Lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp của sinh viên không chuyên, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
(ĐHVH) - Phát âm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp nói chung và trong việc học ngoại ngữ nói riêng. Rất hiển nhiên rằng dù vốn từ vựng của người học tiếng Anh có phong phú đến đâu chăng nữa nhưng cũng sẽ là vô ích nếu người khác không hiểu họ nói gì. Thực tế cho thấy rất nhiều ...
(ĐHVH) - Phát âm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp nói chung và trong việc học ngoại ngữ nói riêng. Rất hiển nhiên rằng dù vốn từ vựng của người học tiếng Anh có phong phú đến đâu chăng nữa nhưng cũng sẽ là vô ích nếu người khác không hiểu họ nói gì. Thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên không chuyên mắc lỗi phát âm tiếng Anh trong khi giao tiếp, mặc dù họ có thể rất giỏi về phương diện ngữ pháp và từ vựng. Vậy những lỗi phát âm đó là gì và làm sao để khắc phục chúng? Bài viết mang đến cho sinh viên cái nhìn sơ lược về phát âm và các khía cạnh của phát âm trong tiếng Anh. Quan trọng hơn, bài viết chỉ ra một số lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh để từ đó đề xuất các giải pháp giúp họ tránh mắc lỗi phát âm trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
1.Phát âm
Các nhà khoa học đưa ra định nghĩa về phát âm theo các cách khác nhau.
Theo Ur (1996) thì phát âm bao gồm các âm thanh có trong ngôn ngữ và âm vị học; trọng âm và nhịp điệu; ngữ điệu; sự kết hợp âm; sự nối âm.
Trong cuốn ‘Dictionary of Contemporary English-Longman’ (1978), phát âm được định nghĩa đơn giản là ‘cách mà một từ thường được nói ra.’
Dalton (1994) lại miêu tả phát âm là ‘sự tạo ra một âm thanh theo 2 nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, phát âm được nói tới như là sụ sản sinh và tiếp nhận của âm thanh. Theo nghĩa thứ hai, âm thanh được sử dụng để đạt được hiệu quả giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau.’
Nói tóm lại, dù được hiểu theo cách nào thì vai trò của phát âm là không thể phủ nhận được trong quá trình giao tiếp, đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ.
* Các khía cạnh của phát âm
‘Ngữ âm và Âm vị học’ là một đề tài khá rộng lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới một vài khái niệm cơ bản về phát âm và các khía cạnh của phát âm trong tiếng Anh.
- Nguyên âm và phụ âm
Theo Gimson (1962), âm trong tiếng Anh gồm 2 loại: nguyên âm và phụ âm. Chúng có chức năng khác nhau trong 1 âm tiết. Mỗi âm tiết có 1 nguyên âm ở giữa và các phụ âm ở đằng trước hoặc sau nó.
- Trọng âm của từ
Trong cuốn ‘Teaching English Pronunciation’, Kenworthy (1987) cho rằng khi 1 từ tiếng Anh có nhiều hơn 1 âm tiết thì bao giờ một trong số các âm tiết đó cũng nổi trội hơn so với các âm tiết còn lại (được phát âm to hơn, giữ nguyên âm lâu hơn, phụ âm được phát âm rõ ràng hơn). Những đặc điểm này làm cho âm tiết đó mang trọng âm.
- Ngữ điệu
Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc (2001) miêu tả lời nói cũng giống như âm nhạc, trong đó có sự thay đổi về cường độ hay mức độ giọng nói: người nói có thể thay đổi cường độ giọng nói khi họ phát ngôn, làm cho nó cao hơn hoặc thấp hơn tùy ý. Do vậy có thể nói lời nói cũng có giai điệu, gọi là ngữ điệu.
