Nghiên cứu các phương tiện liên kết văn bản trong một bài đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành thư viện - thông tin
(ĐHVH HN) - Hiện nay, trong các trường đại học, sinh viên được yêu cầu phải đọc và hiểu tài liệu tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình. Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên, chúng tôi nhận thấy rằng họ còn thiếu kiến thức về ngôn ngữ để có thể hiểu ...
(ĐHVH HN) - Hiện nay, trong các trường đại học, sinh viên được yêu cầu phải đọc và hiểu tài liệu tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình. Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên, chúng tôi nhận thấy rằng họ còn thiếu kiến thức về ngôn ngữ để có thể hiểu đầy đủ một văn bản bằng tiếng Anh. Bất tất phải bàn cãi, nội dung trong các văn bản không thể được truyền đạt một cách logic và mạch lạc nếu thiếu các yếu tố kết dính các thành phần trong văn bản đó. Bài viết cung cấp cho sinh viên cái nhìn sơ lược về liên kết và các hình thức liên kết văn bản trong tiếng Anh từ quan điểm phân tích diễn ngôn. Đặc biệt, bài viết tập trung nghiên cứu các phương tiện liên kết văn bản được sử dụng trong một bài đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên năm thứ hai ngành Thư viện –Thông tin.
1.Liên kết (Cohesion)
1.1.Khái niệm về Liên kết
Lý thuyết về liên kết được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm. Năm 1976, hai nhà ngôn ngữ học chức năng là Halliday và Hassan đưa ra định nghĩa về liên kết và thuật ngữ này được hiểu là những phương tiện ngôn ngữ khác nhau giúp cho câu và các đơn vị lớn hơn câu có thể kết nối với nhau về mặt ý nghĩa.
Trong tiếng Anh, hệ thống liên kết của Halliday ngày càng được phổ biến và được ứng dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu diễn ngôn cũng như trong thực hành dạy tiếng Anh.
1.2.Các hình thức liên kết
1.2.1.Liên kết ngữ pháp (Grammatical cohesion)
Về mặt ngữ pháp, có bốn phương thức trong đó liên kết được tạo ra: qua quy chiếu, tỉnh lược, thay thế và liên hợp.
Phép quy chiếu (Reference)
Quy chiếu được coi là một phương thức rất phổ biến và hầu như được xem xét đầu tiên trong nghiên cứu liên kết diễn ngôn. Trong khuôn khổ bài viết này, ba loại hình quy chiếu được đề cập đến là: hồi chiếu (anaphoric), khứ chiếu (cataphoric) và ngoại chiếu (exophoric)
Về chức năng hồi chỉ, thông tin ở phần ngôn bản phía trước (backwards). Do đó, người đọc hay người nghe phải nhìn ngược trở lại một cái gì đó, một ai đó, một sự việc nào đó đã được đề cập đến phía trước trong chuỗi diễn ngôn. Dưới đây là một ví dụ điển hình:
Peter, Peter, pumpkin eater, (Peter, Peter, thằng ăn bí ngô
Had a wife and couldn’t keep her. Có vợ mà không giữ được nàng
He put her in a pumpkin shell Hắn đặt nàng ta trong vỏ của quả bí
And there he keep her very well Và ở đó hắn giữ được nàng)
(Hoang Van Van, 2001)
Ở đây he và her là tham chiếu mang chức năng ‘hồi chỉ’, lần lượt chỉ Peter và vợ của anh ta.
Trái ngược với hồi chiếu, trong khứ chiếu, thông tin ở phần ngôn bản phía sau. Nó chỉ một cái gì đó sẽ xảy ra. Ví dụ:
This is the house that Jack built.
(Halliday, 1994)
Trong ví dụ này, chúng ta biết ‘căn nhà’ nào đang được nói đến, bởi vì thông tin ở phía sau cho chúng ta biết nó là căn nhà mà Jack xây.
Còn chức năng ngoại chỉ đề cập đến ‘những cái ở bên ngoài’. Đó là một người hay một vật thể nào đó ‘ngoài’ môi trường nhưng cả người nói và người nghe đều biết về ‘cái bên ngoài’ này. Ví dụ:
The sun was shining on the sea.
