24/10/2017, 09:15
Tình hình kinh tế, xã hội nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7, BÀI 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527). Tình hình kinh tế, xã hội. 1. Kinh tế a. Nông nghiệp Câu hỏi: Để phục hồi nông nghiệp, nhà Lê sơ đã thực hiện những biện pháp gì? - Để phục hồi nông nghiệp, vua Lê cho hơn 2/3 quân sĩ về quê làm ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7, BÀI 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527). Tình hình kinh tế, xã hội.
1. Kinh tế
a. Nông nghiệp
Câu hỏi: Để phục hồi nông nghiệp, nhà Lê sơ đã thực hiện những biện pháp gì?
- Để phục hồi nông nghiệp, vua Lê cho hơn 2/3 quân sĩ về quê làm ruộng, số còn lại luân phiên về quê sản xuất.
- Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.
- Lập phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điền ruộng dân phu trong vụ mùa.
- Đắp nhiều đê để ngăn nước mặn.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét về những biện pháp phục hồi nông nghiệp của nhà nước Lê sơ.
- Những biện pháp nêu trên đã cải thiện tình hình nông nghiệp, kinh tế nhanh chóng phát triển, khắc phục được những khó khăn của đất nước và nhân dân sau chiến tranh.
b. Công thương nghiệp
Câu hỏi: Thủ công nghiệp thời Lê sơ khá phát triển, nhiều làng, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Em kể tên vài sản phẩm của các làng thủ công thời Lê sơ.
Bát Tràng (Hà Nội): làm đồ gốm
Yên Thái (Hà Nội): làm giấy
Hàng Đào (Hà Nội): nhuộm điều
Đại Bái (Bắc Ninh): đúc đồng
Vân Chàng (Nam Định): rèn sắt
Nghi Tàm (Hà Nội): dệt vải nhỏ và lụa
Hợp Lễ, Chu Đậu (Hải Dương): làm đồ gốm
Câu hỏi: Việc nhà nước Lê sơ khuyến khích lập chợ mới, họp chợ nói lên điều gì?
- Nhà vua rất quan tâm đến đởi sống nhân dân “hễ có dân là có chợ”.
- Kinh tế thời Lê sơ phát triển: nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp đều ổn định, hàng hoá sản xuất nhiều.
2. Xã hội
Câu hỏi: Trong xã hội thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Giai tầng nào chiếm phần đông trong xã hội?
- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.
- Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
Câu hỏi: Tại sao số lượng nô tì thời Lê sơ giảm hơn so với thời Lý - Trần?
Số lượng nô tì thời Lê sơ giảm hơn so với thời Lý - Trần do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì nên số lượng nô tì có giảm so với trước.
Câu hỏi: Em hãy trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyên khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền; cấm giết trâu, bò; khai phá vùng đất ven biển,...
- Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hoá trong nước và nước ngoài.
-> Nhờ những biện pháp tích cực tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định -> đó là biểu hiện sự thịnh trị của thời Lê sơ.
a. Nông nghiệp
Câu hỏi: Để phục hồi nông nghiệp, nhà Lê sơ đã thực hiện những biện pháp gì?
- Để phục hồi nông nghiệp, vua Lê cho hơn 2/3 quân sĩ về quê làm ruộng, số còn lại luân phiên về quê sản xuất.
- Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.
- Lập phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điền ruộng dân phu trong vụ mùa.
- Đắp nhiều đê để ngăn nước mặn.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét về những biện pháp phục hồi nông nghiệp của nhà nước Lê sơ.
- Những biện pháp nêu trên đã cải thiện tình hình nông nghiệp, kinh tế nhanh chóng phát triển, khắc phục được những khó khăn của đất nước và nhân dân sau chiến tranh.
b. Công thương nghiệp
Câu hỏi: Thủ công nghiệp thời Lê sơ khá phát triển, nhiều làng, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Em kể tên vài sản phẩm của các làng thủ công thời Lê sơ.
Bát Tràng (Hà Nội): làm đồ gốm
Yên Thái (Hà Nội): làm giấy
Hàng Đào (Hà Nội): nhuộm điều
Đại Bái (Bắc Ninh): đúc đồng
Vân Chàng (Nam Định): rèn sắt
Nghi Tàm (Hà Nội): dệt vải nhỏ và lụa
Hợp Lễ, Chu Đậu (Hải Dương): làm đồ gốm
Câu hỏi: Việc nhà nước Lê sơ khuyến khích lập chợ mới, họp chợ nói lên điều gì?
- Nhà vua rất quan tâm đến đởi sống nhân dân “hễ có dân là có chợ”.
- Kinh tế thời Lê sơ phát triển: nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp đều ổn định, hàng hoá sản xuất nhiều.
2. Xã hội
Câu hỏi: Trong xã hội thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Giai tầng nào chiếm phần đông trong xã hội?
- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.
- Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
Câu hỏi: Tại sao số lượng nô tì thời Lê sơ giảm hơn so với thời Lý - Trần?
Số lượng nô tì thời Lê sơ giảm hơn so với thời Lý - Trần do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì nên số lượng nô tì có giảm so với trước.
Câu hỏi: Em hãy trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyên khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền; cấm giết trâu, bò; khai phá vùng đất ven biển,...
- Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hoá trong nước và nước ngoài.
-> Nhờ những biện pháp tích cực tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định -> đó là biểu hiện sự thịnh trị của thời Lê sơ.