25/05/2018, 17:53

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi khi sinh viên làm bài thi hết học phần môn tiếng Anh.

(ĐHVH) - Một năm học đang sắp kết thúc và kì thi hết học phần của các môn học cũng đang đến gần. Trong số rất nhiều môn thi mà các bạn sinh viên Đại học Văn hóa sắp phải trải qua thì có lẽ môn Tiếng Anh khiến nhiều bạn băn khoăn và có cảm giác lo lắng nhiều nhất. Đã có rất nhiều bạn tỏ ra hoang ...

(ĐHVH) - Một năm học đang sắp kết thúc và kì thi hết học phần của các môn học cũng đang đến gần. Trong số rất nhiều môn thi mà các bạn sinh viên Đại học Văn hóa sắp phải trải qua thì có lẽ môn Tiếng Anh khiến nhiều bạn băn khoăn và có cảm giác lo lắng nhiều nhất. Đã có rất nhiều bạn tỏ ra hoang mang thực sự khi nói: “ Lần nào thi mình cũng làm hết bài nhưng không hiểu sai ở đâu mà lại bị điểm kém rồi phải học lại”. Băn khoăn của bạn phần nào có lí bởi hầu như các bạn không có cơ hội được giáo viên chữa bài thi hết học phần ở trên lớp.

Chúng ta đều biết, việc mắc lỗi trong khi học và làm bài thi tiếng Anh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên việc mắc quá nhiều lỗi trong bài thi sẽ đem đến cho chúng ta một kết quả rất thấp, điều mà không bạn sinh viên nào mong muốn.

Có câu nói rằng: “Những bài học rút ra từ những lỗi mà chính người học đã mắc phải là những bài học đắt giá và nhớ lâu nhất”.  Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những lỗi tiếng Anh cơ bản mà chính các bạn sinh viên đại học Văn hóa đã thường mắc phải khi làm bài kiểm tra giữa kỳ vừa qua cũng như làm bài thi kết thúc học phần của những năm trước, nhằm giúp cho các bạn sinh viên lưu ý trong quá trình ôn tập và tránh lặp lại khi làm bài thi sắp tới.

1. Lỗi về từ vựng.

Ở những bài đầu của giáo trình ( Unit 1, 2 ), lượng từ vựng tuy không nhiều lắm nhưng khá đa dạng về mặt từ loại. Ngoài việc phải nắm được những từ trong những mẫu câu chào hỏi, làm quen thông thường, học thuộc số đếm đến 100, … thì các đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ màu sắc hay sự biến đổi của danh từ số ít sang số nhiều và đặc biệt là động từ “ to be” cũng dễ khiến các bạn dễ bị mắc lỗi khi làm bài.

          *Lỗi nhầm lẫn giữa “its” và “it’s

VD1:   The cat is adorable but I don’t like  ……. colour.

A. it             B. it’s          C. its           D. it is

Đáp án đúng là: C. its (của nó)

Dịch: Con mèo dễ thương nhưng tôi không thích cái màu của nó.

Với câu này phần lớn các bạn đã nhầm tính từ sở hữu là “it’s” và chọn đáp án B mà các bạn đã không nhớ rằng “it’s” là dạng viết tắt của “it is”.  Để không chọn sai đáp án của câu này, các bạn cần học thuộc các tính từ sở hữu  cũng như các dạng viết tắt của “ to be” khi kết hợp với đại từ nhân xưng để nhận dạng đúng trong từng trường hợp cụ thể.

VD2 :  We live in ……………………………

A. a house very beautiful.

B. very a beautiful house.

C. very beautiful a house.

D. a very beautiful house.

Đáp án đúng là : D. a very beautiful house.

Dịch: Chúng tôi sống trong một ngôi nhà rất đẹp.

Nhưng đã có tới 50% số sinh viên đã chọn đáp án: A vì theo trật tự từ trong tiếng Việt : danh từ đứng trước tính từ.

Cũng do tư duy từ tiếng Việt về trật tự từ, ở một ví dụ khác, số sinh viên mắc lỗi cũng không ít :

VD3:  Chọn câu đúng:

A. She very much likes our house.

B. She very likes our house.

C. She likes our house very much.

D. She likes very much our house.

Đáp án đúng là C.

Dịch : Cô ấy rất thích ngôi nhà của chúng tôi.

Qua tổng kết ở các kì thi trước đã có tới 60% sinh viên chọn đáp án B. Vậy điều đáng nói ở đây là số sinh viên chọn đáp án B ở ví dụ này và chọn đáp án A ở ví dụ trước không phải là những sinh viên lười học từ vựng mà do các bạn bị ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ khi học tiếng Anh.

