24/10/2017, 09:15
Quan niệm về một bài thơ hay
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nêu quan niệm về thơ của mình trong cuốn Thi nhân Việt Nam: thơ - đó là những mảnh hồn đang sống trong ngôn ngữ. Đúng vậy, chúng ta đọc thơ là chúng ta đang cảm nhận những tâm hồn. Đọc Truyện Kiều, người đọc không chỉ thấy những biến động của số phận người phụ ...
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nêu quan niệm về thơ của mình trong cuốn Thi nhân Việt Nam: thơ - đó là những mảnh hồn đang sống trong ngôn ngữ. Đúng vậy, chúng ta đọc thơ là chúng ta đang cảm nhận những tâm hồn.
Đọc Truyện Kiều, người đọc không chỉ thấy những biến động của số phận người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh Thuý Kiều, những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, những lời ăn tiếng nói gần gũi đã được nhà thơ đưa vào ngôn ngữ thơ một cách tài tình..., mà còn cảm nhận được những cảm xúc, những nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du gửi trong từng câu chữ Truyện Kiều. Và hơn thế, mỗi thế hệ người đọc lại tìm thấy trong những câu Kiều sự đồng cảm, sự sẻ chia hay những chiêm nghiệm sâu xa về cuộc đời và số phận con người. Phải chăng, chính tâm hồn và cảm xúc của nhà thơ hoà quyện trong từng câu chữ đã làm lay động đến tận đáy sâu cảm xúc của tâm hồn người đọc. Đi đến tận cùng của tâm hồn mình, nhà thơ đã gặp tâm hồn nhân loại. Đó chính là sức sống lớn, lâu bền của tác phẩm Truyện Kiều.
Như vậy, một tác phẩm nghệ thuật hay phải là một sức lay dộng lớn đối với con người, đối với thế giới cảm xúc tâm hồn người dọc. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong một lần nói chuyện về thơ cùng đã từng khảng định: “Một câu thơ hay phải làm lay động những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê” cũng là với ý ấy. Bài thơ hay không thể không lay động hồn người.
Biểu hiện cụ thể về sức lay động của thơ có thể là sự đồng cảm với thế giới cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Những câu thơ về một thời cắp sách sẽ là hành trang không thể thiếu của tuổi hoa, những bài thơ tình yêu sẽ mãi là tiếng lòng của biết bao đôi lứa..., và hiện tượng có những bài thơ sống mãi trong trái tim nhiều thế hệ người đọc không gì có thể lí giải chính xác hơn là sự gặp gỡ của những trái tim. Và hơn thế, đó còn là sự gặp gỡ của li tưởng, của hoài bão, ước mơ.
Bên cạnh đó, sức lay động của thơ còn là những ấn tượng không bao giờ quên về một hình ảnh, một câu thơ, một cách dùng từ.
Đọc những câu như:
“Đường trong làng hoa dại với mùi rơm
Người cùng tôi đi giữa đường thơm”
(Đi giữa đường thơm- Huv Cận)
Người đọc không chỉ thú vị bởi cách cách dùng từ chuyển đổi cảm giác, mà bắt đầu từ đây, những hình dung và liên tưởng về bức tranh thôn dã, những cảm xúc và cảm giác của người đọc về những miền quê trong kí ức chợt lúc hiện về.
Có những câu thơ chỉ đọc một lần rồi nhớ mãi, như:
“Lá vàng với lộc non tơ
Tôi nâng niu cả hai bờ thời gian”
(Thời gian- Lữ Huy Nguyên)
Chỉ là miêu tả thời gian thôi mà hình ảnh cuộc đời, những nuối tiếc của tâm trạng của nhà thơ cứ đồng vọng cùng người đọc.
Những câu thơ như thế chính là những giọt âm thanh trong trẻo làm nên vẻ đẹp của thế giới cảm xúc của con người. Sức lay động của thơ nhiều khi chỉ đơn giản như thế.
Nhưng để có được sự lay động ấy, nhà thơ cùng với tài năng thiên phú phải trải qua một công cuộc lao động miệt mài, gian khổ và hơn hết, phải có một tình yêu cuộc sống, yêu con người không giới hạn. Đó chính là yếu tố làm nên sức lay động của thơ.
Và, đối với tôi, một bài thơ hay không thể là một bài thơ chỉ có những hình ảnh, những câu chữ không hồn, mà còn phải gợi lên trong tâm hồn người đọc sự đồng cảm lớn cho dù người đó thuộc thế hệ nào, sống ở thời đại nào.
Như vậy, một tác phẩm nghệ thuật hay phải là một sức lay dộng lớn đối với con người, đối với thế giới cảm xúc tâm hồn người dọc. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong một lần nói chuyện về thơ cùng đã từng khảng định: “Một câu thơ hay phải làm lay động những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê” cũng là với ý ấy. Bài thơ hay không thể không lay động hồn người.
Biểu hiện cụ thể về sức lay động của thơ có thể là sự đồng cảm với thế giới cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Những câu thơ về một thời cắp sách sẽ là hành trang không thể thiếu của tuổi hoa, những bài thơ tình yêu sẽ mãi là tiếng lòng của biết bao đôi lứa..., và hiện tượng có những bài thơ sống mãi trong trái tim nhiều thế hệ người đọc không gì có thể lí giải chính xác hơn là sự gặp gỡ của những trái tim. Và hơn thế, đó còn là sự gặp gỡ của li tưởng, của hoài bão, ước mơ.
Bên cạnh đó, sức lay động của thơ còn là những ấn tượng không bao giờ quên về một hình ảnh, một câu thơ, một cách dùng từ.
Đọc những câu như:
“Đường trong làng hoa dại với mùi rơm
Người cùng tôi đi giữa đường thơm”
(Đi giữa đường thơm- Huv Cận)
Người đọc không chỉ thú vị bởi cách cách dùng từ chuyển đổi cảm giác, mà bắt đầu từ đây, những hình dung và liên tưởng về bức tranh thôn dã, những cảm xúc và cảm giác của người đọc về những miền quê trong kí ức chợt lúc hiện về.
Có những câu thơ chỉ đọc một lần rồi nhớ mãi, như:
“Lá vàng với lộc non tơ
Tôi nâng niu cả hai bờ thời gian”
(Thời gian- Lữ Huy Nguyên)
Chỉ là miêu tả thời gian thôi mà hình ảnh cuộc đời, những nuối tiếc của tâm trạng của nhà thơ cứ đồng vọng cùng người đọc.
Những câu thơ như thế chính là những giọt âm thanh trong trẻo làm nên vẻ đẹp của thế giới cảm xúc của con người. Sức lay động của thơ nhiều khi chỉ đơn giản như thế.
Nhưng để có được sự lay động ấy, nhà thơ cùng với tài năng thiên phú phải trải qua một công cuộc lao động miệt mài, gian khổ và hơn hết, phải có một tình yêu cuộc sống, yêu con người không giới hạn. Đó chính là yếu tố làm nên sức lay động của thơ.
Và, đối với tôi, một bài thơ hay không thể là một bài thơ chỉ có những hình ảnh, những câu chữ không hồn, mà còn phải gợi lên trong tâm hồn người đọc sự đồng cảm lớn cho dù người đó thuộc thế hệ nào, sống ở thời đại nào.