24/10/2017, 09:15
Nhân vật văn học thường có tính cách và số phận. Thông qua tính cách và số phận nhân vật, nhà văn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với con người và cuộc đời
Ấn tượng của người đọc đối với một tác phẩm văn học bao giờ cũng bắt đầu từ nhân vật. Người đọc bao giờ cũng nhớ rõ nhất nhân vật ấy đi lại nói cười như thế nào trong; tác phẩm và đặc biệt luôn nhớ rõ cuộc đời nhân vật ấy ra sao, kết thúc câu truyện, nhân vật ấy có đươc như mình mong muốn hay ...
Ấn tượng của người đọc đối với một tác phẩm văn học bao giờ cũng bắt đầu từ nhân vật. Người đọc bao giờ cũng nhớ rõ nhất nhân vật ấy đi lại nói cười như thế nào trong; tác phẩm và đặc biệt luôn nhớ rõ cuộc đời nhân vật ấy ra sao, kết thúc câu truyện, nhân vật ấy có đươc như mình mong muốn hay không; thông qua nhân vật, nhà văn muốn gửi gắm điều gì....
Chính vì thế, đặc điểm của nhân vật vãn học chính là:... Thường có tính cách và số phận. Thông qua tính cách và số phận nhân vật, nhà văn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với con người và cuộc đời.
Tính cách là những đặc điểm riêng về cách hành động, cách nói năng, cách ứng xử của nhân vật đôi với các nhân vật khác và đối với cuộc sông. Những tính cách tiêu biểu, đại diện cho một nhóm người nào đó, một tầng lớp nào đó được gọi là những tính cách điển hình. Đi cùng với tính cách là số phận. Số phận nhân vật là cuộc đời của chính nhân vật với những thăng trầm nhất định, những kết thúc nhất định.
Bất cứ nhân vật nào cũng có tính cách và số phận. Dù là nhàn vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật phản diện hay nhân vật chính diện, tất cả chúng đều để lại những dấu ấn nhất định trong lòng người đọc. Có nghĩa là, nó phải có tính cách và số phận riêng.
Đọc Truyện Kiều, người đọc không thể quên nhân vật tài hoa bạc mệnh Thuý Kiều, nhưng cũng không quên những Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến bởi vì, chỉ bằng một vài câu thơ miêu tả tính cách như:
“Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao”
hay:
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
rồi:
“Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình...”
Nguyễn Du đã đóng đinh các nhân vật ấy trong trí nhớ người đọc.
Tính cách nhân vật là hình thức nghệ thuật biểu hiện số phận nhân vật. Nhân vật có tính cách như thế nào sẽ tạo ra số phận nhân vật riêng biệt như thế ấy.
Lão Hạc và Chí Phèo là hai truyện ngắn của Nam Cao cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, nhưng tính cách và sò phận Chí Phèo khác tính cách và số phận Lão Hạc. Lão Hạc là người nông dân hiền lành, lương thiện, sống có tình thương, có lòng tự trọng, lão Hạc chọn cái chết đầy thương tâm bởi vì không muốn mình trở thành kẻ tồi tệ. Còn Chí Phèo, ban đầu cũng là một nông dân lương thiện nhưng chính hắn lại bán linh hồn mình cho bọn thống trị, trở thành tên tay sai đắc lực của Bá Kiến. Số phận của Chí Phèo là số phận của con người biến thành quỷ dữ, một số phận bị phụ thuộc. Chỉ khi thức tỉnh, Chí mới có quyền quyết định số phận của mình dẫu cho đó là quyết định tự kết liễu đời mình.
Trong Truyện Kiều, tính cách đa cảm, tâm hồn nhạy cảm, vẻ đẹp và tài năng thiên phú hơn người của Kiều là một dự cảm về cuộc đời nhiều truân chuyên, sóng gió. Chính Nguyễn Du, trước số phận của nàng cũng phải thốt lên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung”.
Tính cách quyết định số phận là như thế.
Nhưng nhà văn sáng tạo ra tính cách và số phận nhân vật không phảii là đề trưng bày. Mà “thông qua tính cách và số phận nhân vật, nhà văn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với con người và cuộc đời”.