VD4 :  - How old are …….. ?

-         I’m twenty.

A. friend                B. friends              C. you                   D. your

Đáp án đúng là : C. you

Dịch: Bạn bao nhiêu tuổi?

Dựa vào câu trả lời ta biết được người trả lời chính là chủ ngữ còn thiếu trong câu hỏi trực tiếp trên, nhưng đã có không ít sinh viên đã chọn đáp án A hoặc B.

Điều này cũng dễ hiểu bởi ở tiếng Việt, ta gọi người đối thoại trực tiếp ngang hàng là “bạn” và câu trên dịch là :” Bạn bao nhiêu tuổi?” mà trong tiếng Anh lại có từ “ friend” cũng có nghĩa là “bạn” cho nên dễ bị nhầm.

Vậy điều rút ra là các bạn không nên tư duy ngôn ngữ Việt rồi áp vào ngôn ngữ Anh mà nên học thuộc cả cấu trúc, mẫu câu tiếng Anh đồng thời tư duy cũng bằng ngôn ngữ Anh luôn thì mới khắc phục được những lỗi như vậy.

*Lỗi về “ Sở hữu cách : Posessive ’S

VD5 : Our …………… house isn’t very big but they don’t want to move.

A. parent’              B. parent’s            C. parents’            D.parents’s

Đáp án đúng là: C . parents’

Dịch : Ngôi nhà của bố mẹ chúng tôi không lớn nhưng họ không muốn di chuyển.

Phần nhiều các bạn đã chọn sai vì không nhớ là danh từ “ parents = bố và mẹ” là danh từ số nhiều có “s” ở đuôi rồi nên khi cấu tạo sở hữu cách ta chỉ thêm dấu ‘ vào thôi.

VD6 : Tom is my uncle’s son, so he is my  ………….. .

A. counsin             B. nephew   C. grandson          D. brother

Đáp án đúng là: A. counsin

Dịch: Tôm là con trai của chú/bác trai tôi, vì vậy cậu ấy là em/anh họ của tôi.

Rất nhiều sinh viên đã chọn đáp án D ( brother) vì các bạn đã dịch sang tiếng Việt “ my uncle’s son” là “chú/bác của con tôi”. Đây là lỗi do các bạn đã áp tiếng Việt vào tiếng Anh ( từ nào đứng trước thì dịch trước) mà không nhớ rằng khi cấu tạo sở hữu cách trong tiếng Anh, danh từ chỉ người, vật làm chủ sở hữu đứng trước, còn danh từ chỉ người, vật bị sở hữu đúng sau. Điều này ngược lại với tiếng Việt nên khiến các bạn mắc lỗi. Ngoài ra cũng có rất nhiều bạn làm câu này sai vì không nhớ các danh từ chỉ người trong mối quan hệ đại gia đình đã được học ở Unit 3 – P23.

 

*Lỗi về sử dụng mạo từ, some và any

VD7 :  Her husband is …….  American pilot.

A. a           B. an           C. the          D. /

Đáp án đúng là : B. an

Dịch: Chồng cô ấy là một phi công người Mỹ.

Đã có tới 60% sinh viên không chọn đúng đáp án này do các bạn không nhớ  những lưu ý về mạo từ :

-         Mạo từ a đứng trước một từ được bắt đầu bằng một phụ âm. Mạo từ an đứng trước một từ bắt đầu bằng nguyên âm”. (Unit 2 -  What is the rule for using a or an  p.8)

-         “Chúng ta dùng mạo từ a/an khi nói ai đó làm nghề gì”  (Unit 3 - Vocabulary file : Jobs  p.15) 

 

VD8 :    My son can’t play ………… musical instruments.

A. some                B. any                             C. a             D. the

Đáp án đúng là : B. any

Dịch : Con trai tôi không chơi được bất kì nhạc cụ nào.

Câu này đã có tới 70% sinh viên chọn đáp án D, số sinh viên chọn đúng đáp án B  chỉ chiếm khoảng 15%, còn lại 15% chọn A và C.

Nguyên nhân khiến 70% chọn đáp án D là do các bạn đã hiểu không kĩ một lưu ý trong mục d ( Unit 4 – Vocabulary file: Free time  - P.27 )

Đó là : We can use the verb “play” with a sport or a musical instrument. With a sport there is no article. With a musical instrument there is an article.

Như vậy  động từ “ play” đi với tân ngữ là một môn thể thao ( có tên gọi cụ thể như : “tennis”, “football”, …)  thì bạn không dùng mạo từ trước môn thể thao đó. Còn khi tân ngữ là một nhạc cụ ( có tên gọi cụ thể như        : “piano”, “violin”, “drum”…..) thì bạn phải có mạo từ “the” ở trước mỗi tên gọi của nhạc cụ đó.

