái cực = Dương. Biểu tượng là CÓC, ở đây là chim CỐC và RỒNG.
2.2.1. HỒNG 鴻:
TVGT:
鴻、逗。此複舉字之未刪者。鵠也.
Hồng, đậu. Thử phức cử tự chi vị san giả. Hộc dã.
Chim Hồng , đậu, chữ hội ý bởi nhiều chữ này là chữ được sáng tác thêm về sau. Chim Hộc vậy.
賈生惜誓曰。黃鵠一舉兮知山川之紆曲。再舉兮知天地之圜方。凡經史言鴻鵠者皆謂黃鵠也。或單言鵠。或單言鴻。从鳥。告聲。胡沃切。
Cổ sanh tích thệ viết. Hoàng hộc nhất cử hề tri sơn xuyên chi u khúc. Tái cử hề tri thiên địa chi viên phương. Phàm kinh sử ngôn hồng học giả giai vi hoàng hộc dã. Hoặc đơn ngôn hộc. Hoặc đơn ngôn hồng. Tùng điểu. Cáo thanh. Hồ ốc thiết.
Tạm dịch:
Cổ sanh tích thệ nói: Hoàng hộc một lần bay lên chừ thấy núi sông uốn khúc, lần nữa bay lên chừ thấy trời đất vuông tròn. Phàm lời trong sách, sử dùng Hồng hộc ấy là đều gọi từ Hoàng hộc mà ra. Hoặc dùng riêng là Hộc hay Hồng. theo điểu, âm cáo. Đọc là Hộc.
Hộc 鵠: Cũng đọc là Cốc.
TĐTC: – Chim hồng. Một loài chim ở ven nước, to hơn con mòng, lưng và cổ màu tro, cánh đen bụng trắng, mỏ dẹp, chân ngắn, khi bay sắp thành hàng. Hồng là con nhạn lớn – Họ Hồng. Chim hộc, con ngỗng trời. Một âm là cốc.
Tại sao chữ Hộc này có âm là Cốc.
Việc âm Cốc biến thành âm Hộc không phải là cá biệt, ta thấy âm Cóc của chữ 覺 biến thành âm Học 學. Tuy hai chữ này có âm khác nhau và chữ cũng khác nhau, nghĩa khác nhau, nhưng lý tính trong con chữ thì giống nhau, có nghĩa là chúng có một sự liên quan đến nhau chặc nhẽ. Về chuyện này tôi sẽ bàn trong phần chữ Cóc trong phần Bốn. Ở đây tôi sẽ giải thích vì sao chữ Hộc còn đọc là Cốc theo quan điểm chữ ấy là của người Lạc Việt.
Ta thấy chữ 鵠 có hai âm khác nhau, đó là Hộc – Cốc. Theo tôi ban đầu chữ này có âm Cốc sau đó mới thành Hộc. Âm cốc này phái sinh từ âm Cóc, chỉ con cóc hay Thái cực, mà tôi đã đề cập nhiều lần trong cuốn sách này, như Cóc – Góc – Hóc – Học; đồng thời âm Cáo cũng phái sinh từ âm Cóc , như TVGT cho biết. Ta thấy chữ Cốc này được cấu tạo bởi hai chữ: Cáo và Điểu. 从鳥。告聲 bộ điểu. Thanh cáo. Như vậy âm của chữ này thuộc về chữ Cáo.
TĐTC: 告 Cáo. Báo cho biết, báo cáo.
TVGT: 牛觸人。角箸橫木。所 吿人也。从口。从牛。
Ngưu xúc nhân. Giác trước hoành mộc. Sở CÓC cáo nhân dã. Tùng khẩu. Tùng ngưu.
Trâu húc người. Cây gác ngang sừng. Căn cứ báo cho biết người vậy. Theo khẩu. Theo ngưu.
Như vậy chim Hồng hộc 鴻 鵠 là chim Cốc.
Về kết cấu theo Khoa đẩu thì chữ Hồng 鴻. Trái Giang 江 = Sông = Âm, phải Điểu 鳥 = Chim = Dương. Âm Dương tức Thái cực.
2.2. 2. BÀNG 龐: Nhiều – Khổng lồ – Họ Bàng.
Từ này đã đã giải thích ở trên, ở phần này chỉ nói về kết cấu dịch lý của chữ Bàng 龐. Trên bộ Nghiễm = Mái nhà = Âm. Dưới chữ Long = Rồng = Dương. Trên Âm dưới Dương tức Thái cực.
Từ những thông tin trên, ta có thể nhận định như sau:
Hồng bàng là loài chim Cốc lớn, người Việt thường gọi là con Còng cọc, cánh đen bụng trắng. Sinh trên Cạn, ăn dưới nước. Qua hình ảnh trên ta thấy, đây chính là hình ảnh của dịch lý, cụ thể:
Màu sắc: Cánh ĐEN bụng TRẮNG = ÂM DƯƠNG = THÁI CỰC.