(Halliday, 1994)
Ở ví dụ trên, chúng ta (cả người nói và người nghe) đều biết ‘mặt trời’ nào và ‘biển’ nào đang được nói đến.
Phép tỉnh lược (Ellipsis)
Tỉnh lược là việc bỏ đi một thành phần nào đó trong câu hoặc mệnh đề và chúng ta tiền giả định thành phần bị bỏ ngỏ. Hãy quan sát một ví dụ sau đây của G.S Hoàng Văn Vân trong cuốn Dẫn luận Ngữ pháp chức năng.
- Why didn’t you lead a space? (- Tại sao cậu lại không cầm xẻng đi?
- I didn’t get any. (- Mình không có chiếc nào cả)
Ở đây, người nghe phải bổ sung thêm từ spaces vào thì mới hiểu được câu trả lời.
Phép thay thế (Substitution)
Thay thế là quá trình thay một thành phần bằng một thành phần khác trong văn bản. Theo G.S Hoàng Văn Vân (2001) thì yếu tố thay thế được dùng như là một phương tiện chiếm chỗ, chỉ ra một thành phần nào đó bị lược bỏ ở chỗ nào và chức năng ngữ pháp của nó là gì. Ví dụ từ one trong ví dụ sau là hình thức thay thế:
- I’ve lost my voice. (- Mình bị mất giọng.
- Get a new one. - Thế thì kiếm một cái khác.)
Có ba ngôn cảnh chính cho tỉnh lược và thay thế trong tiếng Anh. Đó là: mệnh đề, cụm động từ và cụm danh từ.
Liên từ hay Liên hợp (Conjunction)
Liên từ là từ nối tạo nên mối liên kết giữa hai mệnh đề. Nhờ liên từ mà ý nghĩa của các mệnh đề, phát ngôn, đoạn văn trở nên tường minh. Halliday và Hasan (1976) đề cập đến bốn loại liên từ chính thường gặp là: liên từ chỉ thời gian (temporal conjunction), liên từ chỉ nguyên nhân (causal conjunction), liên từ bổ sung (additive conjunction) và liên từ nghịch đối (adversative conjunction).
1.2.2.Liên kết từ vựng (Lexical cohesion)
Lặp lại (Reiteration)
Hình thức liên kết từ vựng trực tiếp nhất là lặp lại một đơn vị từ vựng. Lặp lại có thể ở dạng thức từ đồng nghĩa hoặc từ gần nghĩa (a synonym or near-synonym), đồng nghĩa bậc trên (a super-ordinate) hay từ bao hàm (a general word).
Đồng định vị (Collocation)
Halliday (1994) cho rằng phương thức liên kết này đề cập tới các từ có xu hướng xuất hiện đồng thời với nhau nhiều hơn bình thường. Về mặt cấu trúc thì đồng định vị có thể được chia làm hai loại: đồng định vị ngữ pháp (grammatical collocation) và đồng định vị từ vựng (lexical collocation).
2.Phân tích các phương tiện liên kết văn bản trong một bài đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành Thư viện – Thông tin
2.1.Liên kết ngữ pháp
2.1.1.Phép quy chiếu
Số liệu thống kê được cho thấy quy chiếu chiếm số lượng nhiều nhất trong số các hình thức liên kết về mặt ngữ pháp. Như trên đã chỉ ra, có ba loại quy chiếu được đề cập đến là: hồi chiếu, khứ chiếu và ngoại chiếu. Dưới đây ta sẽ phân tích xem các loại hình quy chiếu này tạo ra mối liên kết như thế nào trong một bài đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành Thư viện – Thông tin.
Hồi chiếu
Chức năng hồi chỉ được liệt kê thành 7 đơn vị quy chiếu: mạo từ xác định (definite article), đại từ nhân xưng (personal pronoun), đại từ chỉ thị (demonstrative pronoun), tính từ sở hữu (posessive adjective), trạng từ chỉ thị (demonstrative adverb), trạng từ so sánh (comparative adverb) và tính từ so sánh (comparative adjective). Bảng sau đây sẽ chỉ ra số lượng các đơn vị quy chiếu mang chức năng hồi chỉ trong bài đọc hiểu.
