Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào trong khổ thơ thứ ba?
Không dám tin vào tình cảm của khách đường xa cũng có nghĩa là vẫn còn hi vọng. Có điều thi sĩ biết mình có thể tin, có quyền được tin hay không. Tâm trạng của thi sĩ lại rơi vào sự hoài nghi. Vậy những uẩn khúc trong tâm trạng của Hàn Mặc Tử chính là lòng thiết tha với cuộc sống nhưng cũng đầy mặc ...
Không dám tin vào tình cảm của khách đường xa cũng có nghĩa là vẫn còn hi vọng. Có điều thi sĩ biết mình có thể tin, có quyền được tin hay không. Tâm trạng của thi sĩ lại rơi vào sự hoài nghi. Vậy những uẩn khúc trong tâm trạng của Hàn Mặc Tử chính là lòng thiết tha với cuộc sống nhưng cũng đầy mặc cảm.
Đoạn thơ thứ ba
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sưong khói mờ nhânảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
a) "Khách đường xa" với "em" là một. Đây cũng là kiểu của nhân vật trữ tình. Đây cũng là người mà thi sĩ hướng tới. Nếu theo ngữ cảnh rộng thì "khách đường xa" là tình người trong cuộc đời này. Câu thơ viết ra từ một tình yêu: Yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt. Nó bất chấp cả cái chết đang đe doạ, vượt lên cả tử thần. Nó khát khao mơ ước và hi vọng.
Đó là cảnh thật của xứ Huế trong những đêm trăng. Thi sĩ mượn cảnh của thiên nhiên để diễn tả những thiên nhiên để diễn tả những suy nghĩ đầy uẩn khúc và cả những hoài nghi của mình, để từ đó tạo nên câu hỏi: "Ai biết tình ai có đậm đà".
b) Có hai tiếng "ai". Tiếng thứ nhất chủ thể bài thơ (thi sĩ). Tiếng "ai" thứ hai chỉ "khách đường xa" tóc nhân vật "em".
- Về tình cảm, thi sĩ diễn tả rất tinh tế. Nhà thơ như muốn nói với "Khách đường xa" mình không dám tin vào sự "đậm đà" ấy.
-
c) Niềm thiết tha với cuộc sống không phải thể hiện theo lối xuôi chiều mà trái lại đầy uẩn khúc của Hàn Mặc Tử.