Tên gọi: CỐC hay CÓC. Chim CỐC sinh trên cạn, nên còn gọi là Còng cọc = Cạn cạn, tương ứng CÓC, sinh dưới nước nên con nó gọi là Nòng nọc = Nước nước. Theo tôi, Cốc là từ đồng âm và phái sinh của Cóc, tượng trưng cho Thái cực. Như vậy, Cốc là từ chỉ Thái cực.
Người Lạc Việt xây dựng lý thuyết cội nguồn dân tộc của mình bằng hình ảnh của một loài chim, cho thấy rằng họ lấy chim làm biểu tượng, chính vì vậy chữ Điểu, chỉ chung cho loài chim, người xưa đã ghi dấu phương Nam vào đó bằng bộ HỎA 鳥, thuộc Dương. Ngoài bộ Hỏa ra, theo tôi toàn bộ con chữ nói lên tính Dương, đó là: Trên là Thiên丿, chỉ tính Dương, Nhật 日 = Mặt trời, Nhất 一 , ký hiệu Dương trong Dịch học.
Như vậy HỒNG BÀNG tượng trưng cho THÁI CỰC = DƯƠNG, biểu tượng của nó là CÓC.
3 – THỊ 氏 = VÔ CỰC = ÂM. Biểu tượng là NHÁI.
TĐTC:
-Họ. Tức chữ đứng trước tên, dùng gọi phân biệt dòng họ này với dòng họ khác.
-Triều đại. Vì mỗi triều đại do một họ làm vua.
-Tiếng thường làm chữ đệm trong tên đàn bà con gái.
TVGT:
氏.巴蜀山名岸脅之旁箸欲落者曰氏,氏崩,聞數百里。象形,乀聲。凡氏之屬皆从氏。楊雄賦:響若氏隤。承旨切.
Thị. Ba Thục sơn danh ngạn hiếp chi bàng trước dục lạc giả viết thị, thị băng, văn số bách lý. Tượng hình, phất thanh. Phàm thị chi thuộc giai tùng thị. Dương Hùng phú: Âm nhược thị đồi. Thừa chỉ thiết.
乀 . 左戾也。从反丿。讀與弗同。分勿切.
乀. Tả liệt dã. Tùng phản thiên. Độc dữ phất đồng. Phân vật thiết.
Tạm dịch:
Thị. Mép sườn vực thẳm của ngọn núi nổi tiếng ở Ba Thục (nay là Tứ Xuyên) đứng bên muốn rơi xuống gọi là Thị. Thị lở, trăm dặm còn nghe. Tượng hình. Phải thanh. Dương Hùng phú: Vang như núi sập. Thừa chỉ = Thỉ = Thị.
乀. Ngược lại với trái vậy. Theo phản thiên. Đọc như phất. Phật.
Như vậy đây chính là chữ PHẢI, âm Việt, chữ Việt vậy.
Phần giải rộng:
巴蜀名山岸脅之旁箸欲落者曰氏.十六字爲一句。此謂巴蜀方語也。大徐無。小徐作堆。俗字耳。今正。小也。箸直略切。小之旁箸於山岸脅,而狀欲落墮者曰氏。
Ba Thục danh sơn ngạn hiếp chi (nhái) bàng trước dục lạc đọa giả viết thị. Thập lục tự vi nhất cú. Thử vị Ba Thục phương ngữ dã. Nhái đại từ mô. Tiểu từ tác đôi. Tục tự nhĩ. Kim chánh. Nhái tiểu Cóc vậy. Trước trực lược thiết. Tiểu cóc chi bàng trước ư sơn ngạn hiếp, nhi trạng dục lạc đọa giả viết thị.
Tạm dịch:
Sườn dốc (Nhái) của ngọn núi nổi tiếng ở Ba Thục, đứng bên trơn trược muốn rơi xuống gọi là Thị. 16 chữ làm một câu. Đây là tiếng địa phương của Ba Thục. Nhái lớn gọi là mô, nhỏ gọi là đôi. Đó là tiếng thông dụng. Nay đính chính, (Nhái) là (Cóc) nhỏ .)Trước = Trực lược = Trược. nhỏ là cái mép ở sườn núi, ở vào vị thế dễ trược rơi xuống gọi là Thị.
Về phần chữ Thị, TVGT giải thích rất dài và chi tiết, ở đây tôi chỉ trích ra phần cần thiết thôi.