Quy chiếu hồi chỉ |
Số lượng |
% |
Mạo từ xác định |
41 |
59.42 |
Đại từ nhân xưng |
8 |
11.59 |
Đại từ chỉ thị |
4 |
5.79 |
Tính từ sở hữu |
16 |
23.18 |
Trạng từ chỉ thị |
0 |
0 |
Trạng từ so sánh |
0 |
0 |
Tính từ so sánh |
0 |
0 |
Số liệu thu được ở bảng trên cho thấy mạo từ xác định ‘the’ chiếm số lượng lớn nhất với 59.72%. Điều này có thể được giải thích bởi các lí do như sau. Thứ nhất, trong tiếng Anh không có đơn vị nào diễn đạt một cách chính xác như ‘the’. Ngoài ra, ‘the’ được dùng để nhận dạng người hay vật thể đặc biệt trong các lớp được chỉ định bởi các danh từ. Thêm vào đó, chức năng chính của ‘the’ là hồi chỉ, tức là đề cập tới thông tin ở phần ngôn bản trước đó. Một số ví dụ cho thấy ‘the’ là đơn vị quy chiếu mang chức năng hồi chỉ xuất hiện nhiều nhất trong bài đọc.
Ví dụ 1
Book catalogs list the holdings of the library in a catalog in book form. Libraries first introduced book catalogs in the late 16th century, and they remained popular for some 300 years. The book catalog features complete information about each item, usually under the name of the author. Librarians consider the portability of the book catalog to be a major advantage. (Trang 177)
Ví dụ 2
Library users can determine whether the library owns the materials they need by searching through catalog records. In many cases the information provided on the catalog record will enable the patron to make a decision about whether the item listed suits his or her needs. (Trang 176)
Tính từ sở hữu đứng thứ hai sau mạo từ xác định trong tần số xuất hiện của đơn vị quy chiếu mang chức năng hồi chỉ với 23.18%. Điều này cũng dễ dàng lí giải vì tính từ sở hữu có chức năng hồi chỉ, đề cập tới người hay vật thể đã được nói trước đó. Ví dụ:
In many cases the information provided on the record will enable the patron to make a decision about whether the item listed suits his or her needs. Catalog records typically list the item’s author, its title, its subject, the date it was published, the name of its publisher, and other information. (Trang 176)
Tiếp theo sau là đại từ nhân xưng với tần số xuất hiện 11.59%. Cùng với mạo từ xác định và tính từ sở hữu thì đại từ nhân xưng cũng thường được dùng để chỉ về phần trước của ngôn bản. Hãy quan sát một vài ví dụ dưới đây.
Ví dụ 1
The card catalog largely replaced the book catalog in the late 19th century because it could easily be expanded by filling new cards as the library added new materials. (Trang 178)
Ví dụ 2
Library catalogs may limit their listings to the items the library owns, or they may include listings for the holdings of other libraries as well. (Trang 177)
Một đặc điểm đáng lưu ý là trong bài đọc hiểu là chỉ có đại từ nhân xưng ‘they’ và ‘it’ xuất hiện (‘they’ là 5 lần, ‘it’ cũng là 5 lần) trong khi không có các đại từ nhân xưng nào khác được sử dụng.
Đơn vị quy chiếu mang chức năng hồi chỉ tiếp theo là trạng từ chỉ thị. Dưới đây là một vài ví dụ:
Ví dụ 1
Whilst book catalogs and a few card catalogs list complete entries only under the author’s name, usually all entries in a microfiche catalog are complete. This means that each entry will contain the item’s author, its title, its subject, its call number, the date it was published, the name of its publisher, and other information. Despite this advantage, only a few library users can access the typical library’s limited number of microfiche views at any given time. (Trang 178)
Trong ví dụ này, từ ‘This’ đầu tiên đề cập tới ‘usually all entries in a microfiche catalog are complete’ và từ ‘this’ kế tiếp chỉ ngược lại cái đã được nói ở trước- ‘each entry will contain the item’s author, its title, its subject, its call number, the date it was published, the name of its publisher, and other information’.
