LÔI PHONG (1833 - 1888)
Lôi Phong, tự Thiếu Dật, cũng tự Tồn Tùng, quê ở Phúc Kiến, Hố Thành, sau theo cha di cư đến Chiết Giang, trước ở Long Du, sau ở Cù Huyện, thầy thuốc cuối đời Thanh. Cha ông là Lôi Dật Tiên, thích đọc sách, ngâm vịnh, có viết ‘Dưỡng Hạc Sơn Phòng Thi Cảo’, sau bỏ học Nho theo danh y ...
Lôi Phong, tự Thiếu Dật, cũng tự Tồn Tùng, quê ở Phúc Kiến, Hố Thành, sau theo cha di cư đến Chiết Giang, trước ở Long Du, sau ở Cù Huyện, thầy thuốc cuối đời Thanh. Cha ông là Lôi Dật Tiên, thích đọc sách, ngâm vịnh, có viết ‘Dưỡng Hạc Sơn Phòng Thi Cảo’, sau bỏ học Nho theo danh y Trình Chi Điển học y thuật, hành y ở Long Khêu. Tuổi già, Dật Tiên sưu tập sách y của người xưa viết 40 quyển thành một bộ sách ‘Y Bác’, lại tự biên soạn bộ ‘Y Ước’ 4 quyển. Lôi Phong thiên tư thông đĩnh, siêng năng hiếu học, từ nhỏ kế thừa nghiệp nhà, ngoài tinh thông y thuật, kiêm giỏi thi họa, luôn cả bốc dịch, tinh tướng (bói toán, tử vi, xem tướng). Nhưng buổi đầu hành y không nhiều khách, từng khốn khó một thời gian. Để duy trì sinh kế, ông bắt buộc đổi nghề xem tướng và bói toán. Mặc dầu lâm cảnh khó khăn, ông vẫn kiên trì nghiên cứu y học. Sau có người tiến cử đến cục Quan y làm việc; từ đây tiếng tăm mới nổi, xa gần đến xin chẩn mạch rất đông. Vì bản thân từng sống qua cảnh bần cùng nên đối với những bệnh nhân nghèo khó, ông đặc biệt chiếu cố, trị bệnh cho họ, ông thường không lấy tiền xem mạch. Tuổi già ông lấy hiệu là Lữ Cúc bố y. Lúc rảnh, ông đánh đàn, thổi sáo hoặc vẽ tranh. Ông được khen tặng là ‘tam tuyệt’ (giỏi y, nhạc, họa). Hồi còn sống, cha ông thường nói: ‘Trong một năm tạp bệnh ít mà thời bệnh nhiều, nếu ngày thường không nghiên cứu cách trị thời bệnh, khi gặp bệnh sẽ khó tránh khỏi hoang mang”. Ông ghi nhớ lời cha dặn, lúc nào cũng để ý nghiên cứu về thời bệnh. Ông xem các sách của các nhà, dần dần có tâm đắc, ông nói: “Làm thời y ắt phải biết thời lệnh, nhân thời lệnh mà biết thời bệnh, trị thời bệnh phải dùng thời phương, lại đề phòng lúc mà biến, quyết định lúc nào mà giải, tùy thời châm chước”. Ông thấy sách của người xưa bàn về thời bệnh quá ít, nên soạn một quyển tên là ‘Thời Bệnh Luận’. ‘Thời Bệnh Luận’ gồm 8 quyển, ra đời vào niên hiệu Quang Tự, năm thứ 8 (1882). Toàn bộ sách lấy ‘Đông thương vu hàn, xuân tất bệnh ôn, Xuân thương vu phong, Hạ sinh sôn tiết, Hạ thương vu thử, Thu tất giai ngược; Thu thương vu thấp Đông sinh khái thấu' của thiên ‘Âm Dương Ưùng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5) làm ương lĩnh, tập hợp bệnh tứ thời lục khí thành một mục, phân biệt luận thuật bệnh nhân, bệnh cơ, biện chứng, lập pháp, đồng thời ghi đủ thành phương thường dùng, cuối sách có phụ lục y án trị nghiệm của họ Lôi. Vì bộ sách liên hệ thực tế tương đối mật thiết, lý pháp, phương dược đầy đủ, trị pháp và thành phương thiết hợp thực dụng, kết quả cao cho nên sau khi ấn hành, sách được lưu truyền rộng rãi. Ông còn viết sách ‘Dược Dẫn Thường Nhu’ tường thuật phép dẫn dụng phối hợp, hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhanh chóng. Con ông là Lôi Đại Chấn, học trò ông là Giang Thành, Trình Hy đều nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Họ cộng tác soạn sách ‘Y Gia Tứ Yếu và 'Thời Bệnh Luận ‘ cùng với’y Pháp Tâm Truyền’ của Trình Chi Điền, ấn hành một lượt, gọi là ‘Lôi Thị Tam Chủng’. Ông mất năm 1888, hưởng thọ 55 tuổi.