* Sự khác nhau cơ bản giữa phát âm tiếng Anh và tiếng Việt
Trong phần này, một vài điểm khác biệt cơ bản giữa phát âm tiếng Anh và phát âm tiếng Việt sẽ được đề cập tới như một minh chứng cho thấy một số âm tố trong tiếng Anh không có trong tiếng Việt và chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên không chuyên trong quá trình phát âm tiếng Anh.
- Phụ âm
Tiếng Anh có 24 phụ âm nhưng trong tiếng Việt chỉ có 21 phụ âm. Một vài phụ âm tồn tại trong tiếng Anh nhưng trong tiếng Việt thì lại không có và ngược lại.
Trong tiếng Việt, 1 chữ cái thường đại diện cho cùng 1 âm vị. Tuy nhiên, vài âm vị trong tiếng Anh có thể thể hiện bằng cùng một chữ cái nhưng phát âm khác nhau.
Ví dụ: ‘k’ trong các từ sau biểu thị các âm vị khác nhau và phát âm cũng khác nhau:
kite /kaɪt/
knee /ni/
Trong tiếng Việt, âm tiết và từ không được nối với nhau mà phân biệt riêng rẽ. Tiếng Anh xuất hiện hiện tượng nối âm.
Ví dụ: Tiếng Việt: Không có gì
Tiếng Anh: Not at all --> No ta tall
Tiếng Anh có hiện tượng chuỗi các phụ âm (sequences of consonants) ở vị trí đầu như street /strit/ và vị trí cuối như sixth /sɪksθ/. Tiếng Việt không có hiện tượng này.
- Nguyên âm
Có 2 trong 7 nguyên âm ngắn trong tiếng Anh không có trong tiếng Việt là: /ʌ/ và /æ/. Hơn nữa, tiếng Việt không có sự phân biệt giữa nguyên âm ngắn và nguyên âm dài, ví dụ: /ʌ/ và /a:/
Đây thực sự là một trở ngại cho các sinh viên không chuyên. Họ không thể phát âm chính xác một số từ mà không nhìn vào phần phiên âm trong từ điển.
- Chính tả và âm thanh
Trong tiếng Việt, một chữ cái thường được biểu thị bằng cùng một âm vị, trừ /ŋ/ (ng,ngh); /k/ (c,k).
Trong tiếng Anh, cùng 1 chữ cái có thể biểu thị các âm khác nhau. Ví dụ:
‘a’ trong các từ sau có cách đọc khác nhau:
arm /ɑ:m/; hat /hæt/; may /meɪ/
Bên cạnh đó, 1 số chữ cái không được phát âm (silent letters)
Ví dụ: hour /aʊər/ listen /lɪsn/
knee /ni/ comb /kəʊm/
- Trọng âm
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic language) trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết (polysyllabic language). Hầu hết các từ trong tiếng Việt chỉ có 1 âm tiết nên hiện tượng âm tiết không mang trọng âm không tồn tại trong tiếng Việt.
- Ngữ điệu
Trong ‘Ngữ Âm tiếng Việt’ của Đoàn Thiện Thuật, tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu được thể hiện trong từng từ. Tiếng Việt có 6 thanh:
Thanh sắc (acute tone), ví dụ: bé Thanh ngã (tilde tone), ví dụ: bẽ
Thanh bằng (grave tone), ví dụ: bè Thanh hỏi (drop tone), ví dụ: bẻ
Thanh nặng (falling tone), ví dụ: bẹ Thanh không (zero tone), ví dụ: be
2.Lỗi phát âm và nguyên nhân
Trong mục này, một vài lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh cùng với nguyên nhân của chúng sẽ được xem xét cụ thể.
* Lỗi phát âm thường gặp
Hầu hết sinh viên không chuyên có xu hướng sử dụng những thói quen trong phát âm tiếng Việt vào việc phát âm tiếng Anh. Có một lỗi dễ nhận thấy nhất là họ thường không bật hoặc ‘nuốt’ gọn phụ âm cuối của các từ tiếng Anh. Điều này cũng dễ hiểu vì các phụ âm cuối trong tiếng Việt đều không bật hơi. Việc ‘phớt lờ’ hay ‘nuốt’ các phụ âm cuối sẽ gây ra rất nhiều sự hiểu lầm tai hại.
