25/05/2018, 17:55

OER và ứng dụng trong giáo dục

Tóm tắt (ĐHVH HN) - Tài nguyên giáo dục mở- OER (Open Educational Resources) là một công cụ hỗ trợ tất cả mọi người trong xã hội để họcó cơ hội nắm bắt thông tin, làm giàu kiến thức và đáp ứng nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của bản thân. OER chứa nguồn tài liệukhổng lồ của nhân loại và cho ...

Tóm tắt

(ĐHVH HN) - Tài nguyên giáo dục mở- OER (Open Educational Resources)là một công cụ hỗ trợ tất cả mọi người trong xã hội để họcó cơ hội nắm bắt thông tin, làm giàu kiến thức và đáp ứng nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của bản thân. OER chứa nguồn tài liệukhổng lồ của nhân loại và cho phép mọi đối tượng được tiếp cận với tri thức, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó tạo thuận lợi cho việc học tập nhờ có những lợi ích từ ưu thế chính là mở, có thể học mọi lúc, mọi nơi và miễn phí. Do đó, OER giúp cải thiện công cuộc giáo dục trên toàn cầu, đặc biệt là các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển- nơi mà có nhiều người không có khả năng trả chi phí cho việc mua sách vở, đến trường lớp hoặc thiếu thốn giáo viên và các chương trình đào tạo. Đối với các nước khác, OER cũng là cơ hội giúp mọi người tiết kiệm đáng kể các khoản đầu tư cho giáo dục.

Bài viết sau đây đề cập đến OER và ba nguồn OER cung cấp thông tin điện tửmà người dùng có thể truy cập trên mạng Internet hiện nay, bao gồm phần mềm mã nguồn mở, học liệu mở và đào tạo trực tuyến.

1. Khái niệm về OER

Theo tuyên bố Paris tại trụ sở của UNESCO ở Paris từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 6 năm 2012, OER là “các tư liệu dạy, học và nghiên cứu trong bất kỳ phương tiệnnào, dù là số hay không, nằm trong miền công cộng hoặc đã được phát hành theo một giấy phép mởmà cho phép những người khác truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại không mấtchi phí, không có các giới hạn hoặc có các giới hạn bị/được hạn chế. Việc cấp phép mở được xâydựng bên trong khuôn khổ các quyền sở hữu trí tuệ đang hiện hành như được các quy ước quốc tếthích hợp xác định và tôn trọng vị thế tác giả của tác phẩm”[1]. Đồng thời, UNESCO kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới công khai giấy phép tài liệu giáo dục, công khai tài trợ cho công chúng sử dụng. Tuyên bố này được coi là một bước ngoặt lịch sử của phong trào phát triển OER [2]. 

2. Các nguồn cung cấp thông tin từ OER

2.1. Phần mềm mã nguồn mở

Hiện nay, hầu hết các phần mềm công nghệ thông tin ứng dụng trong mọi lĩnh vực được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, phần mềm nguồn mở(Open source software)là giải pháp cung cấpcông cụ cho sự phát triển thông tin từ việc tạo ra, trao đổi, chia sẻ và khai thác phần mềm miễn phí. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dùng tiếp cận đa dạng sự lựa chọn, nhằm phát triển các ứng dụng sao cho đáp ứng tốt nhất những yêu cầu cụ thể trong từng hoàn cảnh.

Dưới đây là một số các ứng dụng mã nguồn mở mà chúng ta có thể sử dụng song song hoặc thay thế các sản phẩm thương mại cùng loại trên nền hệ điều hành Windows,các ứng dụng này được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam quy định sử dụng (theo Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT, ngày 1/3/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo):

§     Các hệ điều hành mã nguồn mở sử dụng nhân Linux như Ubuntu, Fedora có thể dùng thay thế hệ điều hành Microsoft Windows.Trong đó, Ubuntu chủ yếu tập trung cố gắng trở nên thân thiện nhất có thể với người dùng thì Fedora lại là một trong những bản phân phối Linux có tính đột phá nhất.

  

Hình 1. Giao diện của Hệ điều hành Ubutun 14.10 [3]

§     Phần mềm văn phòng OpenOffice là bộ công cụ phần mềm văn phòng mã nguồn mở, miễn phí và tương thích với các định dạng tài liệu của Microsoft Office. Bao gồm các ứng dụng như:  

-                      Writer (Soạn thảo văn bản và soạn thảo Web HTML).

-                      Calc (Bảng tính điện tử).

-                      Draw (Vẽ các đối tượng đồ hoạ vector).

-                      Impress (trình chiếu).

-                      Base (cơ sở dữ liệu).

-                      Math (soạn thảo công thức).

 

Hình 2. Phần mềm văn phòng Open Office [4]

§     Trình duyệt Web Mozilla Firefox: là một trình duyệt web mã nguồn mở tự do, do Tập đoàn Mozilla quản lí. Firefox đạt được 25% thị phần trình duyệt web vào tháng 12 năm 2011, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới, sau Internet Explorerđược coi là trình duyệt Internet mã nguồn mở phổ biến và tốt nhất hiện nay.