Rất có thể các bạn chọn đáp án D với mạo từ “ the” vì đã hiểu nhầm ý trên. Thực ra từ “ musical instruments” trong ví dụ trên chỉ là một danh từ với nghĩa “nhạc cụ” nói chung, không cụ thể, không xác định, không có tên gọi rõ ràng nên các bạn không thể đặt mạo từ “the” ở trước.

Các bạn chọn đáp án C ( tức điền mạo từ “ a” )  cũng không đúng bởi danh từ trong câu “ musical instruments” ở số nhiều mà mạo từ a/an không đi với danh từ số nhiều.

Nếu bạn chọn đáp án A ( tức điền “some”) cũng sai bởi “some” thường không nằm trong câu phủ định.

 

VD9 : Do your parents give you ………… money every month?

A. the                  B. a             C. many                D. much

Đáp án đúng là : D. much

Dịch: Hàng tháng bố mẹ bạn cho bạn nhiều tiền lắm à?

Đa số các sinh viên đều nghĩ rằng “ money” là danh từ đếm được nên đã chọn đáp án C . Thực tế “ money” chỉ là danh từ chung, không đếm được. ( khi mua đồ ta thường  đếm đơn vị của tiền là đồng/ đô la/ …. để trả cho người bán ) do đó “ money không đứng sau mạo từ “a/the”và cũng  không đứng sau “many”.

 

VD 10 : The farmhouse is …………. Building.

A. a quite old         B. an quite old       C. quite old a         D. quite an old

Đáp án đúng là : D. quite an old

Dich: Ngôi nhà trang trại là một tòa nhà khá cũ.

Đây là một câu được trích ra từ bài đọc ( Unit 7 – P.51). Tuy nằm trong giáo trình nhưng câu này vẫn bị các bạn quên nên đã có rất ít các bạn chọn được đúng đáp án.

Vậy để làm đúng câu này, các bạn cần nhớ đến mục “ Language focus : “Quite” ( Unit 7 – P 50). Đó là “ Ta thường đặt “quite” trước một tính từ. Nếu có mạo từ thì ta đặt “quite” trước mạo từ đó ) đồng thời bạn cũng cần biết là mạo từ luôn đứng trước tính từ nữa để bạn không chọn đáp án C.

 

*Lỗi về lựa chọn từ loại hay chọn nghĩa của các từ có nghĩa tiếng Việt gần giống nhau.

 VD11 :        - What’s your …………… ?

                    - I’m a teacher.

A. work                 B. job          C. do           D. make

Đáp án đúng là:  B. job

Dịch : Bạn làm nghề gì?

Đáp án C và D là sai vì không thể đặt động từ ngay sau tính từ sở hữu. Hơn nữa trong câu đã có động từ ( tobe) được viết tắt là ‘s  .

Đáp án A cũng sai theo như cách giải thích ở trên nếu “ work” là động từ, còn nếu “work” là danh từ thì mang nghĩa “ công việc chung chung”,  “work” là danh từ không đếm được trong khi “ Job” là danh từ đếm được , mang nghĩa “ Nghề nghiệp” mà trong tiếng Việt “ công việc” và     “ nghề nghiệp” cũng đã mang sắc thái khác nhau rồi.

VD 12 : Chọn câu đúng:

A. They often hear the radio or look television in the morning.

B. They often listen to the radio or see television in the morning.

C. They often hear the radio or see television in the moning.

D. They often listen to the radio or watch television in the morning.

Đáp án đúng là: D

Dịch: Họ thường nghe đài hoặc xem Tivi vào buổi sáng.

Các động từ ở những câu trên đều liên quan đến các giác quan thị giác, thính giác. Khi dịch sang tiếng việt chúng thường có nghĩa rất gần nhau. Muốn chọn đúng đáp án ( tức dùng đúng những động từ này) thì ta cần lưu ý phân biệt tính chủ định và không chủ định của các giác quan.

-         Look:  ( thường đi với giới từ “ at” để mang nghĩa “ngắm, nhìn, xem” cái gì đó có chủ định.

-         Watch: Theo dõi, xem cái gì, chủ động nhìn một cách chăm chú  ( thường là màn hình Tivi hay những hình ảnh động, chuyển động)

-         See: Thấy, trông thấy . ( Thường không chủ động nhìn mà tự nó xảy ra trước mắt.)

-         Hear: Nghe thấy ( thường không chủ động mà âm thanh đập vào tai)

-         Listen to: Chủ động lắng nghe với mục đích để làm gì, nghe xem là vấn đề gì, có gì hay, lạ không).