Ví dụ: Những người nói tiếng Anh có thể bị hiểu nhầm khi một sinh viên Việt Nam phát âm từ ‘six’ mà không bật phụ âm cuối. Họ có thể tưởng là người nói ám chỉ từ ‘sick’.
Trên thực tế, có rất nhiều từ tiếng Anh chỉ có thể phân biệt được chính xác nhờ các phụ âm cuối bật như: nice, nine, night, ninth, knight,...
Bởi vậy, điều rất quan trọng giúp người nghe hiểu đúng các từ tiếng Anh là người nói phải bật âm cuối một cách gãy gọn và chuẩn xác. Nếu không phát âm chuẩn phụ âm cuối, người nói có thể rơi vào những tình huống khó xử trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, có khá nhiều lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh như: nhầm lẫn giữa âm vị và âm thanh; không thể phát âm được một số âm vị trong tiếng Anh; sai trọng âm; ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong phát âm; bỏ 1 hoặc 1 vài phụ âm trong nhóm 3 phụ âm; không nối các âm; sai ngữ điệu; không phân biệt dạng phát âm mạnh và yếu các từ chức năng,...
Với tư cách là những người trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đã thống kê được một vài lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp của sinh viên không chuyên.
STT |
Lỗi phát âm |
Ví dụ |
1 |
/ð/ thường phát âm thành /z/ hay /d/ |
this /ðɪs/ |
2 |
/θ/ phát âm thành /t/ hoặc /th/ trong tiếng Việt |
thank /θæŋk/ |
3 |
/j/ thường phát âm giống như /z/ |
yet /jet/ |
4 |
/æ/ bị nhầm lẫn với /e/ |
hat /hæt/ |
5 |
/əʊ/ bị thay thế bởi /ô/ trong tiếng Việt |
home /həʊm/ |
6 |
/ʃ/ bị nhầm lẫn với /s/ |
show /ʃəʊ/ |
7 |
Nhầm lẫn giữa /tʃ/ với /tr/ trong tiếng Việt |
chicken /’tʃɪkɪn/ |
8 |
/ʒ/ và /dʒ/ bị thay thế bởi /z/ |
television /‘telɪvɪʒn/ |
9 |
/p/, /t/, /k/ thường phát âm theo lối tiếng Việt |
pen /pen/, ten /ten/, book /bʊk/ |
10 |
Không phát âm phụ âm cuối |
file /faɪl/ |
11 |
Bỏ 1 hoặc 1 vài phụ âm trong nhóm 3 phụ âm |
sixth /sɪksθ/ |
12 |
Không phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài |
/ʌ/ và /a:/ |
13 |
/eɪ/ phát âm như /ê/ trong tiếng Việt |
late /leɪt/ |
14 |
/aʊ/ phát âm thành /ao/ |
how /haʊ/ |
15 |
Không phân biệt dạng phát âm mạnh và yếu |
and /ənd/ |
16 |
Không nối các âm (phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm đầu của từ sau) |
Not at all |
17 |
Không nhấn trọng âm với từ có 2 âm tiết trở lên |
teacher /’titʃər/ |
18 |
Xuống giọng ở câu hỏi Có/Không (Yes/No questions) |
Are you? |
19 |
Lên giọng ở câu hỏi có từ để hỏi (Wh-questions) |
Why are you here? |
20 |
Không có ngữ điệu |
|
* Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra một số lỗi thường gặp trong khi phát âm tiếng Anh của sinh viên không chuyên sẽ được trình bày trong bảng sau.
STT |
Lỗi phát âm |
Nguyên nhân |
1 |
/ð/ thường phát âm thành /z/ hay /d/ |
/ð/ không có trong tiếng Việt |
Có thể bạn quan tâm
0
|