 

Hình 3. Trình duyệt Web Mozilla Firefox [5]

§     Thư điện tử (email): Mozilla Thunderbirdlà phần mềm đọc tin, quản lí thư điện tử, miễn phí, mã nguồn mở.Thunderbirdcho phép mở nhiều tài khoản, duyệt email, cáccông cụ hỗ trợ như tìm kiếm, lọc thư rác, chặn virus, cảnh báo người dùng đối với các email lừa đảo hoặc các phần mềm gián điệp,…

 

Hình 4. Giao diện phần mềm quản lý email Thunderbird [6]

Một số ứng dụng phần mềm mã nguồn mở khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử dụng:

-                      Gõ tiếng Việt: Unicode.

-                      Quản lý học tập:e-Learning: Moodle, Dokeos.

-                      Quản lý lớp học: Mythware, i-Talc

-                      Vẽ bản đồ tư duy: FreeMind.

-                      Xử lý âm thanh: Audacity.

-                      Xử lý ảnh: PhotoScape, GIMP, Inkscape.

-                      Tạo tệp văn bản PDF: PDFCreator.

-                      Công cụ web: NVU, Bluefish.

-                      Quản lý thư viện số: Greenstone của UNESCO, D-space.

-                      Xuất bản: Scribus.

-                     

2.2. Học liệu mở

Theo Wikipedia, OCW (OpenCourseWare)là những bài học được tạo ra tại các trường đại học và phát hành cho không bằng phương tiện Internet [7]. Đó là những nguồn tài liệu giáo dục mở như: bài vở, sách báo, phim ảnh giáo dục, nghiên cứu về những vấn đề cụ thể, phần mềm, chương trình học, khóa học...

Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002. MIT quyết định đưa toàn bộ nội dung giảng dạy lên mạng Internet và cho phép tất cả mọi người truy cập miễn phí, tạo cơ hội như nhau trong vấn đề tiếp cận với tri thức.

            Một số website học liệu mở thông dụng:

§     MIT OpenCourseWare: Theo Dick KP Yue- giáo sư MIT School of Engineering thì ý tưởng của MIT OpenCourseWare là công bố toàn bộ các tài liệu học tập của họ để phổ biến rộng rãi cho mọi người. Theo thống kê trên trang http://www.ocw.mit.edu, hiện nay có khoảng 2260 bài giảng và 170 triệu lượt người truy cập.

 

Hình 5. Giao diện trang MIT OpenCourseWare [8]

§     Connexions của Rice University: Với phương châm “Khám phá những tài liệu học tập trong một không gian mở”, trang http://cnx.org/của Rice University cho phép xem và chia sẻ các tài liệu giáo dục miễn phí. Chúng có thể được tổ chức như các khóa học, sách, tài liệu, các báo cáo hoặc bài tập,...

 

Hình 6. Giao diện Connexions của Rice University [9]

§     Open Yale Courses:Yale University cung cấp miễn phí và truy cập đến một lựa chọn các khóa học giới thiệu giảng dạy bởi các giáo sư Đại học Yale trên trang http://oyc.yale.edu/. Mục đích của dự án là mở rộng quyền truy cập vào tài liệu giáo dục cho tất cả những ai muốn tìm hiểu.

 

Hình 7. Giao diện Open Yale Courses của Yale University[10]

Một sốnguồn học liệu mở khác [11]:

-                      Tufts University (http://ocw.tufts.edu/)

-                      Utah State University (http://ocw.usu.edu/)

-                      John Hopkins University (http://ocw.jhsph.edu/)

-                      UC, Irvine (http://ocw.uci.edu/)

-                      Michigan State University (http://www.msuglobal.com/opencourseware/)

-                      Đại học Waseda (http://www.waseda.jp/ocw/index_e.html)

-                      University of Tokyo (http://ocw.u-tokyo.ac.jp/english/)

-                      Tokyo Institute of Technology

 (http://www.ocw.titech.ac.jp/index.php?lang=EN)

-                      Đại học Osaka (http://ocw.osaka-u.ac.jp/)

-                      University of Southern Queensland (http://ocw.usq.edu.au/)

2.3. Giáo dục trực tuyến (MOOC- Massive open online course)

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, MOOC là khóa học thông qua Internet không giới hạn số người tham dự[12]. Xuất phát từ ý tưởng của giáo dục từ xa, Khóa học trực tuyến đại chúng mở có tiềm năng thay đổi nền giáo dục thế giới, đặc biệt là giáo dục đại học.