Ở phần giải rộng, sách TVGT thêm chữ , chữ này có âm là Đồi (Đô hồi thiết 都回切). Nguyên mẫu chữ tượng hình của người Lạc Việt là con Nhái, với âm là Nhái, Tuy nhiên nó còn có nghĩa là ngọn đồi hay mô đất, hai nghĩa này được phát sinh từ con Nhái là có cái lý của nó; đồng thời, theo tôi giải thích này đáng ra của phần chữ Nhai mới phải (Xem Hải giác Thiên nhai, trang 353).
Với cách trình bày cho ta biết, đoạn này trong nguyên bản thời Hán hay trước đó nữa, chắc chắn giải thích rất chi tiết, có thể về sau soạn lại bỏ bớt đi, vì vậy các câu văn và ý không liền mạch. Ví dụ: “16 chữ thành một câu十六字爲一句” hay Trước 箸 = Trực lược thiết = Trược, chữ Hán là Trợ = Đũa hay Trứ = sáng tác. Rõ ràng sách cũ có một đoạn nói về hai khái niệm này, có lẽ các đoạn văn cũ đã bị bỏ đi mang dấu ấn của người Việt, vì vậy ngay đoạn còn lại này cũng mang dấu vết của người Việt. Thí như, bỗng dưng lại có câu “16 chữ thành một câu” – hay cả đoạn văn khi không lại chú âm chữ Trước 箸, âm TVGT là Trược. Theo tôi, Trược là trơn trược, vì sườn núi dốc đứng nên trơn trược, dễ bị rơi xuống (vực). Như vậy chữ 箸Trược này là âm Việt, mà đã âm Việt, thì chữ phải là của người Việt. Tiếp đến câu “大徐無。小徐作堆 ? lớn gọi là mô, nhỏ là đồi”. Trước hết cần nhắc lại ở đây rằng nghĩa chữ Cóc (Phụ) đồng âm với chữ Phụ 父, là Cha, Cha trong tiếng Việt là Tía, nói theo xưa là Cóc tía, nó cũng có nghĩa là con Cạc, hình ảnh để vẽ nên chữ Sơn là Núi “Đem gan Cóc tía đối Sơn hà”, nên Cóc cũng có nghĩa là Núi, Cóc là núi, Nhái là núi nhỏ, có nghĩa là mô hay đồi, là hoàn toàn hợp lý. Như vậy đây chính là âm Việt và chữ Việt, âm Mô này với nghĩa là đống đất lớn, đối với phương Bắc nay đã không còn nữa, nhưng người Việt vẫn dùng. Vậy ai dạy cho người Việt? Không ai dạy cả, vì đó là chữ và âm của người Việt. Còn chữ đồi thì người phương Bắc vẫn còn dùng, tuy với âm Đôi, nhưng nghĩa là ngọn đồi chứ không phải đống đất nhỏ. Như: “Diễm Dự đôi” 灩 澦 堆 Đồi Diễm Dự.
Như vậy chữ Thị có nghĩa là vực thẳm dễ bị rơi xuống = Âm. Như đã nói trên, đáng lý ra giải thích này dành cho chữ Nhai 崖 mới phải, vì chữ Nhai chính là phái âm của Nhái, nên có chữ Khuê = Oa = Nhái (xem phần chữ Khuê, trang 37). Tuy nhiên, có lẽ chữ Thị quan trọng hơn nhiều, nên phần giải thích về chữ Nhai trong TVGT rất đơn giản, ngược lại phần chữ Thị rất dài và chi tiết, ở trên tôi chỉ trích một phần mà tôi cho là đủ để phục vụ việc giải thích mà thôi. Trở lại chữ Thị, tuy ngày nay không có âm liên quan đến Nhái, nhưng trong TVGT chỉ rõ Thị là Nhái “巴蜀名山岸脅之 旁箸欲落”. Kỳ thật những giải thích chữ Thị trong TVGT là sự mô tả sự hấp dẫn của sinh thực nữ, khiến cho ông cóc đứng bên là muốn rơi xuống. Người xưa lấy Thị làm Họ, rõ ràng đây chỉ chế độ mẫu hệ. Vì Thị quan trọng như vậy, nên nếu nó có việc gì thì ai cũng biết, vì vậy mà sách nói “氏崩,聞數百里. Thị băng, văn số bách lý – Thị lở, trăm dặm còn nghe. Hay 響若氏隤 – Hưởng nhược thị đồi- Vang như đồi (núi) lở -” Đây là chuyện gái lấy chồng, ông chồng làm cho đồi lở. Ngày ấy con gái phải có cưới hỏi rồi mới cho đồi sập, vì vậy chuyện cưới hỏi, dòng họ, xóm làng nhất định phải được thông báo.
Như vậy Thị là Nhái, là Cóc nhỏ, mà Cóc là tượng trưng cho Thái cực = Dương thì Nhái tượng trưng cho Vô cực = Âm là tất nhiên.