Bởi lẽ: Tính cách nhân vật là kết quả của quá trình nhà văn quan sát, phân tích và khái quát hoá đời sống rồi đưa vào tác phẩm. Do đó, nhân vật, không gì khác hơn là hình ảnh của đời sống trong cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn. Hay nói cách khác, “mối quan tâm sâu sắc của nhà Văn” chỉ có thể thể hiện thông qua bản thân nhân vật. Qua tác phẩrm Văn học, qua nhân vật văn học, người đọc có thể nhận ra quan điểm, cách nhìn của người viết về con người và lĩnh vực đời sống mà họ phản ánh.
Nhà văn Ngô Tất Tố đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật văn học chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn. Chị là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu chồng, thương con nhưng cuộc sống lại vô cùng khắc nghiệt. Chị phải đấu tranh với xã hội để tìm kiếm nguồn sống cho gia đình. Tính cách và số phận của chị tiêu biểu cho hàng triệu triệu người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã klhông chỉ thể hiện rõ thái độ tố cáo đối với xã hội áp bức, bóc lột con người, tỏ lòng thương cảm sâu sắc trước những nỗi khổ của người nông dân mà còn, ngợi ca vẻ đẹp trong sáng, lương thiện, sức sống mạnh mẽ luôn hướng tới những điều tốt đẹp của người nông dân. Đó cũng chính là tư tưởng quy định việc miêu tả tính cách và số phận Chị Dậu - người phụ nữ trong chế độ thực dân nửa phong kiến trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn. Như vậy, nhân vật văn học chính là tấm gương phản ánh sự quan tâm của nhà văn đối với đời sống. Đọc một tác phẩm người đọc vừa có thể nhận ra đề tài, chủ đề tác phẩm vừa có thể biết được những gì nhà văn yêu thương, căm ghét, biết được thái độ của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống và hơn thế, biết được mình phải làm gì cho cuộc sống, con người. Đó chính là giá trị của tác phẩm văn học mà nhân vật văn học chính là hạt nhân, là cốt lõi là con đường để khám phá. Chúng ta sẽ mãi mãi đồng cảm với mâu thuẫn: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” và “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” mà Nguyễn Du bày tỏ ở đầu và cuối Truyện Kiều. Tất cả cũng bởi vì tình yêu đối với nhân vật của mình và mong muốn nhân vật có được một số phận tốt đẹp hơn. Mong muốn ấy của thi hào cũng chính là mong muốn của con người mọi thời đại.
Nhân vật văn học, thông qua tính cách và số phận của mình là chiếc thuyền chở tất cả mọi nỗi niềm trên thế gian là vì thế.
Tính cách là những đặc điểm riêng về cách hành động, cách nói năng, cách ứng xử của nhân vật đôi với các nhân vật khác và đối với cuộc sông. Những tính cách tiêu biểu, đại diện cho một nhóm người nào đó, một tầng lớp nào đó được gọi là những tính cách điển hình. Đi cùng với tính cách là số phận. Số phận nhân vật là cuộc đời của chính nhân vật với những thăng trầm nhất định, những kết thúc nhất định.
Bất cứ nhân vật nào cũng có tính cách và số phận. Dù là nhàn vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật phản diện hay nhân vật chính diện, tất cả chúng đều để lại những dấu ấn nhất định trong lòng người đọc. Có nghĩa là, nó phải có tính cách và số phận riêng.
Đọc Truyện Kiều, người đọc không thể quên nhân vật tài hoa bạc mệnh Thuý Kiều, nhưng cũng không quên những Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến bởi vì, chỉ bằng một vài câu thơ miêu tả tính cách như:
“Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao”
hay:
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
rồi:
“Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình...”
Nguyễn Du đã đóng đinh các nhân vật ấy trong trí nhớ người đọc.
Tính cách nhân vật là hình thức nghệ thuật biểu hiện số phận nhân vật. Nhân vật có tính cách như thế nào sẽ tạo ra số phận nhân vật riêng biệt như thế ấy.