Một số khóa học mở trực tuyến

§     Coursera được thành lập vào tháng 4 năm 2012 bởi hai giáo sư giảng dạy môn khoa học máy tính là Andrew Ng và Daphne Koller thuộc Đại học Stanford. Courseralà một tổ chức liên kết các đại học và cơ sở giáo dục có uy tín trên toàn cầunhư Stanford, Princeton, Caltech, Columbia,Washington…, nhằm cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí, tạo cơ hội tiếp cận dễ dàng với nền giáo dục đẳng cấp quốc tế. Đến nay, Coursera đã hợp tác với 119 trường đại học và các đối tác khác, bao gồm gần 13 triệu sinh viên theo học trong 1031 khóa học. Không chỉ tích hợp các bài giảng, Coursera còn cho phép tổ chức các lớp học trực tuyến và thường xuyên cập nhật giáo trình.Sau khi kết thúc một khóa học, học viên cònđược nhận được một chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp.

 

Hình 8. Giao diện Coursera [13]

§     Udacity - Educating the 21st Century  là một trường Đại học trực tuyến được sáng lập bới ba nhà chế tạo robot bao gồm: David Stavens, Mike Sokolsky  Sebastian Thrun. Udacity được thành lập nhằm góp phần giúp những học sinh/sinh viên không có điều kiện học tập tại những trường đại học hàng đầu thế giới như Stanford có cơ hội tiếp cận những khóa học miễn phí chất lượng cao do những giáo sư danh tiếng giảng dạy. Trang web của Udacity cũng giới thiệu những sinh viên của họ đã được nhận vào làm việc ở các công ty nổi tiếng như: Google, Amazon, AT&T, Adobe,…

 

Hình 9. Giao diện Udacity [14]

§     EdX được thành lập bởi Học viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard[2] vào tháng 5 năm 2012. EdX tổ chức các khóa học cấp độ đại học hướng đến các mục đích nghiên cứu trong giáo dục.

 

Hình 10. Giao diện EdX [15]

Một số khóa học giáo dục trực tuyến khác [16]

-                      Khan Academy (www.khanacademy.org)

-                      Udemy (www.udemy.com)

-                      Lynda (www.lynda.com)

-                      Alison(www.alison.com)

Kết luận

OER có khả năng tạo ra những công cuộc cải cách cho giáo dục bằng việc hỗ trợ tài nguyên học tập rất lớn, giúp tất cả mọi người trên thế giới có cơ hội học tập suốt đời. Đối với sinh viên đại học, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn thì OER là một lựa chọn tốt bên cạnh việc học tập ở giảng đường. OER giúp họ tích lũy các kiến thức của các giáo sư và chuyên gia hàng đầu từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới và hơn nữa, họ có thể nhận được các chứng chỉ và bằng cấp uy tín, từ đó giúp họ dễ dàng hơn trong việc tìm ra những cơ hội nghề nghiệp nhằm cải thiện cuộc sống và đóng góp trí tuệ cho xã hội.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tóm tắt chính sách - Tài nguyên Giáo dục Mở trong ngôn ngữ của riêng bạn, theo cách của bạn. Tác giả: Udnaes, M., Titlestad, G., Johannessen, Ø. Dịch giả: Lê Trung Nghĩa. Trang 4,5.

[2] World Open Educational Resource (EOR) Congress

http://www.unesco.org/new/en/communication-and-information/access-to-knowledge/open-educational-resources/what-is-the-paris-oer-declaration/

[3] Why Ubuntu 14.10 Utopic Unicorn's humble changes are the calm before the storm

http://www.pcworld.com/article/2836984/why-ubuntu-1410-utopic-unicorns-humble-changes-are-the-calm-before-the-storm.html

[4]Apache OpenOffice Portable

http://portableapps.com/apps/office/openoffice_portable

[5]Get Firefox everywhere

https://www.mozilla.org/en-US/firefox/new/

[6] Mozilla Thunderbird

http://portableapps.com/apps/internet/thunderbird_portable

[7] OpenCourseWare

https://vi.wikipedia.org/wiki/OpenCourseWare

[8] Giao diện MIT

http://ocw.mit.edu/index.htm

[9] Giao diện Connexions

https://cnx.org/

[10] Giao diện Yale

http://oyc.yale.edu/

[11] Một số học liệu mở (open courseware)

https://vietnamen.wordpress.com/2008/10/28/open-courseware/

[12] Khóa học trực tuyến đại chúng mở

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc_tr%E1%BB%B1c_tuy%E1%BA%BFn_%C4%91%E1%BA%A1i_ch%C3%BAng_m%E1%BB%9F

[13] Trang web Coursera

https://www.coursera.org/

[14] Trang web Udacity

https://www.udacity.com/

[15] Trang web EdX

https://www.edx.org/

[16] Top 10 hình thức giáo dục trực tuyến (e-Learning, MOOC) phổ biến nhất trên thế giới

http://nguonhocbong.com/top-10-hinh-thuc-giao-duc-truc-tuyen-e-learning-mooc-pho-bien-nhat-tren-the-gioi/

 

Bài và ảnh: Lê Thị Cẩm Bình

Khoa Lý luận Chính trị và Khoa học cơ bản

 

Admin3
0