18/06/2018, 13:12

LỤC DĨ ĐIỀM (1801 – 1865)

Lục Dĩ Điềm, tự Kính An, hiệu Định Phố, người đời thanh, Đồng Hương (nay là Chiết Giang, Đồng Hương). Ông là con nhà sĩ hoạn, học Tứ thư, Ngũ kinh từ bé. Năm tròn 20 tuổi, ông mở lớp dạy học trò. Năm 35 tuổi, niên hiệu Đạo Quang năm thứ 16 (1836) thi đỗ Tiến sĩ. Triều đình phong chức Huyện lệnh Vũ ...

 Lục Dĩ Điềm, tự Kính An, hiệu Định Phố, người đời thanh, Đồng Hương (nay là Chiết Giang, Đồng Hương). Ông là con nhà sĩ hoạn, học Tứ thư, Ngũ kinh từ bé. Năm tròn 20 tuổi, ông mở lớp dạy học trò. Năm 35 tuổi, niên hiệu Đạo Quang năm thứ 16 (1836) thi đỗ Tiến sĩ. Triều đình phong chức Huyện lệnh Vũ Xương (Hồ Bắc), nhưng ông tựu chức không lâu, nhận thấy chỗ gian hiểm của quan trường nên có ý nghĩ rút lui ông làm thơ từng nói: Bụi trần vấy áo người chiến sĩ, bể hoạn sóng gió khôn lường, mấy ai yên ổn trở về? Cha ông là Lục Nguyên Thuần cũng khuyên ông xin đổi chức làm Giáo thụ. Như vậy ông đến Vũ Xương nhiệm chức chưa được một năm thì từ chức Huyện lệnh về quê dạy học như xưa. Ba năm sau, ông cải nhiệm Giáo thụ ở Thai Châu (Chiết Giang). Tháng 9 năm 1844, cha chết. Ông từ chúc về nhà chịu tang. Tháng 2 năm1849, bộ Lại lại tuyển ông làm Giáo thụ ở Hàng Châu. Năm 1860, khi Thái bình quân đánh chiếm Hàng Châu, ông lấy cớ mẹ già xin từ chức hồi hương về ở gần Lạp Trạch (Thái Hồ) cùng các danh sĩ ngâm thơ uống rượu. Về sau, ông dẫn gia đình đến Thượng Hải, được Lý Hồng Chương mời làm Đổng Lý Trung Nghĩa cục Khi Thái bình quân rút lui khỏi Hàng Châu, ông đáp lời mời của Tuần phủ Chiết Giang nhiệm chức ở thư viện Tử Dương (Hàng Châu) cho đến khi qua đời. Ông là người nghe nhiều biết rộng, cả đời làm nghề giáo. Vì em trai là Lục Dĩ Hao, con trai là Lục Kim Chuộng đều chết vì thầy thuốc chẩn mạch lầm, cho nên ông chuyên tâm nghiên cứu sâu y học, tinh thông y thuật, cộng với kiến văn của mình đến năm 1858 biên soạn sách ‘Lãnh Lư Y Thoại'. ‘Lãnh Lư Y Thoại’ ghi chép y phạm, y giám, thận tật, bảo sinh, thận dược, chẩn pháp, dụng dược, bình luận y gia, y thư cổ kim; lại án theo bệnh chứng, sưu tập nghiên cứu của danh y các đời; ghi thêm ý kiến của ông; phàm luận thuật một chứng  bệnh, ắt suy cứu nguyên ủy thực hư của bệnh, đề xuất hơi tệ của y gia. Vì vậy mà sách được tán thưởng. Ông qua đời, Bàng Nguyên Trường có bản thảo sách, đem khắc bản ấn hành vào năm 1897. Ông còn có soạn sách ‘Tái Tục Danh Y Loại Án’. Sách này trích dẫn phong phú, bổ sung được sách ‘Danh Y Loại Án’ của Giang Quán và ‘Tục Danh Y Loại Án’ của Ngụy Chi Tú. Ông mất năm 1865, hưởng thọ 64 tuổi.

0