Lão Hạc và Chí Phèo là hai truyện ngắn của Nam Cao cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, nhưng tính cách và sò phận Chí Phèo khác tính cách và số phận Lão Hạc. Lão Hạc là người nông dân hiền lành, lương thiện, sống có tình thương, có lòng tự trọng, lão Hạc chọn cái chết đầy thương tâm bởi vì không muốn mình trở thành kẻ tồi tệ. Còn Chí Phèo, ban đầu cũng là một nông dân lương thiện nhưng chính hắn lại bán linh hồn mình cho bọn thống trị, trở thành tên tay sai đắc lực của Bá Kiến. Số phận của Chí Phèo là số phận của con người biến thành quỷ dữ, một số phận bị phụ thuộc. Chỉ khi thức tỉnh, Chí mới có quyền quyết định số phận của mình dẫu cho đó là quyết định tự kết liễu đời mình.
Trong Truyện Kiều, tính cách đa cảm, tâm hồn nhạy cảm, vẻ đẹp và tài năng thiên phú hơn người của Kiều là một dự cảm về cuộc đời nhiều truân chuyên, sóng gió. Chính Nguyễn Du, trước số phận của nàng cũng phải thốt lên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung”.
Tính cách quyết định số phận là như thế.
Nhưng nhà văn sáng tạo ra tính cách và số phận nhân vật không phảii là đề trưng bày. Mà “thông qua tính cách và số phận nhân vật, nhà văn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với con người và cuộc đời”.
Bởi lẽ: Tính cách nhân vật là kết quả của quá trình nhà văn quan sát, phân tích và khái quát hoá đời sống rồi đưa vào tác phẩm. Do đó, nhân vật, không gì khác hơn là hình ảnh của đời sống trong cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn. Hay nói cách khác, “mối quan tâm sâu sắc của nhà Văn” chỉ có thể thể hiện thông qua bản thân nhân vật. Qua tác phẩrm Văn học, qua nhân vật văn học, người đọc có thể nhận ra quan điểm, cách nhìn của người viết về con người và lĩnh vực đời sống mà họ phản ánh.
Nhà văn Ngô Tất Tố đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật văn học chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn. Chị là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu chồng, thương con nhưng cuộc sống lại vô cùng khắc nghiệt. Chị phải đấu tranh với xã hội để tìm kiếm nguồn sống cho gia đình. Tính cách và số phận của chị tiêu biểu cho hàng triệu triệu người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã klhông chỉ thể hiện rõ thái độ tố cáo đối với xã hội áp bức, bóc lột con người, tỏ lòng thương cảm sâu sắc trước những nỗi khổ của người nông dân mà còn, ngợi ca vẻ đẹp trong sáng, lương thiện, sức sống mạnh mẽ luôn hướng tới những điều tốt đẹp của người nông dân. Đó cũng chính là tư tưởng quy định việc miêu tả tính cách và số phận Chị Dậu - người phụ nữ trong chế độ thực dân nửa phong kiến trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn. Như vậy, nhân vật văn học chính là tấm gương phản ánh sự quan tâm của nhà văn đối với đời sống. Đọc một tác phẩm người đọc vừa có thể nhận ra đề tài, chủ đề tác phẩm vừa có thể biết được những gì nhà văn yêu thương, căm ghét, biết được thái độ của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống và hơn thế, biết được mình phải làm gì cho cuộc sống, con người. Đó chính là giá trị của tác phẩm văn học mà nhân vật văn học chính là hạt nhân, là cốt lõi là con đường để khám phá. Chúng ta sẽ mãi mãi đồng cảm với mâu thuẫn: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” và “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” mà Nguyễn Du bày tỏ ở đầu và cuối Truyện Kiều. Tất cả cũng bởi vì tình yêu đối với nhân vật của mình và mong muốn nhân vật có được một số phận tốt đẹp hơn. Mong muốn ấy của thi hào cũng chính là mong muốn của con người mọi thời đại.
Nhân vật văn học, thông qua tính cách và số phận của mình là chiếc thuyền chở tất cả mọi nỗi niềm trên thế gian là vì thế.