 

VD 13: I often  …. up early but I don’t …..up  until half past six a.m .

A. get …. wake     B. take … get        C. wake … get      D. put… take

Đáp án đúng là :C. wake … get

Dịch: Tôi thường tỉnh giấc sớm nhưng tôi không dậy cho tới tận 6 rưỡi sáng. ( = đến tận 6 rưỡi sáng tôi mới dậy)

Rất nhiều sinh viên hay nhầm lẫn khi sử dụng 2 cụm động từ “ wake up = tỉnh giấc” và “ get up = ngủ dậy” , thậm chí còn nhầm với cả “ take up= bắt đầu chơi, say mê cái gì)

 

 VD 14 :  Her father ………… bald.

A. hasn’t               B. isn’t                  C. can’t                 D. doesn’t cut

Đáp án đúng là : B. isn’t

Dịch: Bố của cô ấy không hói.

      Lí do nhiều bạn đã chọn đáp án A, C, D là vì các bạn đã nhầm “bald” là danh từ hoặc động từ mà không nhớ tính từ “ bald” đứng sau động từ    “to be” đã được học trong chủ đề miêu tả người (Unit3 – P.22).

 

 VD15 :    Chọn câu đúng:

A. Monica can’t always go out in the evening.

B. Monica somtimes can’t go out in the evening.

C. Monica can’t never go out in the evening.

D. Monica can’t go out often in the evening.

Đáp án đúng là : A

Dịch : Monica thường không thể đi chơi vào buổi tối.

      Câu này nằm trong bài đọc của Unit 6. Tuy vậy vẫn có rất nhiều sinh viên vẫn làm sai vì các bạn đã không nhớ đến lưu ý về vị trí của các trạng từ tần suất trong câu nằm ở mục ( Language focus : Adverbs of frequency  - P. 43 ) là:

-         Đứng trước động từ thường.

-         Đứng sau động từ “ tobe”

-         Đứng sau trợ động từ

-         Và đặc biệt không dùng “never” trong câu có “not”

 

*Lỗi về giới từ

VD 16 :  We have a meeting ….. Monday morning.

A. in            B. at            C. on           D. /

Đáp án đúng là: C. on

Dịch: Chúng tôi có một cuộc họp vào sáng thứ hai.

Đã có rất nhiều bạn chọn đáp án A  vì chỉ nhớ là vào các buổi trong ngày dùng giới từ “in”. Tuy nhiên ở đây lại là buổi của thứ trong tuần nên không dùng “in”.

 VD 17 : They often go shopping ………… Christmas.

A. on           B. in            C. at            D. /

        Không ít bạn đã lúng túng giữa 2 đáp án A và C. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi học các bạn đã được phân biệt giữa : “on Christmas day” có  nghĩa “ vào ngày Giáng sinh” và “ at Christmas” có nghĩa “ vào dịp Giáng sinh” nhưng vì  chưa học kĩ nên  khi làm bài các bạn đã nhớ nhầm.

Còn đáp án D của cả 2 ví dụ trên đều không điền giới từ chỉ dành cho những trường hợp đứng trước danh từ chỉ thời gian đã có các từ như: “last”, “ next”, “every”, “ this/these”, ….

        Để tránh được lỗi này, các bạn nên ôn lại cách dùng giới từ chỉ thời gian đã được học ở trang 28 - Unit4 và trang 56 – Unit 8.

 

VD 18 :   My mother often goes to work on …………..

A. bus                   B. train        C. bicycle              D. foot

Đáp án đúng là : D. foot

Dịch : Mẹ tôi thường xuyên đi bộ đi làm.

          Phần lớn các bạn đã không chọn đúng đáp án D bởi hoặc là không nhớ nghĩa của từ “ foot” đã được nói đến ở phần Vocabulary : Part of the body (Unit 12 – P. 84), hoặc là các bạn không quan tâm đến giới từ “on”  để nhớ rằng muốn nói đi bằng phương tiện gì thì ta phải dùng giớ từ “by” chứ không phải “on”.  Còn cụm từ “go on foot” có nghĩa “ đi bộ”, được dùng để diễn đạt việc đi lại không sử dụng các phương tiện trên, có thể thay bằng động từ “ walk”.

