25/05/2018, 17:52

Tiếng Việt cho người nước ngoài, hướng tiếp cận trong những bài học đầu tiên

(ĐHVH) - Những năm gần đây, tại các trường đại học, các lớp, các chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài liên tục được mở ra. Cùng với đó là việc xuất hiện hàng loạt giáo trình dạy tiếng Việt ở mọi trình độ. Một số học viên, bằng cách này hay cách khác, ít nhiều đã biết tiếng Việt khi ...

(ĐHVH) - Những năm gần đây, tại các trường đại học, các lớp, các chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài liên tục được mở ra. Cùng với đó là việc xuất hiện hàng loạt giáo trình dạy tiếng Việt ở mọi trình độ. Một số học viên, bằng cách này hay cách khác, ít nhiều đã biết tiếng Việt khi đăng ký học tại các cơ sở đào tạo chính quy. Số còn lại phần lớn là những người lần đầu làm quen với tiếng Việt (beginer). Với đối tượng này, dạy cái gì, dạy như thế nào trong những buổi học đầu tiên là vấn đề khiến nhiều giáo viên còn lúng túng. Dưới đây, xin đề xuất một hướng dạy bài mở đầu cho những đối tượng học viên đã nêu trên.

Bước 1: Giới  thiệu bảng chữ cái (Alphabet) và cách phát âm

a.Làm quen với bảng chữ cái là bước đầu tiên nhưng hết sức quan trọng đưa người học tiếp cận với một ngôn ngữ mới. Bất kỳ ai học tiếng Anh cũng biết ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này có 26 chữ cái, bắt đầu bằng A và kết thúc bằng Z. Các con chữ A, B, C, phát âm là ây, bi, xi… đã trở nên vô cùng quen thuộc với mọi người. Bảng chữ cái tiếng Hàn (người Hàn Quốc gọi là Hangul) có tất cả 40 con chữ. Việc gọi đúng tên 21 nguyên âm và 19 phụ âm của Hangul cũng là yêu cầu bắt buộc trong những buổi học đầu tiên đối với ai muốn tiếp cận ngôn ngữ này.

Chuyện danh nhânNgười Việt ở nước ngoàiThế giới điện ảnhVăn hóa bốn phươngTrong quá trình giao tiếp, nhiều người nước ngoài có thể nói tiếng Việt nhưng không biết gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái. Khi cần sử dụng, họ lấy cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh (A – ây, B – bi, C – xi…) để thay thế. Từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất: nhất thiết phải giới thiệu bảng chữ cái tiếng Việt cho người học (learner) trong những buổi học đầu tiên.

Tiếng Việt có 29 chữ cái, theo thứ tự như sau:

A,Ă, Â,B,C,D,Đ,E,Ê,G,H,I,K,L,M,N,O,Ô,Ơ,P,Q,R,S,T,U,Ư,V,X,Y

            Cho đến nay, vẫn tồn tại hai cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt, một theo tên gọi (có từ lúc Alexandre de Rhodes truyền bá quốc ngữ) và một theo phiên âm (có từ sau 1945).

 Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Việt và hai cách phát âm như đã nói ở trên:

STT

Chữ cái

Phát âm theo tên gọi

Phát âm theo âm

1

A/a

a

a

2

Ă/ă

á

á

3

Â/â

4

B/b

bờ

5

C/c

cờ

6

D/d

dờ

7

Đ/đ

đê

đờ

8

E/e

e

e

9

Ê/ê

ê

ê

10

G/g

giê

gờ

11

H/h

hát

hờ

12

I/i

i/ i ngắn

i

13

K/k

ca

cờ

14

L/l

e lờ

lờ

15

M/m

em mờ

mờ

16

N/n

en nờ

nờ

17

O/o

o

o

18

Ô/ô

ô

ô

19

Ơ/ơ

ơ

ơ

20

P/p

pờ

21

Q/q

quy/cu/quờ

cờ

22

R/r

e rờ

rờ

23

S/s

ét sì/ sờ nặng

sờ

24

T/t

tờ

25

U/u

u

u

26

Ư/ư

ư

ư

27

V/v

vờ

28

X/x

ích xì/ xờ nhẹ

xờ

29

Y/y

i grec/ y dài

i


Trong quá trình giới thiệu bảng chữ cái, cần lưu ý học viên một số vấn đề sau:

- Cách phát âm thứ nhất (theo tên gọi) dùng để gọi tên các con chữ, vd: London: e-lờ, o, en-nờ, dê, o, en-nờ…

- Cách phát âm thứ hai (theo âm) dùng để đánh vần các từ, vd: ba = bờ a ba; ca = cờ a ca, tôi = tờ ôi tôi. Không sử dụng cách phát âm theo tên gọi trong trường hợp này, vd: ba = bê a ba, ca = xê a ca, tôi = tê ôi tôi…

            Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học viên thực hành ngay. Vd: Một học viên Hàn Quốc có tên được viết là Lee Sun Hee (theo phiên âm tiếng Anh), người Việt đọc là: Lee Sun Hee = Li Sun He , nhưng người Hàn Quốc đọc là: Lee Sun Hee = Li Sơn Hi. Như vậy, nếu chỉ bằng phương pháp nghe - hiểu, người Việt thường không thể viết đúng tên của người Hàn Quốc. Lúc này, giáo viên hướng dẫn học viên dùng cách thứ nhất - gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái - để giúp người nghe viết đúng tên của họ: Lee Sun Hee =  E-lờ, e, e (Lee); Ét- sì, u, en-nờ (Sun), Hát, e, e (Hee). Kết quả, sinh viên học tiếng Việt đã có thể gọi tên chữ cái theo cách phát âm của người Việt. Giáo viên có thể lấy thêm vài ví dụ nữa để học viên thực hành (Newyork, Samsung, Tokyo…).

            b. Bảng chữ cái Tiếng Việt có tất cả 12 nguyên âm: a,ă,â,o,ô,ơ,e,ê,u,ư,i,y . Đối với người nước ngoài, phát âm chính xác 12 nguyên âm này là thử thách không đơn giản. Ngoài phương pháp nghe - nhắc lại (listen - repeat), người dạy cần có thêm những hướng dẫn, giải thích cụ thể, đưa ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm giúp học viên phát âm những nguyên âm khó nói trên dễ dàng hơn. Dưới đây là một trong những gợi ý: 

b1. Nhóm nguyên âm a, ă, â

-          a: khẩu hình mở to, càng to càng tốt, ngang, hơi đưa ra ngoài.

-          ă: phát âm như “a” nhưng âm vực đưa lên cao (sau khi đã giới thiệu hệ thống thanh điệu, có thể hướng dẫn học viên phát âm “ă” như “a” thêm dấu sắc (ă = á).

-          â: khẩu hình mở nhỏ hơn khi phát âm a, ă.

Chú ý:  “a” phát âm dài hơn trong một số âm như am, an, ang, ac, ap, at.

              “ă”, “â” phát âm ngắn hơn       trong một số âm như ăm, ăn, ăng, ăc, ăp, ăt âm, ân, âng, âc, âp, ât.        

vd: am, an, ang, ac, ap, at                                 a  ----------------

 ăm, ăn, ăng, ăc, ăp, ăt                                ă  ---

 âm, ân, âng, âc, âp, ât                                â  --- 

b2. Nhóm nguyên âm o, ô, ơ

Với 3 nguyên âm này nên vẽ hình

0