THỊ tượng trưng cho VÔ CỰC = ÂM, biểu tượng của nó là NHÁI. Có lẽ vì vậy ngày xưa, ông cha ta mới nói Nam Văn, Nữ Thị. Thị = Nhái = Gái. 男文女氏.
- Kết .
Như vậy HỒNG BÀNG THỊ là thoát thai từ VIÊM ĐẾ – THẦN NÔNG, hay nói khác hơn là ĐẠO, đại diện là ĐẾ MINH.
Đạo là cái lý không cùng, vô thỉ, vô chung của trời, đất và con người, ba khái niệm mà ta thường gọi là Tam tài – Thiên – Địa – Nhân. Chính từ khái niệm này mà ngay đầu câu chuyện, người xưa nói “Viêm Đế, Thần Nông, cháu ba đời của Đế Minh”. Đạo hay Bản thể sinh nhị Nghi, cụ thể Viêm Đế, Thần Nông từ trong bản thể thoát thai thành thế giới hiện tượng, tức Đế Nghi và Lộc Tục. Đế Nghi (phương Bắc = Âm = Vô cực), ở đây người xưa viết Đế Nghi, có nghĩa là không nói tên, vì nghi này là Âm, nên không thấy. Dĩ nhiên đã sinh Nghi Âm thì phải có Dương. Sở dĩ người xưa nói như vậy là vì muốn thể hiện bước ngoặc của câu chuyện, cụ thể là câu chuyện hướng về phương Nam = Dương hay Thái cực. Tất nhiên những sắp xếp như vậy hoàn toàn phù hợp với quy luật của Dịch lý mà họ đã đưa ra đó là Nhị Nghi + Nghi = Quái, cụ thể trong câu chuyện thể hiện như sau:
Đế Minh = Dương + Con gái Vụ Tiên = Âm + Lộc Tục = Dương
Dương + Âm + Dương = Quái Ly. Chỉ phương Nam.
II . THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG: NHỊ NGUYÊN.
Thế giới của nhị nguyên, nói theo Dịch học là: Càn Khôn hóa Khảm Ly.
Vì Đế Nghi là Vô cực, nên xưa nay dân ta chẳng ai đề cập tới Đế Nghi cả, chỉ nói đến Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân mà thôi, bởi vì cả hai tượng trưng cho Thái cực, thuộc Dương, phương Nam. Vì Dịch học là của người phương Nam, quái của nó là Ly, nên mô thức này được xem như là khuôn mẫu để người xưa xây dựng câu chuyện này, cũng như các truyền thuyết của dân tộc mình, như:
Kinh Dương Vương – Con gái Long vương – Sùng Lãm = Dương – Âm – Dương = Quái Ly.
Đế lai – Âu Cơ – Lạc Long Quân = Dương – Âm – Dương = Quái Ly.
Về sau người Việt cũng sáng tạo ra trong các truyền thuyết khác theo mô thức này, đó là:
Trầu Cau: Anh trai – Vợ – Em trai = Dương – Âm – Dương = Quái Ly.
Sơn Tinh – Mỵ Nương- Thủy Tinh =Dương – Âm – Dương = Quái Ly.
Táo. Một bà hai ông hay Dương – Âm – Dương = Quái Ly.
Trọng Thủy–Mỵ Châu–An Dương Vương=Dương – Âm – Dương = Quái Ly.
Trong tinh thần nhằm khẳng định Dịch học là của phương Nam, bên cạnh việc thể hiện quái Ly, tên của vị vua đầu tiên của phương Nam cũng nói lên điều đó. Truyện nói rằng, Lộc Tục 祿續 làm vua phương Nam, hiệu là Kinh Dương Vương 涇陽王, nước tên là Xích Quỷ. Những cái tên này chẳng phải bỗng dưng mà có, chắc cũng chẳng phải do cha mẹ đặt cho, vì tên trong nhà là Lộc Tục. Cái tên này là hiệu của vua đầu tiên của phương Nam, vì vậy nhất định nó có ý nghĩa nào đó, chứ không thể chỉ vương hiệu mà thôi. Vậy người xưa đã gởi gắm gì trong hai cái tên Lộc Tục và Kinh Dương Vương.
- Lộc Tục 祿續.
1.1. Lộc 祿.
(說文解字) 祿. 福也。此古義也。从示。彔聲。盧谷切。(說文解字)
Lộc. Phúc dã. Thử cổ nghĩa. Tùng kỳ. Lộc thanh. Lư cốc thiết.
Lộc. Phúc vậy. Đây là nghĩa xưa. Theo kỳ. Thanh lộc. Đọc là Lộc.
Chữ Kỳ, thực chất là chữ Mồng, nên xưa kia viết với bộ Bòi