          Có thể nói, một trong những nguyên nhân khiến các bạn sinh viên đánh mất khá nhiều điểm khi làm bài là các bạn không chịu học từ vựng. Trong suốt 14 Unit (bài học) của giáo trình thì mỗi bài lại cũng cấp cho các bạn một lượng từ vựng theo các chủ đề khác nhau. Việc giảng viên liên tục nhắc nhở sinh viên học từ vựng sau mỗi bài không những giúp các bạn không bị dồn một khối lượng lớn từ mới phải học vào cuối năm mà còn giúp các bạn sử dụng và ghi nhớ từ một cách khoa học và lô gic: nhớ từ trong câu, trong cụm từ, trong chủ điểm hay trong câu chuyện …

VD 19 :        Inside your mouth you have got …… and a tongue.

                   A. feet         B. teeth        C. toes        D. ears

Đáp án là:   B. teeth

( Dịch : Ở trong miệng bạn có răng và lưỡi  )

          Câu này đề thi muốn kiểm tra từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể người ở Unit 12. Nếu bạn không biết nghĩa của từ “mouth” thì chắc là rất khó để bạn đoán và chọn đúng đáp án.

          Một số bạn chăm học mặc dù đã thuộc tất cả từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể người ở bài 12  nhưng vẫn chọn sai đáp án bởi bạn quên không học cả những từ chỉ vị trí như:  Inside ( Ở bên trong ), on each side ( ở mỗi bên), at the end  ( ở cuối ), on top ( ở trên đỉnh ), the front ( phía trước ), between ( ở giữa hai ), above (ở bên trên)… và cũng vì không học nên các bạn đoán bừa nghĩa của các từ chỉ vị trí khiến giảng viên không thể nhịn cười khi chấm bài. Chẳng hạn trong ví dụ sau:

VD 20 :   The front of your head is your ……

A. hair                   B. neck                 C. face                  D. ear

Đáp án đúng là : C. face

Dịch: Phía trước đầu của bạn là khuôn mặt bạn.

          Thế nhưng khi làm bài không ít bạn lại chọn đáp án: A. hair( tóc),  B. neck( cổ)  và thậm chí cả D. ear ( tai )

 Như vậy là các bạn sinh viên đã không học từ vựng đành đoán bừa và kết quả là đã cho tóc, tai, cổ mọc hết  ra phía trước đầu, có bạn cho cả bàn chân, ngón chân hay tai vào trong miệng. Thật chết cười!  

Ở bài 10 ( Unit 10 ) các bạn cần học thuộc các từ liên quan đến việc đi lại bằng các phương tiện giao thông khác nhau. Trong ví dụ sau:

VD 21 : When you wait for a train, you stand on the ……

A. platform            B. station               C. airport              D. bustop

Đáp án đúng là:   A. platform

 Dich: Khi bạn đợi tầu hỏa, bạn đứng trên sân ga

Vậy nhưng có tới 60% các bạn sinh viên chọn đáp án B. station ( nhà ga ),  khoảng 30% chọn đáp án C. airport ( sân bay ) hay D. bustop ( bến xe buýt) và chỉ 10% chọn đúng đáp án A. platform ( sân ga).

Phân tích kết quả số sinh viên mắc lỗi khi lựa chọn đáp án ở ví dụ  trên cho thấy việc 60% sinh viên chọn đáp án:  B. station (nhà ga) là do các em chỉ biết nghĩa từ “train” là “tàu hỏa” và nhớ láng máng nghĩa của từ “ station” là “ nhà ga” bởi hai từ đó được lặp đi lặp lại rất nhiều trong các sách tiếng Anh và thấy nó cũng liên quan đến nhau ( mặc dù một số sinh viên cũng không biết nghĩa của động từ “ wait for”). Suy luận đó chỉ được chấp nhận khi trong đáp án không có từ             “ platform”   trong khi bài tập từ vựng ở Unit 10 lại muốn sinh viên phải phân biệt được “station” (nhà ga) và “ platform” (sân ga). Trong số 5% sinh viên chọn đúng đáp án : A. platform ( sân ga) thì rất có thể 3%  là chọn bừa mà đúng. Còn lại 30% chọn đáp án : C. airport và D. bustop là vì không học bài.

          Tính từ chỉ định ( Demonstrative adjectives ) cũng là vấn đề khiến các bạn mắc lỗi không ít trong các bài kiểm tra và thi hết học phần.

Ngoài việc phải nắm : This/That +  danh từ số it , These/Those + danh từ số nhiều, các bạn còn phải biết: This/These ( này ) đứng trước các danh từ chỉ người hay vật ở ngay gần  còn That/Those  ( kia ) đứng trước các danh từ chỉ người hay vật ở cách xa. Trong câu ta phải dựa vào các trạng hay giới từ chỉ vị trí, địa điểm để xác định xem người hay vật đó là gần hay xa. Chẳng hạn như: here, there, over there,…)

          Mặc dù từ “over there” ( ở đằng ki

0