Ví dụ 2
In addition, many libraries have integrated their online catalogs with their circulation systems, providing information on the status of a book’s availability in the library in addition to the usual cataloging information. Despites these advantages, libraries with small operating budgets have difficulty raising the funds to convert book catalogs, microfiche catalogs, or card catalogs into machine-readable formats that computers can use. (Trang 179)
Ở ví dụ này thì ‘these’ chính là ‘online catalogs are integrated with their circulation systems; information on the status of a book’s availability in the library and the usual cataloging information are provided’.
Kết quả phân tích cho thấy ‘this’ và ‘these’ đôi khi được sử dụng trong bài đọc hiểu chuyên ngành Thư viện-Thông tin trong khi ‘that’ và ‘those’ lại không được dùng. ‘This’ và ‘these’ có thể đứng một mình hoặc kết hợp với danh từ và mang chức năng hồi chỉ, đòi hỏi người đọc phải nhìn ngược trở lại phần trước của bài đọc.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy không xuất hiện trạng từ chỉ thị, trạng từ so sánh và tính từ so sánh trong bài đọc hiểu. Điều này có thể là do trong tiếng Anh, các đơn vị quy chiếu này mang chức năng khứ chỉ.
Khứ chiếu
Số lượng các đơn vị quy chiếu mang chức năng khứ chỉ trong bài đọc hiểu được chỉ ra trong bảng sau đây.
Khứ chiếu |
Số lượng |
Trạng từ so sánh (Comparative adverb) |
0 |
Trạng từ chỉ thị (Demonstrative adverb) |
0 |
Tính từ so sánh (Comparative adjective) |
0 |
Đại từ chỉ thị (Demonstrative pronouns) |
0 |
Đại từ nhân xưng (Personal pronouns) |
0 |
Mạo từ xác định (Definite article) |
0 |
Tính từ sở hữu (Posessive adjective) |
0 |
Từ hạn định (Determiner) |
2 |
Bảng trên cho thấy số lượng các đơn vị có chức năng khứ chỉ ít hơn khá nhiều so với các đơn vị quy chiếu hồi chỉ. Ta cũng dễ dàng nhận thấy chỉ có các từ hạn định đứng trước danh từ (determiner) mang chức năng khứ chỉ trong bài đọc hiểu với 2 lần xuất hiện ở ví dụ sau:
The first type has the author’s name or other persons or institutions that contributed to the work on the top line, the second has the title of the book or other item on the top line. (Trang 177-178)
Như đề cập ở trên, trong tiếng Anh, các đơn vị khác như trạng từ chỉ thị, đại từ chỉ thị, đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu mang chức năng hồi chỉ nên không thường được sử dụng để quy chiếu khứ chỉ.
Ngoại chiếu
Tiếng Anh dành cho các môn khoa học như Thư viện -Thông tin phải ngắn gọn, súc tích và chính xác nên thường không chứa đựng nhiều các yếu tố ‘ngoài’ môi trường. Mục đích chính của tác giả là hướng người đọc vào các kỹ năng đọc hiểu để xử lý thông tin trong bài đọc. Đây là lí do mà ngoại chiếu thường ít xuất hiện trong các bài đọc hiểu chuyên ngành. Ở bài đọc hiểu này chỉ có một đơn vị mang chức năng ngoại chỉ trong ví dụ dưới đây.
The card catalog’s acceptance was enhanced in 1901, when the Library of Congress began to sell copies of its catalog cards to other libraries. (Trang 178)
2.1.2.Liên từ
Cùng với quy chiếu, liên từ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra liên kết trong văn bản. Trong bài nghiên cứu này, bốn loại liên từ chính thường gặp trong quá trình tạo lập văn bản sẽ được phân tích là: liên từ bổ sung, liên từ nghịch đối, liên từ chỉ nguyên nhân và liên từ chỉ thời gian.
Liên từ bổ sung
Trong số bốn loại liên từ kể trên thì liên từ bổ sung chiếm ưu thế trong bài đọc hiểu. Điều này chứng tỏ rằng các bài đọc hiểu chuyên ngành Thư viện –Thông tin có liên quan tới việc thực hiện các chức năng thông báo, nêu rõ và bổ sung thông tin. Dựa vào số liệu thu thập được, ‘and’ và ‘or’ chiếm số lượng nhiều nhất với số lần xuất hiện lần lượt là 8 và 11. Rõ ràng, ‘and’ là liên từ đơn giản nhất tạo ra sự liên kết và súc tích trong những bài đọc hiểu thuộc các chuyên ngành khoa học như Thư viện –Thông tin và ‘or’ đưa ra lựa chọn thay thế cho người đọc. Các ví dụ sau đây minh họa cho điều này:
Ví dụ1
Catalog records typically list the item’s author, its title, its subject, the date it was published, the name of its publisher, and other information. In addition, the catalog record contains the item’s call number, a combination of letters and numbers used to classify the work. The call number also indicates the item’s location in the library. For example, a book on architecture is classified- and arranged in the library- with the library’s other books on architecture. (Trang 176)
Ví dụ 2
The first type has the author’s name or other persons or institutions that contributed to the work on the top line, the second has the title of the book or other item on the top line, and the third has the subject of the item on the top line. Usually the subject heading is printed in all capital letters or in red for further emphasis. (Trang 177-178)
Ngoài ‘and’ và ‘or’, một số liên từ bổ sung khác cũng được sử dụng để tạo lập liên kết trong văn bản nhưng với tần số ít hơn nhiều. Ví dụ như ‘mean that’ xuất hiện một lần, ‘in addition’ hai lần, ‘in addition to’ một lần, ‘for example’ một lần.
Liên từ chỉ thời gian
Trong các bài đọc hiểu chuyên ngành kỹ thuật, liên từ chỉ thời gian được dùng để chỉ sự vận hành hay hoạt động của các thành phần máy móc. Trong bài đọc hiểu này chỉ có một lần xuất hiện (từ first). Điều này có thể là do đặc điểm chính của các bài đọc về môn khoa học này là đề cập đến những định nghĩa và giải thích chúng cho người đọc hiểu. Bởi thế, trong bài đọc hiểu chuyên ngành Thư viện –Thông tin, liên từ chỉ thời gian được dùng rất ít.
Liên từ nghịch đối
Liên từ nghịch đối được sử dụng để tương phản, minh họa và chứng minh sự việc. Tuy nhiên, ngôn ngữ dùng cho môn khoa học như Thư viện –Thông tin liên quan tới việc cung cấp và liệt kê thông tin chính xác. Bởi vậy nên các diễn đạt mang ý so sánh hay tương phản rất ít được sử dụng. Chính vì vậy, các liên từ nghịch đối không được dùng phổ biến trong bài đọc hiểu này, cụ thể là ‘although’ xuất hiện hai lần, ‘despite’ hai lần và ‘but’ chỉ một lần.
Liên từ chỉ nguyên nhân
Liên từ chỉ nguyên nhân duy nhất xuất hiện trong bài đọc là ‘because’ với tần số một lần. Theo Halliday (1994), trong nhiều ngôn bản, mối quan hệ chỉ nguyên nhân xuất hiện rất nổi bật như là một tác nhân liên kết. Tuy vậy, như trên đã chỉ ra, do đặc điểm của môn học là cung cấp và liệt kê thông tin nên các liên từ chỉ nguyên nhân không thường xuất hiện trong những bài đọc hiểu chuyên ngành Thư viện-Thông tin.
2.1.3.Phép thay thế
Cần lưu ý rằng ngôn ngữ dùng cho các môn khoa học như Thư viện –Thông tin phải chính xác, mạch lạc và rõ ràng để tránh bị hiểu không đầy đủ hoặc mơ hồ, thậm chí bị hiểu sai. Đó là nguyên nhân vì sao phương thức thay thế ít khi được sử dụng trong các tài liệu khoa học. Chỉ có duy nhất một hiện tượng liên kết thay thế trong bài đọc hiểu này.
Whilst book catalogs and a few card catalogs list complete entries only under the author’s name, usually all entries in a microfiche catalog are complete. This means that each entry will contain the item’s author, its title, its subject, its call n